Danh sách câu hỏi

Có 2213 câu hỏi trên 45 trang
Ngoài  đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi  chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vần trên nền trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:    - Trống gì đấy, u nhỉ?  - Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt gồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống  qua được đâu các con ạ... - Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lầm bầm:  - Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?  Im lặng một lúc thị lại tiếp:  - Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc  của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.  Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã  ra chát xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.  Tràng hỏi vội trong miếng ăn:  - Việt Minh phải không?  - Ừ, sao nhà biết?  Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên  đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.  Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tắt cánh động đi lối khác. À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẩn vơ, khó hiểu.  Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…  (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục, 2011, tr.24)  Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét sự mới mẻ của nhà văn Kim Lân khi viết về đề tài người  nông dân trước cách mạng tháng Tám.  
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà qua đoạn trích: Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm  chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này.  Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa, sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông.  Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy  luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn  thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt  bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến.  Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn  không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất  vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên  phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con  thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút,  cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên  vào từ động lái được lượn được. Thế là hết thác.  (Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12, tập Một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam). Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính phát  hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Nụ cười không tốn kém mà đem lại rất nhiều thứ.  Nụ cười không chỉ làm giàu người nhận mà cả người cho.  Nụ cười xuất hiện trong nháy mắt nhưng có thể để lại dấu ấn suốt đời.  Không ai giàu có mà thiếu nụ cười, người nghèo khổ sẽ trở nên giàu có hơn nhờ nụ cười. Nụ cười đem lại hạnh phúc trong gia đình, mang lại cảm hứng, thiện chí trong công việc và làm ấm áp thêm  tình bạn.  Nụ cười là chốn nghỉ ngơi cho người mệt mỏi, là ánh sáng ban mai cho người nản chi, là tia nắng mặt trời  cho người buồn tủi, là thuốc giải độc tốt nhất cho những hoài nghi, lo lắng và sợ hãi. Nụ cười không thể mua, xin, vay mượn hay cướp đoạt bởi vì nó chỉ có giá trị khi con người trao tặng cho  nhau.  Và nếu như trong những phút mua sắm tất bật cuối cùng của bạn, nếu một vài nhân viên của chúng tôi quả mệt mỏi không nở nổi một nụ cười tặng bạn, bạn có thể rộng lượng gửi tặng họ một nụ cười của chính bạn  không? vì không ai cần một nụ cười nhiều bằng người đã không còn một nụ cười nào nữa để cho đi! (Trích Đắc Nhân Tâm, Dale Carnegie, NXB Trẻ, 2008, trang 115)  Chỉ ra 01 phép liên kết hình thức được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Các nhà nghiên cứu nhận thấy ngày càng rõ rằng "hy vọng" không chỉ làm vững lòng ta khi mọi thứ đang  diễn ra tồi tệ, mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc đời và ban phát điều tốt lành như thành công  về học tập ở nhà trường cũng như những công việc khó khăn khác. Về mặt lý thuyết, hy vọng chỉ là cách nhìn  lạc quan theo đó mọi cái sẽ tốt đẹp hơn.  Theo nghĩa ấy, mọi thứ đều có thể có hy vọng. Một số người tin chắc, họ sẽ thoát khỏi tất cả trở ngại hoặc  sẽ tìm thấy giải pháp cho mọi vấn đề của họ, trong khi những người khác cho rằng mình không thể có nghị lực, năng lực hay phương tiện cần thiết để đi tới đỏ. Snyder nhận xét những người tin vào tương lai của mình  có một số nét chung họ biết tự thúc đẩy và tự thuyết phục khi gặp rủi ro, rằng mọi cái rồi sẽ đâu vào đẩy và  họ tin chắc rằng có nhiều phương tiện để đạt được mục tiêu của mình, họ cũng đủ thông mình để chia một  nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn.  