Danh sách câu hỏi

Có 6160 câu hỏi trên 124 trang
* Đọc văn bản  Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:   1. Theo dõi: Hành động và lời nói của Lục Vân Tiên.  - Hành động:  + Ghé lại bên đàng.  + Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô.  + Kêu.  + Tả đột hữu xông.  + Dẹp rồi lũ kiến chòm ong.  + Hỏi  + Nghe nói liền cười.  - Lời nói:  + Bớ đảng hung đồ, / Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.  + Ai than khóc ở trong xe nầy?  + Làm ơn há dễ trông người trả ơn. / Nay đà rõ đặng nguồn cơn, / Nào ai tính thiệt so hơn làm gì,  / Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, / Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.  2. Hình dung: Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp.  - Hình ảnh Lục Vân Tiên giữa vòng vây của bọn cướp vô cùng hào kiệt, anh dũng, t toát lên được chí khí anh hùng của chàng:  + Vũ khí của chàng chỉ là cành cây, nhưng lại “nhắm làng xông vô”, tra hỏi bọn cướp.  + Khi bị địch tứ phía vây hãm, chàng ‘tả đột hữu xông”, tung hoành dũng mãnh, phá vỡ vòng vây bọn cướp.  + Tên tướng bị Lục Vân Tiên “một gậy” mà bị “thân vong”.  3. Theo dõi: Lời nói của nhân vật Kiều Nguyệt Nga.  Lời nói của Kiều Nguyệt Nga:  + Tôi Kiều Nguyệt Nga, / Con nầy tì tất tên là Kim Liên. Quê nhà ở quân Tây Xuyên, / Cha làm tri phủ ở miền Hà Khê.  + Sai quân đem bức thơ về, / Rước tôi qua đó định bề nghi gia. / Làm con đâu dám cãi nha,/ Ví dầu ngàn dặm đường xa cũng đành.  + Chẳng qua là sự bất bình, / Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi. / Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,/ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi.  + Trước xe quân tử tạm ngồi,/ Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa./ Chút tôi liễu yếu đào thơ,/ Giữa đường lâm phải bụi dơ dã phần.  + Hà Khê qua đó cũng gần,/ Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng./ Gặp dây đương lúc giữa đàng,/ Của tiền chẳng có bạc vàng cũng không./ Gẫm câu báo đức thù công,/ Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.  4. Theo dõi: Lời đáp của Lục Vân Tiên.  Lời đáp của Lục Vân Tiên:  + Làm ơn há dễ trông người trả ơn./ Nay đà rõ đặng nguồn cơn,/ Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.  + Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.  * Sau khi đọc  Nội dung chính: Đoạn trích kể về câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp, cứu Kiều Nguyệt Nga. Qua đó, nhà thơ thể hiện sự dũng cảm, gan dạ, anh hùng, không màng danh lợi hào Lục Vân Tiên và tấm lòng biết nghĩa, biết ơn của Kiều Nguyệt Nga.    Xác định bố cục của đoạn trích và nêu nội dung của từng phần. 
* Đọc văn bản  Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:   1. Theo dõi: Sự xuất hiện của nhân vật Kim Trọng.  - Kim Trọng xuất hiện trong hoàn cảnh gặp chị em Thúy Kiều ở mộ Đạm Tiên.  - Kim Trọng xuất hiện toát lên vẻ:  + Nền phú hậu bậc tài danh.  + Văn chương nết đất thông minh tính trời.  + Phong tư tài mạo tót vời.  + Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa.  - Sự xuất hiện của Kim Trọng đã khiến Thúy Kiều này sinh tình cảm với Kim Trọng, mở đầu cho mối tình Kim - Kiều.  2. Theo dõi: Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật.  - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Kiều;  + E lệ.  + Ngổn ngang.  + Một mình nặng ngắm bóng nga.  + Nỗi xa bời bời.  + Tình trong như đã mặt ngoài còn e.  - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng của Kim Trọng:  + Tình trong như đã mặt ngoài còn e.  + Chập chờn cơn tỉnh cơn mê.  + Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.  + Cơn buồn.  + Khách đà lên ngựa người còn nghé theo.  - Từ ngữ, hình ảnh miêu tả cảm xúc, tâm trạng Thúy Vân:   + E lệ.  + Tình trong như đã mặt ngoài còn e.  3. Hình dung: Bức tranh thiên nhiên.  - Bức tranh thiên nhiên trong bài tươi sáng, tràn đầy sức sống nhưng không kém vẻ yên bình, tĩnh lặng, thể hiện qua hình ảnh “bên cầu tơ liễu’, “giọt sương”, ‘mặt trời gác núi”, “chiêng đà thu không”  - Đó còn là bức tranh đêm trăng thơ mộng, trữ tình, thể hiện qua hình ảnh “dưới cầu nước chảy”, “gương nga”, “bóng nga”.  - Không đơn thuần chỉ là bức tranh thiên nhiên đẹp như tranh thủy mặc, bức tranh ấy còn ẩn chứa nỗi tương tư của Thúy Kiều với Kim Trọng, thể hiện qua hành động ngắm trăng của Thúy Kiều.  4. Theo dõi: Lời người kể chuyện và lời nhân vật.  - Lời nhân vật: Là hai câu thơ than thở của Thúy Kiều: “Người mà đến thế thì thôi,/ Đời phồn hoa cũng là đời bỏ đi!/ Người đâu gặp gỡ làm chi,/ Trăm năm biết có duyên gì hay không?”. Lời nhân vật trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật đó.  - Lời người kể chuyện: Gồm toàn bộ những câu thơ còn lại. Lời người kể chuyện dùng để giới thiệu các nhân vật và dẫn dắt câu chuyện, đôi lúc sẽ bình phẩm về suy nghĩ, tâm trạng của các nhân vật.  * Sau khi đọc  Nội dung chính: Văn bản kể về cuộc gặp gỡ giữa Kim Trọng và chị em Thúy Kiều. Qua đó, nhà thơ thể hiện tình yêu trong sáng giữa Kim - Kiều và nỗi tương tư thầm kín của Thúy Kiều với Kim Trọng.     Đoạn trích có những nhân vật nào và kể về sự việc gì?