Danh sách câu hỏi ( Có 1,979,597 câu hỏi trên 39,592 trang )

Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Trong thời kì dựng nước, khối đại đoàn kết có vai trò trong công tác trị thuỷ, phát triển kinh tế, hình thành nên nhà nước đầu tiên là Văn Lang - Âu Lạc. Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và giành lại độc lập dân tộc, khối đại đoàn kết góp phần tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi. Những cuộc kháng chiến đầu tiên bảo vệ độc lập cho nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; thành công của Cách mạng tháng Tám (1945); thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) là những minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc khi có đường lối đúng đắn và được kết hợp với tinh thần tự lực, tự cường. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, khối đại đoàn kết giữ vai trò tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, góp phần vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc a) Tư liệu trên đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. b) Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố duy nhất quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc. c) Truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. d) Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ.

Xem chi tiết 524 lượt xem 2 tháng trước

Đọc các tư liệu sau: Tư liệu 1. “…. dù trong lịch sử, người Chăm đã tự nguyện tiếp nhận các tôn giáo lớn của Ấn Độ và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tôn giáo đó đến đời sống chính trị, văn hóa và xã hội, nhưng cũng ngay từ những buổi đầu hình thành nhà nước, người Chăm đã tạo cho mình một tôn giáo riêng mang màu sắc của văn hóa Chăm bản địa, đó là: bên cạnh việc thờ phụng tất cả các vị thần của Ấn Độ giáo như Brahma, Visnu và Shiva, người Chăm còn thờ phụng những vị thần thứ yếu khác, (…) đồng thời bản địa hóa một cách có sàng lọc và sáng tạo những tôn giáo du nhập để phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân địa phương”. (Theo: Văn Nam Thắng, Từ Ánh Nguyệt, Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đối với khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 2 (93), tháng 6/2013, tr.211). Tư liệu 2. “Trên cơ sở chữ phạn và lấy dạng nét cong của chữ phạn, người Chăm đã xây dựng thành một hệ thống văn tự Chăm cổ để ghi chép tiếng nói (…). Văn minh Ấn Độ đã được tiếp nhận một cách hòa bình và hài hòa với văn hóa bản địa tạo nên văn minh Champa rực rỡ trong lịch sử.” (Theo: Bá Minh Tuyền, Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn hóa Chămpa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 320, tháng 2/2011) a) Văn hóa Ấn Độ chỉ ảnh hưởng tới Chăm-pa trên hai phương diện chữ viết và tôn giáo. b) Việc cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ viết cho thấy sự phát triển cao về tư duy và tính dân tộc thể hiện rõ nét. c) Trong lịch sử, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Chăm-pa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược. d) Trên cơ sở văn minh Ấn Độ, người Chăm đã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo thành nét văn hóa riêng, độc đáo.

Xem chi tiết 275 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Nhà rông là một trong số những biểu tượng đầy đủ nhất về văn hóa vùng Tây Nguyên, là một di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc thiểu số tại chỗ, nói đến nhà rông là nghĩ đến Tây Nguyên và ngược lại. Theo tâm niệm của đồng bào, đã có làng thì phải có nhà rông, làng nào không có nhà rông thì làng đó thiếu sức sống cội nguồn, nhà rông bao quát mọi tinh hoa văn hóa sáng tạo của con người trong môi trường sinh thái tự nhiên, vừa hùng vĩ, vừa tiềm ẩn những yếu tố tâm linh, là biểu hiện của văn hóa rừng và sự cố kết cộng đồng người gắn với thiên nhiên. Nhà rông chiếm giữ vị trí quan trọng trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả thành viên trong cộng đồng, là một trong ba thành tố không thể tách rời trong mối quan hệ “Dân tộc - Làng - Nhà rông”, cũng như mối quan hệ “cây đa, bến nước, sân đình” của người Kinh. a) Nhà rông là di sản văn hóa đặc trưng của người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc Việt Nam b) Người đồng bào Tây Nguyên xem nhà rông là biểu tượng của sự cố kết cộng đồng giữa con người và thiên nhiên. c) Nhà rông chiếm giữ vị trí quan trọng trong tư duy và hiện thực đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng. d) Theo tâm niệm của đồng bào, đã có làng thì phải có nhà rông, nói đến nhà rông là nghĩ đến Tây Nguyên.

Xem chi tiết 291 lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Thành có ba vòng khép kín với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao của thành khoảng từ 5 - 10 m, mặt thành rộng trung bình 10 m, chân thành rộng từ 10 - 20 m. Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng. Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vuơng va cac Lạc hầu, Lạc tướng. a) Thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, vừa là căn cứ quân sự vững chắc. b) Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử quan trọng của dân tộc Việt Nam. Nơi đây đã hai lần giữ vai trò là kinh đô của đất nước (dưới thời Văn Lang và Âu Lạc). c) Thành Cổ Loa được xây dựng với quy mô lớn, là minh chứng về trình độ kỹ thuật quân sự cao của nền văn minh Việt cổ.  d) Thành Cổ Loa là sự kết hợp nhuần nhuyễn của việc lợi dụng địa hình tự nhiên sông nước cùng với địa vật vốn có tại địa phương để tạo nên một quân thành với thế công thủ toàn diện.

