Danh sách câu hỏi

Có 2213 câu hỏi trên 45 trang
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu: Con nhà nghèo chả có gì chơi Tôi và Gái chỉ thẩn tha gốc ổi Thương cây chiều nào cũng tưới Cứ mỗi lần hai gánh ống bơ. Bắt được chú gà sa nước gạo đêm qua Cũng hì hục khiêng chôn bón gốc. Cây còn nhỏ có đâu bóng mát Mới ngang vai, cành chẽ chữ Y dài, Thằng cu San cuối xóm ngõ ngoài, Lăm le toan trộm cnàh làm súng. Biết chuyện đó chúng tôi tức lắm Bàn với nhau rào gốc cây luôn.   Thoắt đó mà đã vụt lớn khôn Đi họp phóng viên, các bạn gọi tôi “đồng chí” Nhưng trong kỷ niệm ngày thơ luôn vẫn bé (Đứa trẻ có lớn lên trong ảnh bao giờ) Thằng cu San vẫn đen thấp như xưa Cái Gái – bạn nghèo thân hình gầy gõ Và cây ổi vẫn khẳng khiu trước ngõ Mới ngang vai, cành chữ chữ Y dài Ôi cây nhỏ chưa tròn bóng mát Suốt nẻo đường tôi bước vẫn che tôi   Tôi lại về đây – đã tám năm rồi Tất cả thân quen – sao mới lạ: Cái Gái – gánh ống bơ tưới cây ngày nhỏ Giờ chỉ huy đội thủy lợi trong làng Một vùng chiêm khê đã thêm vụ mùa vàng Còn “cu San” – hẳn chả cần chạc ổi Cây súng nâng niu từ lên xã đội Đã giúp anh hạ một “con ma” Chiến công này rạng rỡ thôn ta Và cây ổi dây cành xòe rợp ngõ (Nơi tụ tập của lớp sau tuổi nhỏ) Lá xnah um trĩu trịt quả vàng Con chào mào ngọt giọng hót vang Vị thơm lự lơi rơi theo từng hạt. Ôi những ngày xa quê thấy mình khôn lớn Đâu biết quê hương còn lớn hơn mình. (Gốc cây ngày bé, Xuân Quỳnh, trích tập thơ Hoa dọc chiến hào, NXB Văn học, 1968) Nêu tên hai phuơng thức biểu đạt chính của văn bản.
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu: TÂM SỰ CỦA THẦY Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Đó là lý lẽ của đạo đức tưởng chừng như hiển nhiên. Vậy mà một lần, có trò đã thực sự bối rối hỏi tôi: Thưa thầy, dạy người một chữ cũng là thầy thì đúng rồi, nhưng nửa chữ thì sao lại là thầy được ạ? Vì nửa chữ thì có nghĩa hoàn toàn ạ! Chợt giật mình vì những điều tưởng chừng là “hiển nhiên” hoá ra lại không hẳn là hiển nhiên. Hoá ra câu nói ấy trong nghĩa đen chỉ đúng với văn tự cổ, chữ tượng hình, ghi ý. Hai (hoặc nhiều) bộ phận ghép lại thành chữ, thành từ. Xé đôi chữ ra vẫn còn chữ, còn nghĩa. Như chữ minh (sáng) nếu cắt thành hai nửa chữ thì sẽ có chữ nhật (Mặt Trời) và nguyệt (Mặt Trăng). Nhiều trường hợp tương tự như vậy. Một chữ bẻ đôi không