Danh sách câu hỏi

Có 2213 câu hỏi trên 45 trang
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Kinh nghiệm là một cuốn sách giáo khoa tuyệt vời. Con người có thể học được chân lý cuộc đời và cách để trưởng thành thông qua kinh nghiệm.  Tôi đã tìm thấy những câu rất hay trong cuốn sách Lord Philip Chesterfield, được một chính trị gia người  Anh sống ở thế kỷ XVIII viết. Cuốn sách là tập hợp những bức thư ông gửi cho con trai mình khi đang làm  đại sứ ở Hà Lan tại Hague. Ông viết rằng “ Xã hội như một cuốn sách". Ông đã đúng khi nói rằng " Những  tri thức mà ta có được từ cuốn sách xã hội này có ích hơn nhiều những tri thức của tất cả những cuốn sách  đã được xuất bản cho tới nay gộp lại". Chúng ta cần phải đọc kỹ cuốn sách xã hội. Chỉ có đọc kỹ cuốn sách  xã hội, chúng ta mới có thể học được chân lý của cuộc đời và đạt tới cuộc sống chin muồi. Đó chính là lí do  tôi đề cao tầm quan trọng của kinh nghiệm. Bởi kinh nghiệm là cách trực tiếp nhất và hiệu quả nhất giúp  chúng ta nghiền ngẫm về xã hội.  Những nhà học thuyết kinh nghiệm người Anh từ Francis Bacon tới John Locke và David Hume, đều cho rằng  toàn bộ kiến thức của chúng ta “chi có được từ kinh nghiệm”. Nói cách khác, con người chúng ta khi mới  chào đời giống như tờ giấy trắng, không có quan niệm cũng chẳng có nhận thức gì. Bức tranh được vẽ lên  trên tờ giấy trắng ấy là nhờ vào kinh nghiệm sau đó. Và bức tranh được vẽ nhờ kinh nghiệm ấy chính là cuộc  đời của người đó.  (Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Choong NXB Lao Động, tr.187-188) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. 
Trong Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân viết: Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người  lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào  đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái  luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của  nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người  cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá  luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã  thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có  bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi  đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái  bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa  sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô  ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo  lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá  tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa  sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng  sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa  giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền  như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác.
Phải nhiều thế kỉ qua đi, người tình mong đợi mới đến đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng  Châu Hoá đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên  tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý  thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó. Từ ngã ba Tuần, sông Hương theo hướng nam bắc qua  điện Hòn Chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương  Quán rồi đột ngột vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc, ôm lấy chân đồi thiên Mụ, xuôi dần về Huế.  Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi  Ngọc Trản sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với  những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng  sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo  nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều  tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa  được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”.  Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng  lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những sớm làng trung du bát  ngát tiếng gà...  (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục) Phân tích hình tượng sông Hương trong đoạn văn trên; từ đó nhận xét cái tôi của tác giả trong đoạn trích trên.
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối  ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà  lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:  - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tạo tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện  quả. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem...   Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ẩm, hòa hợp như  thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng  bát đã hết nhẵn.  Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:  - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.  Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bung ra một cải nồi khỏi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cải nồi xuống bên  cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuẩy khuấy vừa cười:  - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đảo để cơ.  Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng  cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:  - Cảm đẩy mày ạ, hì. Ngon đảo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cảm mà ăn đấy. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.31)  Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:  Thích nghi với cuộc sống với tất cả những gì vốn có của nó sẽ giúp bạn chấp nhận và vượt qua mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi vì thông thường, khi chúng ta biết điều gì đang đợi mình phía trước chúng ta sẽ tìm hiểu  về chúng và thich nghi với chúng. Sau đó cải biến chúng để phục vụ lại cuộc sống của chính bạn.  Người bi quan luôn tìm thấy hi vọng trong sự đau khổ, người lạc quan luôn tìm thấy hi vọng trong khó khăn, thế nên dù khó khăn như thế nào hãy luôn tin rằng luôn có một đường thoát dành cho bạn. Bởi vì, như người ta nói:  "Ông trời không tuyệt đường của ai bao giờ”.  Bạn hãy học cách thích nghi với cuộc sống để mình luôn vui vẻ và hạnh phúc. Cuộc sống luôn ẩn chứa những  điều thú vị và bất kỳ ai cũng được ban phát quà tặng từ nó. Vì vậy, hãy dũng cảm đối mặt với những khó khăn và  nghịch lý, hãy tin rằng ở đâu có ánh sáng thì ở đó có con đường. Niềm tin và sự dũng cảm sẽ giúp bạn vượt qua  tất cả những nghịch lý bủa vây của cuộc sống...  (Học cách thích nghi với cuộc sống để luôn vui vẻ, hạnh phúc, https://giaoducthoidai.vn, 25/8/2016) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. 