Xem chi tiết 381 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Trong thời kì dựng nước, khối đại đoàn kết có vai trò trong công tác trị thuỷ, phát triển kinh tế, hình thành nên nhà nước đầu tiên là Văn Lang - Âu Lạc. Trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ và giành lại độc lập dân tộc, khối đại đoàn kết góp phần tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi. Những cuộc kháng chiến đầu tiên bảo vệ độc lập cho nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; thành công của Cách mạng tháng Tám (1945); thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) là những minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc khi có đường lối đúng đắn và được kết hợp với tinh thần tự lực, tự cường. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, khối đại đoàn kết giữ vai trò tập hợp mọi lực lượng của dân tộc, góp phần vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc a) Tư liệu trên đề cập đến vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. b) Khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố duy nhất quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc. c) Truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tạo nên sức mạnh to lớn để chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, góp phần hình thành lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. d) Đoàn kết giữa các dân tộc một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đã và đang được phát huy cao độ.

Xem chi tiết 2.8 K lượt xem 2 tháng trước

Đọc các tư liệu sau: Tư liệu 1. “Văn hóa Ấn Độ có một thời gian lịch sử lâu dài giao lưu văn hóa với Champa, khi người Champa giành được độc lập. Vì thế, văn hóa Ấn Độ đã tham gia toàn diện vào đời sống xã hội và tinh thần của người Chăm. Những công trình, kiến trúc của Champa phần lớn mang chức năng tôn giáo đều mang hơi thở của nền văn minh Ấn Độ. (…).Trên cơ sở tiếp thu Ấn giáo, người Chăm đã sáng tạo rất nhiều từ nguyên vật liệu xây dựng tháp cho đến kĩ thuật chế tác vật liệu, kỹ thuật dựng tháp và sự khéo léo độc đáo trong cách trang trí đền tháp bằng điêu khắc trực tiếp lên gạch. Họ đã làm chủ được những kỹ thuật đấy biến nó thành một sản phẩm nghệ thuật mang phong cách Champa riêng biệt hình thành nên những đặc trưng riêng”. (Theo: Trần Thị Bích Trâm, Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong kiến trúc đền tháp Champa, Tạp chí nghiên cứu và phổ biến tri thức Phật học, link truy cập: https://khuongviet.com.vn/van-hoa/dau-an-van-hoa-an-do-trong-kien-truc-den-thap-champa-13080/17/ ) Tư liệu 2. Văn minh Ấn Độ đã được tiếp nhận một cách hòa bình và hài hòa với văn hóa bản địa tạo nên văn minh Champa rực rỡ trong lịch sử.” (Theo: Bá Minh Tuyền, Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn hóa Chămpa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 320, tháng 2/2011) a) Văn hóa Ấn Độ chỉ ảnh hưởng tới Chăm-pa trên phương diện kiến trúc và điêu khắc. b) Việc cư dân Chăm-pa sáng tạo ra phong cách kiến trúc riêng cho thấy sự phát triển cao về tư duy thẩm mĩ và tính dân tộc thể hiện rõ nét. c) Trong lịch sử, quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa Ấn Độ và Chăm-pa gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược. d) Trên cơ sở văn minh Ấn Độ, người Chăm đã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo thành nét văn hóa riêng, độc đáo.

Xem chi tiết 281 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Không gian văn hóa Cồng chiêng trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ nhân của Không gian văn hóa này gồm các dân tộc như: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông,... Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm hồn con người, diễn tả niềm vui, nỗi buồn của cuộc sống. Cồng chiêng thường được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng như: lễ Mừng lúa mới, lễ Thối tai cho trẻ sơ sinh, lễ Trưởng thành, lễ Tiễn linh hồn người chết... a) Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên. b) Cồng chiêng gắn liền với đời sống tinh thần của người Tây Nguyên từ khi sinh ra đến khi qua đời. c) Cồng chiêng vừa là một loại nhạc cụ vừa là một vật thiêng không thể thiếu trong lễ hội và cuộc sống hằng ngày của đồng bào Tây Nguyên. d) Tại Việt Nam, cồng chiêng chỉ được sử dụng dụng bởi đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên.

Xem chi tiết 471 lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau: Tư liệu. Cư dân Việt cổ đã biết đến nền “nông nghiệp dùng cày" và sớm lấy nghề nông trồng lúa nước làm nghề chính. Ngoài ra, họ còn trồng các loại cây hoa màu và trồng dâu, nuôi tằm. (…). Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được làm bằng tre, nứa, lá, gỗ, ... Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ, muối, mắm cá, ... Về mặt tín ngưỡng, cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tục thờ củng tổ tiên và thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,... Người Việt cổ có tục xăm mình, nhuộm răng đen, ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy. Các lễ hội gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước cũng được tổ chức thường xuyên. a) Đoạn tư liệu trên chỉ cung cấp thông tin về đời sống tinh thần của cư dân Việt cổ. b) Những thành tựu về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã tạo nên nền văn minh đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng cốt lõi của bản sắc văn hóa dân tộc. c) Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Việt cổ có nhiều điểm tương đồng với cư dân Chăm-pa và Phù Nam. d) Nhiều nét văn hóa của cư dân Việt cổ vẫn còn được lưu giữa trong đời sống của người dân Việt Nam hiện nay.