biết, thành ngữ này chỉ hiện tượng mù chữ. Cũng một lần có em học sinh ngơ ngác rất hồn nhiên: Thưa thầy kể cả người thông minh, học cao, thì một chữ bẻ đôi cũng không biết thì đâu có gì lạ. Để nguyên chữ thì mới biết chứ. Hoá ra thế. Chữ nhất (một) trong cổ tự bẻ đôi thành chữ nhị (hai). Còn chữ nhất trong quốc ngữ bẻ đôi sẽ thành chữ gì đây? Có lần một học sinh bé bảo tôi, thưa thầy cá không ăn muối cả ươn, chưa chắc thế đâu thầy ạ! Cá không ăn muối nhưng cho vào tủ lạnh thì đâu có ươn ạ! Một lần tôi giảng câu lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Kiềng ba chân là kiềng vững nhất. Một bé học sinh thẳc mắc, thưa thầy em chưa thấy kiềng ba chân ạ. Một học sinh khác, lớn hơn, “thông tin” thêm, thưa thầy kiềng ba chân chỉ vững trên một mặt phẳng tương đối hoặc trên nền bếp đất có lồi lõm. Còn trên một mặt phẳng gần như tuyệt đối của mặt đá thì kiềng bốn chân vững hơn thầy ạ. Bếp củi mới dùng kiềng ba chân, còn bếp ga dùng kiềng bốn chân. Sách là ấn phẩm dùng để học, đọc, tham khảo. Vở dùng đế ghi chép. Ngày nay, các em học sinh cấp 1 làm bài tập ngay trên trang sách, chép luôn vào sách. Do vậy, khái niệm sách, vở cũng cần phải được hiểu mới. Thế đấy, thời gian đi qua và cuộc sống nhiều đổi thay. Sự bảo thủ của từ ngữ đôi khi chỉ là lưu lại ký ức và không còn chính xác với nghĩa đương đại nữa. Học hỏi là vô cùng. Tiếp cận cái mới là một kỹ năng sống tích cực. Nhất là từ thập niên cuối của thế kỷ XX, công nghệ thông tin mà thành quả cụ thể là chiếc máy tính cá nhân nối mạng đã làm nên những đổi thay vô cùng to lớn trong tiến trình lịch sử nhân loại. Buốỉ sáng thầy mua nắm xôi phải gói trong tấm lá dong, thầy biết là mùa đã sang cuối thu, sen đã thực sự tàn úa. Thầy không thể gói kiến thức của mình trong tấm lá sen héo khô của mùa hạ đã qua. Cho nên thầy đã cố, và thầy đã theo kịp. Nhưng, có nhiều lúc vẫn bối rối trước các em. Nhân danh sự bao dung của chữ “lễ” truyền thong, nhân danh sự phát triển biện chứng, các em hãy cùng thầy xây đắp kiến thức trên tỉnh thần xây đẳp chung một mái trường các em nhé! Đó cũng là một tặng phẩm quý giá của các em gửi đến thầy nhân ngày 20-11. Cảm ơn các em! (Thư của một Thầy giáo nhân dịp năm học mới, dẫn theo http://www.dvs.daivietedu.org)  Theo lí giải của tác giả trong bài viết, vì sao văn tự cổ “xé đôi chữ vẫn còn chữ, còn nghĩa”?