Về mặt tri tuệ xúc cảm, "hy vọng" có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chân  nàn khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng. Thật vậy, những người tự tin nói chung ít lo lắng và ít bị rối  nhiễu xúc cảm trong cuộc sống.  (Trích Tri tuệ xúc cảm - Daniel Goleman, NXB Lao động - Xã hội, 2018, tr. 125-126) * Snyder: Charles Richard "Rick" Snyder là một nhà tâm lý học người Mỹ chuyên về tâm lý học tích cực. Tác  giả đã phỏng vấn C.R. Snyder trong The New York Times, ngày 24/12/1991.  Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  Có một lần tôi đi xem kịch, màn 1 kết thúc, cô MC nói xin quý vị khán giả một tràng pháo tay. Cả khán  phòng đầy ắp khán giả nhưng chỉ lác đác, lẹt đẹt có mấy cái vỗ tay. Tôi hỏi anh bạn ngồi bên cạnh, kịch có  hay không anh? Anh trả lời một hơi: - Hay quá, không ngờ kịch lại hay như vậy. Nhiều năm nay tôi không đi  xem kịch, bữa nay vì người ta tặng vẻ nên đi thử, không ngờ kịch hay như thế. Lần sau, nếu không ai tặng vé  thì cũng sẽ mua vé để đi coi.  - Nhưng lúc nãy tôi thấy anh không vỗ tay, tôi hỏi. Và anh ấy trả lời một cách rất tự nhiên rằng, đã có người  khác vỗ rồi, nên mình không vỗ cũng được.  Vậy là rõ rồi, anh ấy và hầu hết mọi người trong khán phòng đều không vỗ tay, không hẳn vì họ không  thích vở kịch. Họ không vỗ tay là vì ai cũng nghĩ rằng, "đã có người khác vỗ rỗi, nên mình không vỗ cũng  được". Và vì ai cũng nghĩ như vậy nên rốt cuộc chẳng mấy ai vỗ tay.  Có mấy điều suy nghĩ từ câu chuyện này:  Một là, về khán giả của vở kịch. Chuyện gì sẽ đến khi mà hầu hết khán giả tiết kiệm một tràng vỗ tay để cổ vũ và tán thưởng, dù các nghệ sĩ rất xứng đáng được như vậy? Điều đó có thể khiến cho người nghệ sĩ biểu  diễn mất dần cảm hứng, vả những tiết mục càng về sau của họ sẽ không còn xuất sắc như lúc đầu nữa. Và  người thiệt thòi chính là khán giả chứ không phải ai khác. Trái lại, nếu mỗi người đều có ý thức vỗ tay thì sẽ tạo nên những tràng pháo tay vang dội, khiến cho người nghệ sĩ cảm thấy mình được trân trọng, phần biểu  diễn của họ sẽ càng trở nên thăng hoa hơn và khán giả sẽ được thưởng thức nghệ thuật đích thực.  Hai là, về phương diện xã hội, nếu như ai cũng thoái thác trách nhiệm của mình, ai cũng ỷ lại người khác  như vậy thì xã hội sẽ ra sao?  Ba là, về phương diện cá nhân, nếu mình thấy vở kịch hay thì cứ vỗ tay, còn ai có vỗ tay hay không là  chuyện của họ, mình không bận tâm lắm, đó mới là cách nghĩ và cách hành xử của con người tự do và tự trị.  Nói cách khác, con người tự do/ tự trị sẽ hành động theo "tiếng gọi bên trong" của mình, họ sẽ không hành  xử theo kiểu bầy đàn (mọi người sao thì mình vậy, luôn giống mọi người), họ sẽ không hành động theo kiểu  khuôn mẫu (hồi trước sao thì bây giờ sẽ như vậy), họ sẽ không hành xử theo kiểu luôn khác (tôi phải luôn khác biệt với mọi người), và họ cũng không ỷ lại cho người khác (nếu đó là trách nhiệm cá nhân của mình thì  mình sẽ làm, không cần biết là người khác có làm hay không).  (Giản Tư Trung, đủng việc- một góc nhìn về câu chuyện khai minh, NXB Tri thức, tr. 33-34) Trong ngữ liệu trên, vì sao anh bạn bên cạnh không vỗ tay khi xem xong màn 1 của vở kịch?
Trong tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết:  Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng  nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm  động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn  đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng  cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại  căn nhà.  Bà cụ Tứ chợt thấy con giai đã dậy, bà lão nhẹ nhàng bảo nàng dâu:  - Anh ấy dậy rồi đấy. Con đi dọn cơm ăn chẳng muộn.  - Vâng.  Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp. Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền  hậu đúng mực không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần Tràng gặp ở ngoài tỉnh. Không biết có phải  vì mới làm dâu mà thị tu chí làm ăn không? Bà mẹ Tràng cũng nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt  bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên. Bà lão xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa. Hình như ai nấy đều có ý  nghĩ rằng thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp thì cuộc đời họ có thể khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn. Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối  ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu.  Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:  - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện  quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem...  Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. (Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.30-31) Anh/Chị hãy phân tích vẻ đẹp tâm hồn người nông dân trong đoạn trích trên; từ đó, liên hệ tới chi tiết xuất  hiện trong óc Tràng ở cuối truyện để rút ra nhận xét về cách nhìn cuộc sống và con người của nhà văn Kim Lân.
