Danh sách câu hỏi

Có 8949 câu hỏi trên 179 trang
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120 Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam, chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”. “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. Với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, quân Mĩ và quân đồng minh rút dần khỏi chiến tranh để giảm xương máu người Mĩ trên chiến trường, đồng thời là quá trình tăng cường lực lượng quân đội Sài Gòn nhằm tận dụng xương máu người Việt Nam. Thực chất, đó là sự tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” của Mĩ. Quân đội Sài Gòn còn được Mĩ sử dụng như lực lượng xung kích ở Đông Dương trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971), thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Mĩ còn dùng thủ đoạn ngoại giao như: lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này với cuộc kháng chiến của nhân dân ta. (Nguồn: SGK Lịch sử 12 trang 180, 181) Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được Mĩ thực hiện vào thời điểm nào?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114 Các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không trong mạng lưới giao thông Việt Nam chủ yếu theo hướng bắc nam, phần lớn các tuyến đường thủy nội địa có hướng đông tây bởi hầu hết các con sông chính đều đổ từ hướng tây ra biển. Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường quốc lộ và cao tốc, nối liền các vùng, các tỉnh cũng như đi đến các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Ở nước ta, quốc lộ 1A là tuyến đường bộ quan trọng nhất, nối liền 31 tỉnh thành Việt Nam, bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng tây nam qua các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Nam gặp các tỉnh duyên hải phía Bắc từ Ninh Bình dọc theo duyên hải Trung bộ đến Bình Thuận, tiếp đến chạy trong nội địa miền Đông Nam Bộ từ tỉnh Đồng Nai xuống miền Tây Nam Bộ đi qua TP. Cần Thơ rồi trở ra các tỉnh duyên hải Nam Bộ ở Sóc Trăng và kết thúc tại mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau. Hệ thống đường sắt Việt Nam có tổng chiều dài khoảng 2600 km, trong đó tuyến đường chính nối Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh (tuyến đường sắt Bắc - Nam hay đường sắt Thống Nhất) dài 1726 km, toàn ngành có 302 đầu máy, 1063 toa tàu chở khách và 4986 toa tàu chở hàng. Hệ thống đường hàng không Việt Nam bao gồm cơ sở hạ tầng là các sân bay quốc tế và các sân bay nội địa. Các hãng hàng không của Việt Nam và một số quốc gia khác cùng khai thác. Các sân bay quốc tế gồm: Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Cát Bi, Trà Nóc, Phú Quốc, Vinh, Chu Lai,.. (Nguồn: Bộ Giao thông vận tải) Theo bài đọc, loại hình giao thông vận tải nào sau đây có hướng khác biệt so với các loại hình còn lại?
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111 Do sự gia tăng của già hóa dân số và lao động bản địa không muốn làm những công việc “thấp kém”, nặng nhọc, độc hại, thu nhập thấp nên các nước nhập cư có nhu cầu rất lớn về sức lao động và dịch vụ do nhân công nước ngoài cung cấp. Nhiều nước lâm vào tình cảnh thiếu lao động nên phải hút các dòng nhập cư từ các quốc gia khác (ví dụ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Xing-ga-po, Trung Quốc (Đài Loan), Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ,..). Xu hướng người lao động đi làm việc có thời hạn (từ vài tháng cho đến vài năm) ngày càng phổ biến tại châu Á. Địa bàn tiếp nhận lao động chủ yếu đến từ châu Á là các nước vùng Vịnh Péc-xich, khu vực Đông Á (Trung Quốc (Đài Loan), Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản). Ở khu vực Đông Nam Á, Xin-ga-po và đảo Ba-tam của In-đô-nê-xi-a, vùng bờ Tây Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Thái Lan đã thu hút một số lượng