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu: Mùa tựu trường của hơn năm mươi năm trước, mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi đi trên con đường làng dài và hẹp. Và mùa tựu trường của nửa thế kỷ sau vẫn thế. Trong một nền giáo dục còn nhiều bừa bộn thì vẫn phải luôn cần mẹ ta, cha ta dắt tay ta đi trên con đường làng hay đi ra với thế giới. Cám ơn những người mẹ người cha hiếu học mà thời cuộc hoàn cảnh có thể cắt đứt điều kiện nhưng chẳng bao giờ dập tắt nổi khát vọng học hành. Thức cùng con, học cùng con từ ngày con vào lớp một. Nếu không có những sư - phụ vừa là mẹ vừa là cha vừa là thầy giáo như thế này thì nên giáo dục thực tại Việt Nam liệu có hun đúc được nhiều hiền tài đến thế không? Tôi biết có đôi vợ chồng trẻ làm ăn rất thuận lợi kinh doanh rất phát đạt nhưng một trong hai người đã nghỉ việc để ở nhà dạy con. Tôi biết có những người cha phút lâm chung còn trăn trối lại rằng dầu nghèo đến đâu dẫu chỉ còn cái bàn thờ bố cũng bán cho con ăn học. Tôi biết có những người mẹ dạy con mình thành đạt rồi không chịu nghỉ ngơi lại về quê đưa cháu ra để nuôi dạy tiếp. Tổ quốc phải cảm ơn họ. Chính phủ phải cảm ơn họ. Mẹ cha không có những dự án giáo dục bạc tỉ nhưng có những kế hoạch vĩ đại của tấm lòng thành. Nguồn tài trợ của cha là chiếc xích lô. Dự án của mẹ là củ khoai mớ tép, nắm xôi sớm bữa cháo khuya. Tình cảm của cha mẹ lay động trời xanh, đánh thức những năng lượng nằm sâu trong con và tin chắc rằng chẳng có trí tuệ nào lưới biếng ngủ vùi trước tình mẹ. Nhiều người nói trẻ con ngày nay học nhiều quá. Chưa nhiều! Phải cố nữa! Nhiều người lo sợ học nhiều sẽ đầu to mắt cận. Đầu to càng dễ khai tâm trí, mắt cận thì còn tính đến làm gì khi thời đai cần một lượng kiến thức phải đọc dù tối thiểu cũng đủ làm mắt cận. Với lòng khát khao nóng bỏng đó, mẹ cha sẽ dắt tay ta vào tương lai thuận lợi biết bao nhiêu! Bàn giao cho Tổ quốc những “sản phẩm” tốt bao nhiêu! Chúng ta bước ra đồng lầy mái rạ, từ con đường làng tiến thẳng vào thời đại tri thức. Thời đại mà trí tuệ chính là nguồn lực cạnh tranh. Cảm ơn mẹ cha đã góp công sức dạy con trở thành người trí tuệ. (Huy chương nào cho mẹ, cho cha, Đoàn Công Lê Huy, https://www.truyenngan.com.vn) Theo tác giả bài viết, vì sao Tổ quốc phải cảm ơn những con người “vừa là mẹ cha, vừa là thầy giáo” đã được nhắc đến trong văn bản?
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu: Khi bạn viết một mẫu chuyện vui, quên ghi tên. Một sự quên thật đáng yêu. Bài được in, không thể nhận nhuận bút. Sự quên này trở thành đáng tiếc. Quên xin lỗi, quên cảm ơn trở thành sự bình thường khi xã hội thiếu văn minh. … “Ta thường tới bữa quên ăn” là sự quên của người anh hung yêu nước nồng nàn, đang gánh trên vai xã tắc lâm nguy.  Ngồi đan sọt mải lo việc nước mà quên ngọn giáo đân vào đùi là sự quên vì nghĩa lớn của người dân Việt bình thường và thời nào cũng có.  