Danh sách câu hỏi

Có 2213 câu hỏi trên 45 trang
Chạy theo “phiên bản mẫu” của người khác và sống với cuộc sống họ để có cảm giác trở nên thành công hơn chỉ khiến hao tổn tinh thần của chính mình. Phải đạt được các thành tựu như người ta mới chứng tỏ mình cũng thành đạt? phải kiếm được nhiều tiền như người ta; phải có được xe xịn như người ta; phải có vị trí cao như người ta; phải có cuộc sống trong mơ như người ta mới là thành công;… Những quan niệm sống như thế này mãi mãi là một cuộc chạy đua không hồi kết, chỉ làm lãng phí thời gian tận hưởng cuộc sống thực. Khi có được những thứ như người ta thì chính ta cũng chỉ là một “bản sao” mà thôi. Sống phải hạnh phúc với quá trình chinh phục mục tiêu của riêng mình thì khi đơm hoa kết trái mới khiến mọi thứ đáng giá. Còn sống với nỗi dày vò, tham vọng theo đuổi những thứ như người ta, tâm trí đã đủ mệt nhoài. Lúc đạt được các giá trị đó rồi làm sao có thể tận hưởng nó một cách trọn vẹn. Thay vì thế, sao ta không vẽ nên cho mình một lộ trình mục tiêu và đạt được các “thành tựu” phù hợp với chính con người mình. Để các giá trị đạt được là thật chứ không phải giá trị ảo. Bản thiết kế quan trọng nhất là thiết kế nên cuộc đời của chính mình. Thiết kế nên cuộc sống của riêng mình và khiến phiên bản của chính mình trở nên hoàn hảo hơn mỗi ngày. Khi làm chủ bản thiết kế cuộc đời của mình, chúng ta sở hữu “một phiên bản độc quyền” mà không phải chỉ là một “bản copy” từ người khác... Hãy tạo ra những điều thú vị, bất ngờ cho cuộc sống của chính mình. Đây cũng là cách tưới tắm tâm hồn của bạn luôn tươi mới. Đừng quên thiết kế cho cuộc sống của mình để từng giây phút cuộc đời thật ý nghĩa và đáng sống. (Bản thiết kế cuộc đời của chính mình, Hải Bùi, https://songtichcuc-beeq.com) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói: Nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: Cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra. Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ. Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị: – Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tao xóa hết nợ cho. Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng: – Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu. Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón tay thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi. Sáng hôm sau, Mị mới biết mình đang ngồi trong nhà thống lí Pá Tra. Họ nhốt Mị vào buồng. Ngoài vách kia, tiếng nhạc sinh tiền cúng ma đương rập rờn nhảy múa. (Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.4,5) Phân tích đoạn trích trên.Từ đó, nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài.
Đọc văn bản: Một anh sinh viên vừa tốt nghiệp đại học đang tìm việc làm đã tham dự một cuộc thi sáng tạo chuyên ngành do liên hiệp các trường đại học trong cả nước tổ chức. Sau nhiều vòng sơ khảo kéo dài cả tháng trời, anh được lọt vào nhóm những người xuất sắc nhất để dự thi vòng chung kết. Rồi anh cũng vất vả vượt qua các đối thủ trong cuộc đấu trí cuối cùng, kéo dài ba ngày liền căng thẳng và giành được giải nhất. Phần thưởng cho anh là một món tiền khá lớn mà cuộc đời sinh viên trước nay của anh chưng từng mơ ước tới. Sau khi rời khỏi hội trường và trốn nhanh khỏi ánh đèn camera của báo giới, anh vào bãi lấy xe ra về. Bất chợt một người phụ nữ tiến đến gần anh. Bà ta nghẹn ngào: - Chú ơi! Chúc mừng chú, thật vinh dự cho chú khi đã đạt được giải nhất trong cuộc thi khó khăn này. Tôi có một chuyện muốn nói với chú nhưng không biết có tiện không. Nếu chí có con nhỏ chú mới hiểu được điều tôi sắp nói. Con của tôi đang bị ung thư nằm trong bệnh viện, nếu không có một khoản tiền để mổ, chắc em nó không qua khỏi được! Mà tôi thì… - Thế bác cần bao nhiêu? – Anh sinh viên nhìn bà hỏi, lòng cảm thông thực sự. Sau khi nghe người phụ nữ kể hết sự việc, anh liền rút phong bì đựng số tiền vừa được thưởng và trao hết cho bà. - Cầu mong cho con bác qua được hiểm nguy. Bác về lo cho em ấy ngay đi – anh nói. - Cảm ơn chú, không biết tôi phải lấy gì để