Cảm nhận của anh/chị về không gian nạn đói năm 1945 và cảnh Tràng đưa người  vợ nhặt về nhà trong đoạn trích sau:      Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ  lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết  như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cải thây nằm còng  queo bên đường. Không khí vẫn lên mùi ẩm thổi của rác rưởi và mùi gây của xác người.      Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người  đàn bà nữa. Mặt hẳn có một vẻ gì phởn phơ khác thường. Hẳn tủm tỉm cười nụ một mình và hai mắt thì sáng  lên lấp lánh. Người đàn bà đi sau hẳn chừng ba bốn bước. Thị cắp cải thúng con, đầu hơi củi xuống, cải nón  rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Mấy đứa trẻ con thấy lạ vội chạy  ra đón xem. Sợ chúng nó đùa như trước, Tràng vội vàng nghiêm nét mặt, lắc đầu ra hiệu không bằng lòng.  Mấy đứa trẻ đứng dừng lại, nhìn Tràng, đột nhiên có đứa gào lên:      - Anh Tràng ơi! - Tràng quay đầu lại. Nó lại cong cổ gào lên lần nữa - Chông vợ hài. Tràng bật cười:      - Bố ranh!      Người đàn bà có vẻ khó chịu lắm. Thị nhíu đôi lông mày lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận giỏ từ cảnh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om,  không nhà nào có ảnh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng  lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thể thiết. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)  Từ đó, anh/chị hãy khái quát giá trị hiện thực và nhân đạo mà nhà văn Kim Lân gửi gắm qua đoạn trích.
    […] Cuộc sống là chuỗi những điều bừa bộn. Những cái sắp sinh ra. Những điều đang mất đi. Nếu ta không  thiết lập một cơ chế tâm li để đối diện với điều đó, ta dễ mất tự tin, dễ đổ lỗi hoặc thậm chí chi biết quy trách  nhiệm. Còn bừa bộn là còn đi tới. Muốn đi tới phải chấp nhận sự bừa bộn như một lẽ đương nhiên. Hệ sinh  thái mà thành công có trong thất bại và ngược lại, có thể cũng giống như rừng mưa nhiệt đới chăng. Âm ướt  và nóng nực. Khô hạn và lũ lụt. Nguy hiểm và yên bình. Tất cả là nền tảng và đều thúc đẩy sự sinh sôi, nảy  nở. Tất cả là sự sống tiếp nối như vô tận.      Đứa trẻ bình thường nào cũng trải qua giai đoạn dậy thì để đi tới trưởng thành. Dài ngắn khác nhau, yên  bình hay dữ dội không giống nhau. Nhưng đều là những đổi thay bất ngờ, bất định, bất trắc tự bên trong đến  bên ngoài. Những tháng ngày bừa bộn để đi tới mà "ai chưa qua chưa phải là người". Không phải chỉ những  điều tích cực mới giúp ta đi tới lớn khôn. Không phải chỉ không gian một màu mới làm nên cuộc sống hấp  dẫn phía trước. Không phải thành công mới là thước đo mà thất bại mới định hình mỗi người trong quãng  đời phía trước...  (Hôm nay, tàu Starship lại nổ khi hạ cánh – Hà Nhân, Báo Hoa học trò, số 1357, ra ngày  05-4-2021)  Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. 
Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên  tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng  nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.  [...] Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu,  mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những  việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong thì lên  núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp,và dù lúc đi hái củi, lúc bung  ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời như  thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà  này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày.  Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có  một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương  hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi.  (Trích “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài, SGK Ngữ Văn 12 tập 2, tr4-6, NXB Giáo Dục, 2017)  Anh/ chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó làm rõ giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:      Rất ít người nghi ngờ việc Al (tri tuệ nhân tạo) sẽ tiến bộ hết sức nhanh chóng trong những năm tới. Một  số nhà bình luận nói rằng A1 hiện nay đang ở vị trí giống với máy tính cá nhân trong khoảng năm 2004, vậy  nên sự tiến bộ ấy có thể sẽ vô cùng lớn. Trước kia tiếp cận Al của chúng ta vẫn mang tính thủ công, nhưng  một khi các kĩ thuật vĩ tỉnh phát triển song song trở nên hoàn thiện, ta có thể nhanh chóng đạt được AI đích thực.      Tuy nhiên, vẫn còn đỏ hai câu hỏi lớn. Thứ nhất liệu não người về cơ bản chỉ là một cỗ máy với đống dây  dợ và vài chất hoá học cũng như điện năng được thêm vào, hay còn chứa nhiều thứ hơn thể? Nếu não người  chỉ đơn giản là bộ sưu tập của những nguyên tử, vậy thì chắc chắn rằng trước sau gì chúng ta cũng thiết kế ra những cỗ máy có thể bắt kịp và thậm chí vượt qua những năng lực của con người. Nếu điều này xảy đến,  thì có lẽ loài người sẽ bước vào một kỷ nguyên tiến hóa mới, thời điểm chúng ta bắt đầu hợp nhất với máy  móc và đạt được sự bắt tử ở một mức nào đó. Thực vậy có lẽ việc này đã xảy ra rồi nếu cho rằng bản thể thực  sự của chúng ta là DNA và cơ thể con người chi là “phần xác” tạm thời chứa đựng chúng. Thứ hai, ngay cả nếu máy móc không đạt được mức độ tinh tế như trên, nhiều khả năng là chúng vẫn sẽ trở nên rất thông minh,  vậy thì điều gì sẽ xảy đến với những người trước kia làm những việc mà máy móc sẽ đảm nhiệm trong tương lai? Chào mừng đến với thế giới tương lai. Một thế giới toàn kim loại và sử dụng rất nhiều pin. Hi vọng rằng  máy móc sẽ không giận dữ và không tìm ra cách nô dịch loài người.  (Theo Ri-sút Oất - xem, 50 ý tưởng về tương lai - SGK Ngữ văn 11, Kết nối tri thức với cuộc sống) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
    ……Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say,  Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và  thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi  sáo đi theo Mị.      Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trở một mình giữa nhà. Mãi  sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho  Mị đi chơi tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng  trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị  trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi, Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với  Mỹ, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết  ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay  ngoài đường.  Anh ném pao, em không bắt  Em không yêu, quả cao rơi rồi...  (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr 7-8) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về sự tinh tế khi diễn tả sự hồi sinh  trong tâm hồn nhân vật của nhà văn Tô Hoài.
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:      Một trong những khác biệt giữa người thành công và người thất bại là ở thái độ tiếp nhận khác nhau đổi với  những khó khăn của cuộc sống. Người thất bại thường né tránh, hoặc cam chịu các trở ngại còn người thành  công luôn đi tìm giải pháp, ngay cả khi phải chịu đựng khổ ải bởi họ tin rằng sẽ vượt qua. Rất nhiều người cứ mãi than vãn về những khó khăn của mình như thể trường hợp của mình là duy nhất, và họ luôn cảm thấy cuộc sống của người khác dễ dàng hơn cuộc sống của họ. Trong suy nghĩ của họ, có vẻ như việc  phàn nàn đó tưởng sẽ trút bớt trở ngại của mình lên người khác, và chính điều đó cũng thể hiện rằng họ chưa  chấp nhận khó khăn là điều vốn có của cuộc sống. Thực ra sự than vãn đó chỉ làm họ yếu lòng hơn và muốn  tránh thực tế.      Ngay khi chúng ta chấp nhận sự thực: Cuộc sống vốn khắc nghiệt, thì chúng ta cũng bắt đầu hiểu rằng, khi mỗi  trở ngại đến cũng chính là một cơ hội đang đến. Thay vì để khó khăn đánh bại, chúng ta hãy đón nhận chúng  như một cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của chính mình.  (Trích Những bài học cuộc sống, Hal Urban, NXB Trẻ, 2016, tr. 9-10)  Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích. 
Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt  còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì  vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy  chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang  nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót sạch  Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng  nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm  động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn  sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn  đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng  cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại  căn nhà.  (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)  Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó liên hệ đến quyết định “nhặt vợ” của nhân vật Tràng để thấy  được bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của người láo động: ngay trên bờ vực của cái chết, họ vẫn hướng về sự sống, khát khao tổ ấm gia đình và thương yêu đùm bọc lẫn nhau.