Quên mình đang tắm, tồng ngồng chạy ra đường để kêu lên “Eureka” là sự quên đầy huyền thoại khi đã trao mình cho sự tiến bộ của trí tuệ nhân loại. Quên mạng sống trên giàn lửa là để đặt loài người trước một  nỗi nhớ, rằng, đừng bao giờ đem tòa án dị giáo đặt vào lòng người, bởi dẫu có tram ngàn mạng sống ngã xuống thì trái đất này vẫn quay. Quên là khi nhều tháng rồi ta không qua con đường cũ, là khi “bàn chân đã lãng quên con đường nhỏ” dù lòng vẫn còn thương. Hoa vẫn nở, cây sen đá vẫn còn. Nhưng bài hát cho em giờ đã hát cho mọi người nghe (hoặc một mình nghe) … Quên là niềm riêng. Nhớ là nhớ phép cộng. Là sự cao thượng, là một thời “cây cải đắng quên lòng mình đắng, nở hoa vàng dọc để suối ong bay”. Quên đi! Khi chúng ta – thế hệ học trò mới lớn nói “quên đi!” cũng là khi phải quên đi để mà nhớ. Quên đi để refresh, để reset, để dọn lại ổ đĩa. Là khi phải quên cái mai rùa bao cấp cũ kĩ để đổi mới tư duy, để đo găng tay đôi với thị trường. Quên là khi được tặng cái giấy khen mà làm mất. Đó là sự muốn quên đầy xót xa. Quên là khi sinh viên mới ra trường, không có kinh nghiệm thực tế nhiều, đi xin “việc mà không ai muốn nhận, dù học giỏi. Đó là một sự quên đầy cay đắng. Bất hạnh thay là phải quên người tặng quà cho ta. Bất hạnh thay là phải quên nơi đã dạy dỗ ta. Người ta khóc vì nhớ. Và cũng đã khóc vì quên. Không biết trong số chúng ta có ai là phải khóc vì quên? Mong rằng sẽ không có bạn trong số đó, hỡi những người bạn yêu quý của tôi!                           (Dẫn theo Facebook Đoàn Công Lê Huy, ngày 21/7/2014) Tác giả đã dẫn ra những nỗi quên nào mà theo anh/chị là nỗi quên đáng quý, đáng trân trọng?
Đọc văn bản sau và làm theo yêu cầu: Ở tuổi mới lớn, việc đặt trọng tâm vào học tập rất phổ biến, Lisa đã hối hận vì đặt trọng tâm vào học tập trong một thời gian dài: “Tôi có nhiều tham vọng và muốn trở thành bác sĩ giải phẫu thần kinh. Từ khi còn học lớp 7 tôi đã siêng năng như một sinh viên đại học: thức dâỵ vào 6h và đi ngủ vào lúc 2h sang chỉ để học! Bố mẹ cũng cố làm tôi thư giãn, như tôi kỳ vọng vào chính bản thân mình. Giờ đây tôi nhận ra tôi có thể đạt được điều đó mà không cần phải cố gắng tới mức như vậy, và lẽ đó tôi đã có những phút giây vui vẻ hơn, và không bị đánh rơi cả tuổi trẻ của mình” Việc học hành rất cần thiết cho tương lai của chúng ta và phải ưu tiên hàng đầu, Nhưng chúng ta nên cẩn thận, đừng để cho những danh hiệu này kia chi phối toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Những thiếu niên lấy trường học làm trung tâm thường bị ám ảnh bởi việc đạt thứ hạng cao đến nỗi họ quên rằng mục đích thực sự của việc học là sự hiểu biết. Như hàng ngàn người đã làm được, bạn có thể học rất xuất sắc nhưng vẫn duy trì được sự cân bằng khỏe khoắn trong đời sống. Hãy nhớ rằng giá trị của chúng ta không phải được tính bằng tổng số điểm trung bình của chúng ta!                       (Trích 7  thói quen của người thành đạt, dẫn theo http://gacsach.com)  Thao tác lập luận chính của văn bản là gì?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Đôi khi, có ai đó vô tình bước vào cuộc đời bạn, bạn sẽ không biết trước được người đó sẽ là ai và chỉ đến khi gặp họ, bạn mới biết họ có ý nghĩa quan trọng với bạn như thế nào. Họ giúp bạn nhận ra được mình là ai và người mà bạn muốn trở thành. Đôi khi có những việc xảy đến với bạn dường như thật đau đớn và quá sức chịu đựng. Nhưng khi vượt qua rồi, bạn mới nhận ra rằng nếu không có những biến cố đó, bạn đã không thể trưởng thành hơn và biết được sức mạnh của chính mình. Mọi việc xảy ra đều có lý do của nó, không có điều gì là tình cờ hay may mắn cả. Tất cả mọi bệnh tật, mất mát hay những giây phút khó khăn chính là thử thách của cuộc sống. Không có những thử thách