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu.  Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này:  - Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua mua lấy đôi gà. Tạo tính rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quả. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy chốc mà có ngay đàn gà cho mà xem... Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ẩm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có hai lưng  bát đã hết nhẵn.  Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ:  - Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ.  Bà lão lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bung ra một cải nồi khỏi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cải nồi xuống bên  cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuẩy khuấy vừa cười:  - Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đảo để cơ.  Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vẫn tươi cười, đon đả:  - Cảm đẩy mày ạ, hì. Ngon đảo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta còn khối nhà chả có cảm mà ăn đấy. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.31) Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích trên; từ đó nhận xét về cách nhìn con người của nhà văn Kim Lân thể hiện trong đoạn trích.
Trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?,  Hoàng Phủ Ngọc Tường viết: … Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam – đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm sương những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi đi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grat, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích. […] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố… Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng. (Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường,  Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022,tr.199-200) Cảm nhận về hình tượng sông Hương, từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích trên.  
Đọc đoạn trích: "Háo danh là từ có ý nghĩa tiêu cực. Đầu tiên là anh coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết. Thứ hai là anh coi trọng danh tiếng trên mức mà anh có. Có lẽ, háo danh phản ánh cả hai khía cạnh đó", TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ. Xét trên nghĩa tích cực, ai cũng có nhu cầu trở thành một người có giá trị, có đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu khẳng định bằng chính năng lực của mình và được xã hội công nhận. Ngược lại, cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực. "Công danh không phải cho cá nhân mà là cống hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị. Giá trị của một doanh nghiệp, một con người, cộng đồng được xác định một cách chính xác, nhân văn, chứ không phải là đi quảng bá, tuyên truyền rầm rộ. Điều đó không được", PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật trung ương cho biết. Hội nghị văn hóa toàn quốc đã xác định giá trị của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, cần có giá trị cốt lõi là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo. Trung thực là một phẩm chất quan trọng. Muốn xây dựng nó phải nhận diện và thay đổi thói háo danh. Háo danh không chỉ kéo theo thói hư tật xấu mà còn khiến cho những người có năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất ý chí phấn đấu. Chúng ta cần phải xứng đáng với nhưng danh hiệu chúng ta có. (Trích Háo danh nằm sâu trong nguồn gốc của văn hóa người Việt Báo điện tử Vtv.vn ngày 06/04/2023) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Bữa cơm ngày đói trông thật thảm hại. Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Bà cụ vừa ăn vừa kể chuyện làm ăn, gia cảnh với con dâu. Bà lão nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau này: -Tràng ạ. Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. Tao tin rằng cái chỗ đầu bếp kia làm cái chuồng gà thì tiện quá. Này ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho mà xem... Tràng chỉ vâng. Tràng vâng rất ngoan ngoãn. Chưa bao giờ trong nhà này mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế. Câu chuyện trong bữa ăn đang đà vui bỗng ngừng lại. Niêu cháo lõng bõng, mỗi người được có lưng lưng hai bát đã hết nhẵn. Bà lão đặt đũa bát xuống, nhìn hai con vui vẻ: -Chúng mày đợi u nhá. Tao có cái này hay lắm cơ. Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi khói bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy khuấy vừa cười: -Chè đây. - Bà lão múc ra một bát - Chè khoán đây, ngon đáo để cơ. Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng. Tràng cầm cái bát thứ hai mẹ đưa cho, người mẹ vãn tươi cười, đon đả: -Cám đấy mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy. Tràng cầm đôi đũa, gợt một miếng bỏ vội vào miệng. Mặt hắn chun ngay lại, miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ. Bữa cơm từ đấy không ai nói câu gì, họ cắm đầu ăn cho xong lần, họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mọi người. (Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo Dục, 2009, tr.31)   Phân tích đoạn văn trên; từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhà văn Kim Lân.