Danh sách câu hỏi

Có 8949 câu hỏi trên 179 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120 Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. Ngày 25 – 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua. Người đã đứng về phía đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi v.v... lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp tất cả những người dân thuộc địa sống trên đất Pháp cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Báo Người cùng khổ (Le Paria) do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội. Người còn viết bài cho các báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp) v.v... và đặc biệt là viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản ở Pari năm 1925). Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế Nông dân (10 – 1923) và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924). (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 81 và 82) Sự kiện nào dưới đây đã tập hợp nhân dân các nước thuộc địa của Pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117 Sau khi được phục hồi, từ năm 1952 đến năm 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”... Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học - kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng phát minh sáng chế. Tính đến năm 1968, Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá tới 6 tỉ USD. Khoa học - kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn. Nhật Bản nhanh chóng vươn lên thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ) là do một số yếu tố sau: 1. Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu; 2. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước; 3. Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao; 4. Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; 5. Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp (không vượt quá 1% GDP), nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho kinh tế; 6. Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển, như nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 - 1975) để làm giàu v.v... (Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 54 và 55) Nhân tố quyết định đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế là
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 “Tổng dân số của Việt Nam là 96,2 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới với tuổi thọ trung bình hơn 73 tuổi. Tỉ số giới tính của dân số là 99,1 nam/100 nữ. Năm 2018 là 114,8 bé trai/100 bé gái và năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái. Người Việt Nam có tuổi thọ trung bình là 73,6 liên tục tăng từ năm 1989 đến nay. Trong đó, tuổi thọ của nam giới là 71 và nữ giới là 76,3 tuổi. Mặc dù dân số liên tục tăng nhưng di cư đang có dấu hiệu giảm về số lượng và tỉ lệ. Người di cư có xu hướng lựa chọn điểm đến trong phạm vi quen thuộc, trong đó Đông Nam Bộ là điểm đến thu hút nhất đối với người di cư khi có tới 1,3 triệu người đến. Gần 88% dân số trong độ tuổi từ 25 - 59 tham gia lực lượng lao động, trong đó có gần 40% tốt nghiệp trung học phổ thông; đã được đào tạo có bằng, chứng chỉ từ sơ cấp trở lên là 23,1%. Lao động làm việc trong khu vực dịch vụ lần đầu tiên vượt qua khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019, đưa khu vực dịch vụ và công nghiệp sớm đạt ngưỡng 70%. Tuy nhiên, lao động giản đơn thu hút nhiều nhân lực nhất trong nền kinh tế với 33,2%. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng đây là cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp điều tra chính xác, kịp thời, tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng cho ngân sách, “Việt Nam đang trong giai đoạn dân số vàng, cứ 1 người phụ thuộc có 2 người đi làm nhưng tốc độ già hóa đang tăng nhanh, tỉ lệ người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên ở mức cao, chỉ số già hóa 48,8%, tăng 2 lần so với năm 1999. Việt Nam được đánh giá là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất” - Phó thủ tướng nhấn mạnh.” (Trích “Việt Nam có trên 96 triệu người: dân số vàng, nhưng tốc độ già hóa đang tăng nhanh”, Ngọc An, Báo Tuổi Trẻ, 19/12/2019)  
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 “Ngày 13/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố bản cập nhật mới của Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020. Theo đó, Việt Nam tiếp tục là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng dương năm nay, ở mức 1,6% và đến năm 2021, con số này sẽ đạt 6,7%. Bên cạnh đó, IMF đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 của Philippines từ mức -3,6% vào tháng 6 xuống -8,3%. Điều này khiến Philippines là quốc gia có mức sụt giảm GDP dự kiến sâu nhất năm nay trong số các nước ASEAN-5. Theo sau là Thái Lan với -7,1%; Malaysia với -6% và Indonesia với -1,5%. IMF dự báo trong năm 2020, nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, vượt Singapore và Malaysia. Cụ thể, GDP Việt Nam năm 2020 ước tính sẽ đạt 340,6 tỷ USD, vượt Singapore với 337,5 tỷ USD; Malaysia với 336,3 tỷ USD. Trong khi đó, GDP Thái Lan trong năm nay sẽ đạt 509,2 tỷ USD; Philippines 367,4 tỷ USD; Indonesia 1.088,8 tỷ USD. Đối với GDP đầu người, IMF dự báo GDP đầu người Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN, đạt 3.497 USD/người vào năm 2020, đứng trước Philippines (3.372 USD/người), Lào (2.567 USD/người), Cambodia (1.572 USD/người) và Myanmar (1.332 USD/người). Nhìn chung, dự báo tăng trưởng trung bình các quốc gia thành viên ASEAN-5 (Indonesia, Malaysia, Philipinnes, Thái Lan và Việt Nam) sẽ giảm 3,4%, các quốc gia mới nổi và đang phát triển khu vực châu Á sẽ giảm 1,7%.” (Trích “IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư khu vực Đông Nam Á ”, Tạp chí Tài chính của Bộ Tài chính, 14/10/2020) Quốc gia Đông Nam Á được IMF dự báo có mức tăng trưởng dương trong năm 2020 là