này, bạn sẽ không có cơ hội để nhận ra đâu là điều thực sự quan trọng và có ý nghĩa đối với bạn. Đôi khi, chính những trải nghiệm cay đắng sẽ giúp bạn chiêm nghiệm cuộc sống mình một cách rõ ràng và chính xác hơn. Một thất bại luôn chứa đựng niềm hy vọng. Một sự kết thúc bao giờ cũng đi liền với một sự khởi đầu, nếu bạn nhận ra. Nếu ai đó làm bạn tổn thương, đau buồn hay làm tan nát trái tim bạn, hãy tha thứ cho họ vì chính họ sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của niềm tin. Hãy thử nói chuyện với những người trước giờ bạn chưa từng trò chuyện và nên lắng nghe họ một cách chân tình. Hãy tự nhủ rằng mình là một người vững vàng. Vì nếu bạn không tin vào chính bạn, sẽ rất khó khiến người khác tin vào bạn được. Bạn có thể tạo nên cuộc sống của mình với bất cứ điều gì bạn muốn, và sống trọn vẹn với nó. Nếu ai đó yêu bạn thật sự, hãy trân trọng tình cảm ấy và mở lòng ra với họ, không chỉ bởi họ yêu bạn, mà còn bởi họ đang giúp bạn biết cảm nhận và nhìn cuộc sống bằng một tâm hồn sâu sắc. Bạn không bao giờ biết trước điều gì đang chờ đón bạn ngày mai. Hãy sống hết mình cho ngày hôm nay và tin tưởng vào ngày mai cho dù bất kỳ điều gì xảy ra đi nữa. (Trích Hạt giống tâm hồn (tập 4) - “Từ những điều bình dị”, Nhiều tác giả, dẫn theo kilopad. com)  Theo tác giả văn bản, “biến cố” trong cuộc đời giúp ta điều gì?
AI DẪN EM ĐẾN CHÂN TRỜI TRI THỨC Ta là ai? Nhiều ngàn năm qua con người khắc khoải đi tìm gia phả của mình để vẽ ra những lược đồ, phả hệ. Trái Đất là gì? Vũ trụ bao la này là gì? Cũng nhiều ngàn năm con người miệt mài khám phá, lớp sau nối lớp trước để có đáp số ngày càng gần chân lý. Để rồi có khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Có toán, có lý, có văn, có địa, có sử, có hóa, có sinh... Có cả bầu trời tri thức mở ra trước mắt em. Cả những công thức, cả những phương pháp để em tiếp tục kiếm tìm và khám phá. Ai đã dẫn em đến chân trời tri thức ấy? - Là những người thầy, người cô đã đi cùng em từ ngày em được khai tâm - vỡ lòng. Mẹ cha. Gia đình, xã hội - trong đó có thầy cô - đã có công dưỡng dục để em không chỉ lớn người mà còn là người lớn. Khi một em bé lạc trong rừng rậm Sumatra và được chó sói nuôi dạy thì em bé mãi mãi chỉ là một em - bé - nhiều - tuổi, chỉ là con mà chưa phải là người, bởi em không có tinh - thần - người, tình cảm - người, buồn - vui - người, năng lực - người, văn minh – người. Khi em không được học hành, trí tuệ của em chỉ là rừng hoang. Mặt trời mọc thế nào, máu tuần hoàn ra sao... Nước sao không chảy từ thấp lên cao. Sao không thế này mà lại là thế kia... Thầy cô là người gieo hạt, là người làm vườn để trí tuệ em đâm chồi nảy lộc, để thành hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng... Để em đủ vốn sống và tự mình đi tiếp trong đời. Tất nhiên em còn được học từ sách vở, từ máy tính, từ trường đời, nhưng trên tất cả, ơn nghĩa của thầy cô thật lớn lao. Cha ông mình gọi người thầy là sư phụ. Sư là thầy, phụ là cha. Vì lòng biết ơn và kính trọng, người học trò đặt vị trí của người thầy ngang hàng với người cha. Và như vậy, em hãy tiếp tục nói lời biết ơn thầy cô trong ngày 20/11, nhất là khi em đang bước vào thế kỷ mới - kỷ nguyên của tri thức, của một xã hội Việt Nam học tập. (Dẫn theo Facebook Đoàn Công Lê Huy, ngày 20/11/2018) Mục đích của văn bản là gì?
