Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
38 lượt thi câu hỏi 45 phút
106 lượt thi
Thi ngay
73 lượt thi
53 lượt thi
59 lượt thi
35 lượt thi
29 lượt thi
41 lượt thi
40 lượt thi
25 lượt thi
47 lượt thi
Câu 1:
Truyện thơ Nôm được hình thành vào khoảng thời gian nào?
A. Thế kỉ XVI – XVII.
B. Thế kỉ XVI – XVIII.
C. Thế kỉ XV – XVII
D. Thế kỉ XV – XX.
Câu 2:
Ở giai đoạn đầu, truyện thơ Nôm được sáng tác bằng thể thơ nào?
A. Đường luật
B. Lục bát và song thất lục bát.
C. Đường luật và song thất lục bát.
D. Song thất lục bát.
Câu 3:
Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm của truyện thơ Nôm?
A. Đề tài, chủ đề rộng mở, giàu chất hiện thực, phê phán.
B. Đề tài, chủ đề tập trung vào đạo lý vua tôi, giàu chất chính luận.
C. Đề tài, chủ đề rộng mở, giàu chất kì ảo, hoang đường.
D. Đề tài, chủ đề rộng mở, phong phú, giàu cảm hứng nhân đạo và có giá trị hiện thực sâu sắc.
Câu 4:
Đâu là mô hình cơ bản trong truyện thơ Nôm?
A. Gặp gỡ - đoàn tụ - chia li.
B. Gặp gỡ - chia li – đoàn tụ.
C. Chia li – gặp gỡ - đoàn tụ.
D. Đoàn tụ - chia li – gặp gỡ.
Câu 5:
Nhân vật trong truyện thơ Nôm có đặc điểm gì?
A. Những cô gái, chàng trai có nhiều sự thiếu sót, mắc sai lầm sau đó mới trưởng thành và hoàn thiện bản thân.
B. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan.
C. Những cô gái, chàng trai tuy ngoại hình có nhiều khiếm khuyết nhưng tâm hồn thanh cao, trong sáng.
D. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.
Câu 6:
Đâu là nhận xét đúng về Nguyễn Du?
A. Có vốn tri thức uyên bác, vốn sống phong phú, am hiểu sâu sắc về con người, có trái tim mang nặng nỗi thương đời.
B. Quê ở làng Đại Hoàng, huyện Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
C. Cuộc đời Nguyễn Du gắn với thời đại lịch sử huy hoàng khi nhà nước phong kiến đang bước vào giai đoạn cực thịnh và ổn định.
D. Nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du là những bài ngâm khúc và văn tế.
Câu 7:
Nguyễn Du mượn cốt truyện nào để sáng tác Truyện Kiều?
A. Đoạn trường tân thanh
B. Kim Vân Kiều truyện.
C. Hoàng Lê nhất thống chí.
D. Bắc hành tạp lục.
Câu 8:
Truyện Kiều thuộc thể loại văn học nào?
A. Văn tế.
B. Ngâm khúc.
C. Truyện thơ Nôm.
D. Truyền kì.
Câu 9:
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều là gì?
A. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến nơi mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.
B. Tố cáo những thế lực xấu xa chà đạp lên quyền sống của con người.
C. Bày tỏ nỗi xót thương, đồng cảm với những số phận bi kịch.
D. Tái hiện những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.
Câu 10:
Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là gì?
A. Đề cao vẻ đẹp, quyền sống và những khát vọng chính đáng của con người
B. Tái hiện những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc.
C. Tái hiện lại một sự kiện lịch sử có thật trong quá khứ.
D. Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến nơi mà đồng tiền và cái ác “lên ngôi”.
Câu 11:
Đoạn trích Kim – Kiều gặp gỡ có nội dung chính là gì?
A. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi du xuân, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến.
B. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi du xuân, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến, Thúy Kiều trở về nhà với tâm trạng “ngổn ngang trăm mối”.
C. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi vãn cảnh chùa, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến, Thúy Kiều trở về nhà với tâm trạng “ngổn ngang trăm mối”.
D. Thúy Kiều gặp gỡ Kim Trọng khi đang đi vãn cảnh chùa, hai người đã nảy sinh tình cảm yêu thương, quyến luyến.
Câu 12:
Đâu là nhận xét đúng về ngoại hình, phong thái của Kim Trọng được miêu tả trong đoạn trích?
A. Phong thái trang nhã, cao sang, khoan thai, đúng phong cách kẻ sĩ.
B. Mạnh mẽ, tuấn tú, mang phong cách của con nhà võ.
C. Yếu ớt, kém sắc, giống một người mang nhiều bệnh tật.
D. Nhẹ nhàng, dịu dàng, mang sắc thái của tài tử
Câu 13:
Câu thơ nào dưới đây miêu tả ngoại hình tuấn tú của Kim Trọng?
A. Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.
B. Hài văn lần bước dặm xanh.
C. Nguyên người quanh quất đâu xa
D. Một vùng như thể cây quỳnh cành dao.
Câu 14:
Kim Trọng là người có xuất thân như thế nào?
A. Xuất thân hoàng tộc.
B. Xuất thân từ nhà nông.
C. Xuất thân là con nhà danh giá, giàu có.
D. Xuất thân là con nhà binh.
Câu 15:
Kim Trọng là người có tài năng như thế nào?
A. Là bậc tài trí.
B. Là người thông minh, có thiên phú, có tài văn chương.
C. Là bậc anh dũng, túc trí đa mưu.
D. Là bậc anh tài, có thiên phú về chơi cờ.
Câu 16:
Thúy Kiều đã suy tư về điều gì khi nghĩ đến Kim Trọng?
A. Kiều tự hỏi khi nào mới được gặp lại Kim Trọng
B. Kiều tự hỏi liệu bản thân có tình cảm với Kim Trọng hay không.
C. Kiều tự hỏi không biết nàng có lấy được Kim Trọng hay không.
D. Kiều tự hỏi không biết Kim Trọng có tình cảm với mình không.
Câu 17:
Mô típ của tình yêu Thúy Kiều và Kim Trọng là gì?
A. Người trần và thần tiên.
B. Tài tử và giai nhân.
C. Người trần và ma quỷ.
D. Dũng tướng và giai nhân.
Câu 18:
Vì sao nói Thúy Kiều là người chủ động trong tình cảm?
A. Vì ngay từ phút giây ban đầu nàng đã chủ động nhìn Kim Trọng từ xa và đến khi lại gần đã cảm nhận được những gì sang trọng và cao khiết tỏa ra từ con người chàng.
B. Vì Thúy Kiều đã thích Kim Trọng từ trước đó.
C. Vì Thúy Kiều đã chủ động mở lời bày tỏ tình cảm.
D. Vì Thúy Kiều đã chủ động bắt chuyện với Kim Trọng.
Câu 19:
Đâu là nhận xét đúng về tình yêu Kim – Kiều trong Truyện Kiều?
A. Là một tình yêu trái ngược với đạo lý.
B. Là một tình yêu trong sáng, phù hợp với quy luật phát triển tình cảm của con người.
C. Là tình yêu chuẩn mực lễ giáo phong kiến.
D. Là tình yêu táo bạo nhưng vẫn tuân theo lễ giáo.
8 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com