đền ơn chú đây. Nói rồi người phụ nữ với vẻ xúc động quày quả bước ra cổng. Vài ngày sau anh có dịp quay lại trường. Một người trông thấy liền tới hỏi: - Có người kể với tôi rằng tối hôm trước anh có gặp một người phụ nữ sau cuộc thi và anh đã cho bà ấy tiền để chữa bệnh cho đứa con sắp chết của bà ấy, phải không? Người thanh niên gật đầu xác nhận. - Vậy thì tôi phải báo với anh tin này để anh biết. Bà ta là một tay lừa đảo thật sự đấy. Bà ta chẳng có đứa con nào bị bệnh gần chết cả. Anh cả tin quá! Anh bị lừa rồi, anh bạn ạ! Một thoáng im lặng, anh thanh niên hỏi lại: - Có thật là không có đứa bé nào bị bệnh gần chết cả, đúng không? - Đúng vậy. Tôi bảo đảm với anh như thế - người đàn ông quả quyết. - Ồ, đó là tin tốt lành nhất trong ngày mà tôi được nghe đấy – người thanh niên nói. Đoạn anh nói thêm: - Chúng ta nên ăn mừng vì không có đứa trẻ nào phải chết cả. (Trích từ “Hạt giống tâm hồn”, Tập 1, Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2019) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Đọc đoạn trích: Cuộc đời của mỗi người không quá dài, vì vậy chúng ta hãy cố gắng sống thật tốt. Nhớ những gì cần nhớ, quên những gì cần quên, có những điều chúng ta nhất định phải buông bỏ. Dũng cảm buông bỏ để tâm thanh thản và sẽ là tốt nhất nếu chúng ta chọn lựa được kiên trì hay buông bỏ đúng lúc. Nếu chúng ta cứ lưỡng lự giữa giữ và buông chỉ làm tâm trạng thêm buồn phiền, mệt mỏi. Chỉ khi buông bỏ được thì chúng ta mới thấy được tinh thần nhẹ nhõm và có thể sống ung dung, tự tại. Đời người không thể việc gì cũng thuận theo ý mình, cho nên đừng buồn khi mọi việc không được như mình mong muốn. Hãy học cách buông bỏ, buông bỏ một chút gánh nặng trong tư tưởng, suy nghĩ, thản nhiên đối mặt với hết thảy, mọi việc cứ thuận theo tự nhiên. Có như vậy chúng ta mới sống được thản nhiên và tự tại một cách đúng nghĩa. Buông bỏ oán hận, phiền não, buông bỏ lòng ích kỷ, lòng tham, sự đố kỵ, buông bỏ luôn những ý nghĩ tiêu cực. Rồi chúng ta sẽ nhận thấy tâm của mình càng ngày càng rộng mở, con đường mà chúng ta đi càng ngày càng tươi sáng. Đố kỵ khi thấy người khác hơn mình chỉ gây thêm buồn phiền, khiến cuộc sống của mình luôn ảm đạm. Chỉ khi chúng ta biết đủ, thì mới sống được hạnh phúc, mới cảm nhận được vẻ đẹp của thế giới xung quanh, tránh được mọi tai họa. Học cách tha thứ, tha thứ để lòng nhẹ nhõm, tha thứ để thấy mình được hạnh phúc. Đừng mãi nhìn lỗi người khác mà quên đi hoàn thiện bản thân mình, đừng nhìn người khác sống hạnh phúc mà cảm thấy mình bị thua thiệt. Tính toán, so đo nhiều chỉ thêm tổn hại tinh thần, kết quả vừa hại mình lại khổ người. Sống mệt mỏi hay hạnh phúc là do sự lựa chọn của mỗi người. Nhu cầu của con người thì nhiều vô tận, ai cũng mong muốn bản thân có mọi thứ, đạt được ước nguyện. Nếu đạt được rồi thì nhất thời cảm thấy vui, nếu không đạt được thì thấy buồn. Đối diện với hoàn cảnh, chấp nhận thực tại thì tinh thần mới có thể lạc quan. Tấm lòng rộng mở, bình tĩnh suy xét, chúng ta sẽ không cảm thấy bị áp lực đè nặng. Khi tất bật với guồng quay của cuộc sống, chúng ta quên đi việc nuôi dưỡng những xúc cảm. Muốn tạo cho mình một cuộc sống vui vẻ đúng nghĩa, chúng ta hãy giữ được sự cân bằng trong suy nghĩ, làm những điều mình thích. Cuộc sống có thể sẽ đẹp đẽ hơn nếu chúng ta biết hòa mình vào thiên nhiên và tận hưởng những niềm vui từ cuộc sống. (Học cách buông bỏ để có cuộc sống bình yên, tự tại, Minh Uyên, Dẫn theo baobinhthuan.com.vn, ngày 01/11/2019) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Đọc văn bản:           Trong lúc bạn phát ngôn và cả sau đó, bạn có ý thức được lời phê bình của mình đã ảnh hưởng đến người khác như thế nào không? Bạn có nhanh chóng đáp trả bằng một nhận xét đầy ác ý sau khi bị người khác chỉ trích không? Bạn có chú ý đến cảm giác của mình sau khi gắt gỏng với bạn bè hay một người hoàn toàn xa lạ không? Bạn có bao giờ tỏ ra tử tế ngay cả khi người ta đối xử với bạn chẳng ra gì không? Câu trả lời của chúng ta cho những câu hỏi trên đủ để nói lên tất cả. Ngẫm nghĩ từng câu hỏi và trả lời chúng một cách trung thực mang đến phác họa đơn giản về vị trí của bạn trong thế giới này. Sau đó, nó có thể giúp ích cho bạn như một bản kế hoạch để bạn trở thành con người mà mình mong muốn. Nếu muốn thay đổi tính chất của các mối quan hệ với mọi người xung quanh, bạn phải ý thức rõ tác động của những gì mình nói ra. Có lẽ, chúng ta không cố tình gây tổn thương người khác bằng nhận xét của mình. Thật ra, chúng ta cứ nghĩ mình đang  cư xử lịch thiệp hay thậm chí là ân cần, nhưng biểu hiện trên gương mặt của người đối diện mới nói lên sự thật. Không ai trong chúng ta đủ khéo léo để che giấu mức độ ảnh hưởng từ lời nói và hành động của người khác đối với mình. Cặp mắt trừng trừng, ánh nhìn lơ đi nơi khác, cái nhếch mép hay đôi môi trễ xuống,… thường bộc lộ cảm xúc thật của chúng ta. Nhận thấy được những biểu hiện này ở người khác giúp chúng ta đưa ra các lựa chọn tốt hơn trong những lần giao tiếp về sau, với bất kì ai. (Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2016) Xác định phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản trên.
“...Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa, ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông  sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lãnh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại. Nhìn thấy  tình cảnh thế, Mị chợt nhớ đệm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước  mắt chảy xuống miệng. xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình  chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng  này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình  ma nhà nó rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng  phất nghĩ như vậy. Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại  tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc đó bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này,  làm sao Mị cũng không thấy sợ...  Lúc ấy, trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người  bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phe từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần  lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi  ngay...”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuyu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay,  A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ,  đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:  – A Phủ cho tôi đi.  A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:  –Ở đây thì chết mất. A Phủ chợt hiểu.  Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.  A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.   (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2018, tr13,14) Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó, liên hệ với chi tiết Mị nghĩ tới nắm  lá ngón trong đêm tình mùa xuân để nhận xét đóng góp của nhà văn Tô Hoài khi viết về người lao động vùng núi  cao Tây Bắc.
Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết:  Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp tay sau lưng lũng thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn  cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi  mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần  áo rách như tổ địa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn  để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch. Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng  nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm  động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn  sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn  đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng  cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại  căn nhà.  (Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.30-31)  Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với  chi tiết “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” ở kết thức của truyện ngắn “Vợ nhặt” để rút ra nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.