Danh sách câu hỏi

Có 4597 câu hỏi trên 92 trang
Luật Trẻ em (Trích) Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện. Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu 1. Trẻ em có quyền được giáo dục học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. 2. Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh. Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi. Điều 39. Bổn phận của trẻ em đối với cộng đồng, xã hội 1. Tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi; quan tâm, giúp đỡ người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người gặp hoàn cảnh khó khăn phù hợp với khả năng, sức khoẻ, độ tuổi của mình. 2. Tôn trọng quyền, danh dự, nhân phẩm của người khác, chấp hành quy định về an toàn giao thông và trật tự, an toàn xã hội bảo vệ, giữ gìn, sử dụng tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng và độ tuổi của trẻ em. 3. Phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi vi phạm pháp luật. Luật Trẻ em 2016 (Luật số 102/2016/QH13) Luật: văn bàn của Nhà nước ban hành, quy định những phép tắc trong xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Những điều luật nào được giới thiệu trong bài nói về quyền trẻ em? Đó là những quyền gì?
Đọc chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” và thực hiện yêu cầu: Chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” 1. Mục đích – Trao tặng sách để hỗ trợ Trường Tiểu học Ban Mai xây dựng thư viện. – Tổ chức một số hoạt động để giao lưu và khuyến khích học sinh đọc sách. 2. Phân công chuẩn bị – Ban chỉ huy Liên đội: Viết thư mời, mời đại biểu,.... – Câu lạc bộ Truyền thông và Câu lạc bộ Cây cọ nhí: + Viết và trang trí bản tin để đăng, phát thanh,.... + Kêu gọi sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh.... – Câu lạc bộ Nghệ sĩ nhí: Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ và phụ trách dẫn chương trình. – Câu lạc bộ Nhà văn nhí: Thiết kế một số hoạt động đọc sách và giao lưu với nhà thơ, nhà văn. – Câu lạc bộ Tình nguyện xanh: Đóng gói sách và chuẩn bị 10 phần quà để tổ chức các hoạt động giao lưu. 3. Chương trình cụ thể Thời gian Hoạt động 6:15-6:30 Tập trung tại trường 6:30-7:30 Di chuyển đến Trường Tiểu học Ban Mai 7:30-8:00 Ổn định tổ chức 8:00 8:15 Văn nghệ chào mừng 8:15 8:45 Lễ tiếp nhận sách 8:45-9:45 Đọc sách và chia sẻ theo nhóm 9:45 - 10:45 Giao lưu cùng nhà thơ, nhà văn 10:45 – 11:00 Chụp ảnh lưu niệm, chia tay Ban chỉ huy Liên đội a. Bản chương trình giao lưu “Sách và ước mơ” được lập gồm mấy mục? Nội dung của mỗi mục là gì? b. Nhận xét về cách trình bày mỗi mục.
Lớp học trên đường Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo: – Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng. Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được. Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên. Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên. Một hôm, tôi đọc sai, thầy tôi nói: – Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi. Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi. Từ đó, tôi không dám sao những một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết" tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái. Cụ Vi-ta-li hỏi tôi: – Bây giờ con có muốn học nhạc không? – Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên còn nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà. Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi: – Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn. Theo Héc-to Ma-lô, Hà Mai Anh dịch - Mẫu chuyện trên được trích từ tiểu thuyết "Không gia đình" của nhà văn Pháp Héc-ta Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh,Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.Trải bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt. - Đắc chí: tỏ ra thích thú vì đạt được mong muốn. - Sao nhãng: (nghĩa trong bài) không dồn công sức vào công việc chính phải làm, do chủ quan. Rê-mi được thầy Vi-ta-li dạy học trong hoàn cảnh nào?
Cậu bé say mê toán học Ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, có một bạn nhỏ người dân tộc Chăm tên là Đổng Trọng Nghĩa. Ở nhà, mọi người thường gọi Nghĩa là Ja Aok – tên một chàng dũng sĩ trong truyện cổ tích Chăm – với ước mong cậu luôn khoẻ mạnh, thông minh và tốt bụng. Lên bốn tuổi, Nghĩa đã sớm bộc lộ năng khiếu toán học. Em tính nhẩm rất nhanh và đặc biệt thích thú với những trò chơi đố vui về toán. Em luôn tích cực truyền cảm hứng và khơi gợi hứng thú cho các bạn trong giờ học toán. Không những thế, Nghĩa còn học đều tất cả các môn và rất tích cực tham gia các hoạt động của trường, lớp. Nhờ niềm say mê và không ngừng nỗ lực, năm học lớp Năm, em được chọn là một trong sáu thí sinh đại diện cho Việt Nam tham dự cuộc thi “Toán trí tuệ Quốc tế” tại Thái Lan. Cậu bé thông minh, lanh lợi ấy đã xuất sắc đoạt giải Nhì. Nghĩa xem những trải nghiệm từ cuộc thi với hơn 1.000 thí sinh đến từ 22 quốc gia là kinh nghiệm quý báu. Em luôn tự nhủ phải khiêm tốn và cố gắng học tập tốt hơn nữa để trở thành một nhà sáng lập, tạo ra những trò chơi về toán học, mang lại niềm vui và phát triển khả năng sáng tạo cho mọi người. Trọng Nhân tổng hợp Bố mẹ gửi gắm điều gì vào tên thường gọi ở nhà của Đổng Trọng Nghĩa?