Xem chi tiết 603 lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Quá khứ đã sang trang”, “sự kiện 14 - 3” cũng lùi vào dĩ vãng, song lịch sử thì không thể không nhắc nhở… Dù thời gian, năm tháng trôi, những trái tim Việt Nam vẫn không thể nào quên khúc bi tráng của những chiến sĩ hải quân Việt Nam. Trung tá hải quân Nguyễn Viết Chức (Lữ đoàn 171) từng nói: “Máu xương hôm qua đổ xuống là bài học để hôm nay chúng ta giữ biển, đảo bằng sức mạnh dân tộc. Trận chiến Gạc Ma đã được ghi trong chính sử Hải quân. Trận chiến ấy là nỗi đau mang hồn Tổ quốc. 64 liệt sĩ đã ngã xuống, mãi mãi bất tử trong lòng nhân dân”. a) “ Sự kiện 14 - 3” được nhắc đến ở đây chính là cuộc đấu tranh anh dũng của các chiến sĩ hải quân Việt Nam chống lại cuộc tấn công của tàu chiến Trung Quốc trên đảo Gạc Ma. b) Sự kiện Gạc Ma được nhắc lại vừa để khơi dậy mối thù hằn dân tộc, vừa để thế hệ trẻ sống có trách nhiệm và quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo. c) Theo trung tá hải quân Nguyễn Viết Chức, trận chiến Gạc Ma là thất bại của người dân Việt Nam trong lịch sử, nỗi đau ấy cần phải được quên đi. d) Tài liệu về trận chiến Gạc Ma hiện nay chỉ được ghi chép trong chính sử của Hải quân Việt Nam.

Xem chi tiết 2.4 K lượt xem 2 tháng trước

Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. Vùng biển xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tạo thành ngư trường khổng lồ cho đánh bắt hải sản xa bờ. Tại các đảo có thể phát triển ngành đóng tàu, ngư nghiệp và nuôi trồng thủy sản, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng. Trên các đảo có thể xây dựng các trung tâm bảo tồn sinh vật biển, nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, do quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cách xa bờ, khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước ngọt, bão tố quanh năm, dân cư còn khá thưa thớt nên khó khăn cho xây dựng các cơ sở kinh tế. a) Đoạn tư liệu chỉ cung cấp thông tin về tiềm năng và những thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. b) Các ngư trường đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta ở Biển Đông chỉ được hình thành ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. c) Ngành đóng tàu và du lịch là một trong những thế mạnh có thể khai thác và phát triển ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. d) Trở ngại duy nhất cho sự phát triển của Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay là dân cư còn quá thưa thớt.

Xem chi tiết 1.1 K lượt xem 2 tháng trước

1.2. Trắc nghiệm đúng - sai (4,0 điểm): Thí sinh trả lời từ câu 13 đến câu 16. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Đọc tư liệu sau đây: Tư liệu. “Hội thề Lũng Nhai do Lê Lợi cùng 18 người đồng chí hướng tổ chức tại Lũng Nhai vào khoảng từ 15 đến ngày 26 tháng 3 năm 1416, mục đích là tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, nguyện hợp sức tiến hành phát động khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Minh. Hội thế này là cơ sở cho việc “dựng cờ" khởi nghĩa Lam Sơn sau đó hai năm (mùng 2 tháng Giêng năm Mậu Tuất, tức 7 tháng 2 năm 1418). Trong buổi lễ này, Lê Lợi và những người cùng chí hướng với ông tuy dòng họ, nguồn gốc khác nhau đã “thề” trước “Trời, Đất và các Tôn linh" coi nhau như “tổ liền cành" ... để “dốc sức cùng lòng gìn gữi địa phương để trong cõi được an cư", nguyện thể "sống chết cùng nhau". (Hà Mạnh Khoa, Vài nét về tướng lĩnh ở Hương Sơn Thanh Hoa tham gia hội thề Lũng Nhai, Tạp chí Ngiên cứu Lịch sử, số 11 (451), 2013, tr.19). a) Hội thề Lũng Nhai đã được tổ chức để tập hợp lực lượng khi Nghĩa quân Lam Sơn trên đường hành quân ra Bắc. b) Hội thề Lũng Nhai có tác động quan trọng đến tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đầu thế kỷ XV. c) Lời thề tại Lũng Nhai là bệ đỡ tinh thần để chủ tướng Lê Lợi và 18 vị nhân kiệt cùng đoàn kết chiến đấu và chiến thắng. d) Hội thề Lũng Nhai là biểu trưng cho sự toàn thắng của sự nghiệp Bình Ngô phục quốc ở Đại Việt trong thế kỷ XV.

Xem chi tiết 650 lượt xem 2 tháng trước