lớn lao động đến từ các nước xung quanh. Một số quốc gia châu Á như Băng-la-đét, Ấn Độ, Phi-líp-pin, My-an-ma và In-đô-nê-xi-a có nhiều công dân làm việc ở nước ngoài với con số hàng chục triệu người. Rất nhiều lao động trong số này không có giấy tờ hợp pháp, và hầu hết trình độ tay nghề còn thấp, công việc không ổn định. Việt Nam là nước đang phát triển, có dân số khoảng 86 triệu người, đứng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới và thứ 3 tại Đông Nam Á, gần 75% lao động sống ở nông thôn, trình độ chuyên môn tay nghề thấp nhưng chất lượng đang ngày càng được nâng lên, tiền công lao động rẻ, sức ép việc làm lớn, mỗi năm cần có thêm gần 1,71 triệu việc làm. Trong khi đó, Chương trình giải quyết việc làm quốc gia hàng năm vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu việc làm của người lao động. (Nguồn: Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam) Theo bài đọc, các nước có nền kinh tế phát triển hơn ở châu Á nới lỏng nhập cư nguồn lao động là do
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 103 đến 105: Nơi cư trú của một sinh vật trong một quần xã hay hệ sinh thái thì phụ thuộc vào sự thích nghi cấu trúc của sinh vật, phản ứng sinh lí học và tập tính của nó. Ổ sinh thái không phải chỉ là khoảng không gian địa lí mà bao gồm các yêu cầu để sống của mỗi sinh vật như yếu tố vật lí, hoá học, sinh lí học và sinh học. Mỗi loài có thể có ổ sinh thái khác nhau tuỳ theo các vùng khác nhau, phụ thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp mà nó có thể lấy được và vào một số vật cạnh tranh với chúng. Một số loài có nhiều giai đoạn phát triển khác nhau trong vòng đời như côn trùng có nhiều ổ sinh thái liên tiếp. Nếu 2 loài tương tự cùng sinh sống trong một ổ sinh thái thì sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh cho đến khi một loài chiến thắng và thay thế loài kia. Các ổ sinh thái tương tự như nhau nhưng trong các vùng khác nhau có thể do các loài khác nhau chiếm cứ như nai sừng tấm (Cervus dama) ở Châu Phi sống trong ổ sinh thái giống nai sừng nhiều nhánh (Cervus aphus) ở vùng Âu - Á. Giả sử trong một ổ sinh thái minh họa phía dưới gồm: loài M,N,P,Q thì mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong ổ sinh thái là khác nhau. Nơi ở của loài được xem là:
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 - 96 Pin điện hóa là thiết bị gồm 2 lá kim loại, mỗi lá được nhúng vào 1 dung dịch muối có chứa cation của kim loại đó; 2 dung dịch này được nối với nhau bằng 1 cầu muối (cầu muối thường gặp là NH4NO3, KNO3). Trên mỗi điện cực của pin có một thế điện cực nhất định. Người ta chấp nhận một cách quy ước rằng thế điện cực hiđro chuẩn bằng 0,00 V ở mọi nhiệt độ, tức là: E2H+/H2o=0,00V Suất điện động của pin điện hoá là hiệu điện thế lớn nhất giữa hai điện cực: Epin=E(+)−E(−). Suất điện động của pin điện hoá có thể đo được bằng một vôn kế có điện trở lớn. Suất điện động của pin điện hóa khi nồng độ ion kim loại đều bằng 1M (ở 25°C) gọi là suất điện động chuẩn và được kí hiệu là Epino, khi đó Epino=E(+)o−E(−)o Phương trình ion rút gọn biểu diễn quá trình oxi hoá - khử xảy ra trên bề mặt các điện cực của pin điện hoá: oxi hóa mạnh + khử mạnh → oxi hóa yếu + khử yếu. Trong pin điện hóa: + Cực âm (anot): xảy ra quá trình oxi hóa. + Cực dương (catot): xảy ra quá trình khử. Thí nghiệm: Một sinh viên tiến hành thí nghiệm đo suất điện động của pin điện hóa Zn-Cu như sau: + Nhúng lá Zn vào cốc đựng dung dịch ZnSO4 1M, nhúng lá Cu vào cốc đựng dung dịch CuSO4 1M. + Nối 2 dung dịch muối trong 2 cốc bằng cầu nối đựng dung dịch NH4NO3. + Nối 2 điện cực với vôn kế, điện cực Zn ở bên trái và điện cực Cụ ở bên phải. Sinh viên thu được kết quả suất điện động của pin và sơ đồ pin điện hóa như hình bên Suất điện động của pin điện hóa Zn – Cu mà sinh viên đo được là