Đọc văn bản sau và làm theo các yêu cầu:       Việc mình làm được thì đừng để người khác      Chúng ta hãy coi đây là một phương châm sống không chỉ trong cuộc sống cá nhân mà cả trong việc hành xử đối với người khác và giáo dục cho những đứa trẻ.      Không phải vì bởi đã có những người dọn rác nên chúng ta có thể xả rác bừa bãi và vô tội vạ để mặc cho những công nhân đó phải cực nhọc dọn dẹp những thứ hổ lốn do chúng ta vung ném ra.      Người Nhật, đi đâu, mỗi cá nhân đều có một túi đựng rác nhỏ gọn và tiện lợi để đựng rác của chính mình nhằm tránh việc phải vứt chúng một cách tuỳ tiện vào đâu đó. Họ coi việc đó là bổn phận và trách nhiệm của chính mình trước với môi trường và những người xung quanh. Và do vậy mà đất nước họ trở nên sạch đến mức mà cá có thể sống được ở trong các cống rãnh chứa nước thải sinh hoạt và sản xuất.      Việc mình làm được thì đừng để người khác.      Hãy lấy đó làm phương châm để tự mình ý thức mọi hành động của mình và để giáo dục những đứa trẻ trở nên văn minh với cùng một nhận thức như thế. Điều đó không chỉ tốt cho bản thân mà còn hữu ích cho cả những người khác và cho cả môi trường sống. Chính chúng ta sẽ thổi tuỳ tiện trong việc xả thải, và tự thấy có trách nhiệm để cân nhắc trước khi thực hiện những hành động kiểu đó.      Ở nhiều quốc gia châu Âu, họ quy định mỗi gia đình phải phân loại rác ngay tại tư gia với từng loại, nhóm rõ ràng, nếu không sẽ bị xử phạt rất nặng. Ví dụ nhóm rác hữu cơ có thể phân huỷ và không thể phân huỷ, nhóm vô cơ không thể phân huỷ và có thể tái chế...vì vậy, việc ra nơi công cộng và xả thải bừa bãi chính là việc xâm hại vào trật tự quản lý hành chính về môi trường. Những người thu gom rác vừa vất vả, lại vừa khó thể nào xử lý được việc phân loại các loại rác được người dân thải ra khắp nơi như thế. .      Từ việc đó, có thể đưa đến một triết lý giáo dục dành cho những đứa trẻ, đó là muốn tự lập, tự chủ và tự tin để từ đó trở nên tự do thì việc gì làm được thì đừng để người khác”. Chúng ta sẽ có một thế hệ văn minh và độc lập, có thể tái thiết lại được đất nước đang rơi vào những suy đồi và tha hoá mọi mặt ngày hôm nay và giai đoạn lịch sử khốc hại này.      Chúng ta không thể thay đổi được lịch sử, nhưng chúng ta có thể tạo ra lịch sử và có thể quyết định được nó tồn tại theo cách nào. Và chúng ta, vào một lúc nào đó, c tiếc về lịch sử khi nhìn lại, nhưng chính vì thế đừng để điều hối tiếc đó xảy ra mới là điều tốt đẹp hơn cả. (Trích bài trên trang Facebook Cái Khả Thể, ngày 2/1/2018)  Nêu những dẫn chứng mà tác giả đã liệt kê để làm sáng tỏ cho quan điểm: “Việc mình làm được thì đừng để người khác”.