Danh sách câu hỏi

Có 4597 câu hỏi trên 92 trang
Hành tinh kì lạ Khi tàu vượt qua hành lang lửa trên hành trình thám hiểm không gian, phía trước tàu bỗng xuất hiện những tia sáng nhấp nháy. Các kim đồng hồ ở buồng lái rối loạn, rồi không nhúc nhích nữa. Tàu buộc phải đáp xuống hành tinh gần nhất. Cửa tàu hé mở, hai người ăn mặc như sĩ quan bước vào. Họ kiểm tra chúng tôi và vật dụng mang theo. Chăn-bai huých tôi, nói nhỏ: – Người máy. Tôi giật mình nhưng chưa nhận ra họ có gì khác thường. Khi họ đưa chúng tôi vào thành phố, tôi quan sát những người xung quanh mới nhận ra sự khác biệt. Da của họ có nhiều màu: hồng, ánh xanh, vàng nghệ hoặc tím,... Vài người kéo cao tay áo, để lộ những cánh tay bằng thép. – Chắc họ chỉ quen “dời non, lấp biển” – Chăn-bai cười. Cậu chăm chú nghe máy dịch tự động, lẩm bẩm: – Mỗi ngày mười giờ, một tuần mười ngày, mỗi tháng mười tuần, một năm mười tháng. Thế là dài hơn hay ngắn hơn ở Trái Đất nhỉ? Tôi thì mải mê với máy móc dọc đường đi. Tất cả các việc đều do máy làm, từ xây dựng đến cắt tóc, tẩm quất,... Tôi thích nhất những chiếc ô tô vừa chạy vừa bay. Chúng hoạt động theo yêu cầu bằng giọng nói của chủ nhân. Tất nhiên, tôi chẳng ra lệnh được cho xe nào vì không cái nào thuộc sở hữu của tôi. Cái gì cũng hấp dẫn cho tới khi chúng tôi thấy quá nóng bức. Ở Trái Đất, 30 độ chưa nóng lắm, nhưng ở đây oi bức lạ thường mặc dù có rất nhiều cây. Tôi lại gần một cây đại thụ. Thân to đồ sộ, gốc rễ xù xì, cành lá xanh tươi, nhưng càng lại gần càng nóng ran. Tôi sờ vào thân cây và chợt phát hiện ra đây cũng chỉ là cái máy mang hình cây. Chao ôi, tôi bỗng nhớ Trái Đất của tôi làm sao! Tôi thèm bóng cây râm mát với tiếng chim hót ríu ran làm sao! Bao giờ tôi mới được trở về? (Theo Viết Linh) Tìm chi tiết cho biết lí do con tàu phải hạ cánh xuống hành tinh gần nhất.
Bộ sưu tập độc đáo Vào một buổi học dịp gần Tết, thầy Dương nói: – Sắp nghỉ Tết, thấy muốn lớp có một hoạt động vui và ý nghĩa. Mỗi bạn sẽ sưu tầm một món đồ. Ra Tết, chúng ta tổ chức triển lãm. Cả lớp ồ lên. Long cười rất “oách” vì cậu ấy là “vua” tem trong lớp. Khánh cùng đắc ý vì cậu ấy chuyên sưu tầm kẹp sách. Còn Loan hơi lo vì chưa biết sưu tầm gì. Thầy bảo: – Quan trọng là ý nghĩa chứ đừng chú trọng giá trị vật chất của món đồ. Về nhà, Loan cứ nghĩ mãi: “Sưu tầm cái gì thật ý nghĩa được nhỉ?" Thấy bố, vốn là một giáo viên, nghe lại băng ghi âm các bài giảng, Loan chợt nảy ra ý tưởng sưu tầm giọng nói của cả lớp. Loan mượn bổ chiếc máy ghi âm. Gặp bạn nào, Loan cũng bảo: – Cậu nói một câu chúc lớp mình đi! – Chúc gì được chứ? – Gì cũng được. Chúng mình sắp chuyển cấp rồi. Thế là mỗi bạn một câu. Trong vài ngày, Loan đã ghi âm xong. Ngày triển lãm, lớp học như một cửa hiệu tạp hoá vui nhộn. Đến lượt mình, Loan trịnh trọng cắm máy ghi âm vào loa rồi hồi hộp bật lên. Cả lớp tò mò nhìn chiếc loa. – Chúc tình bạn của chúng mình thật lâu bền! Phượng giật mình. Chính là giọng của bạn ấy. Giọng Phượng mềm mại như phát thanh viên. Cả lớp vỗ tay như pháo ran. Vài bạn chồm hẳn người lên. Ai cũng háo hức chờ đến mình. – Chúc ai có tật thì sửa, không có thì bỏ qua. Cả lớp cười lăn. Long – chủ nhân của giọng nói liến thoắng vừa vang lên – cũng ôm bụng cười. Cứ thế, mỗi giọng nói cất lên đều thật thân thương và quen thuộc. Ai đi qua lớp Loan cũng ngạc nhiên vì những tiếng vỗ tay liên tiếp vọng ra. Thỉnh thoảng, lại có tràng cười lớn, xen lẫn tiếng thầy Dương: – Độc đáo quá, ý nghĩa quả! (Theo Trường Chi Lộ, Ngọc Khánh dịch Thầy Dương muốn cả lớp thực hiện hoạt động gì? Các bạn trong lớp có thái độ như thế nào với hoạt động ấy?
Ngôi sao sân cỏ Tôi được bạn bẻ khu phố công nhận là cầu thủ xuất sắc. Thế mà đợi mãi tôi mới có dịp ra mắt “giới hâm mộ bóng đá trường nhà" trong trận đấu với lớp 5C sáng nay. Trận đấu gay cấn từ những phút đầu. Mạnh lăn xả cướp bóng rồi chuyền cho tôi dần xuống vòng cấm địa. Hậu vệ lớp C xổ lên chặn. Mạnh và Chiến đã lên kịp. Nhưng tôi vẫn cố hất bóng qua hậu vệ lớp C vì không muốn nhường ai cơ hội ghi bàn. Chậm rồi, thủ môn đã lao lên bắt bóng. Cả sân vỡ oà vì tiếc. Sốt ruột lắm nhưng đến giữa hiệp tôi mới ghi bàn. Tiếng vỗ tay dội lên, tôi sung sướng chạy như một ngôi sao sản cỏ. Từ lúc đó, lớp C kèm tôi như hình với bóng. Tôi dắt bóng một quãng là mất, lại chẳng chuyền cho ai, lớp C được thể tấn công và ghi liền hai bàn. Giữa hai hiệp, chúng tôi hội ý. Mạnh thở hồng hộc: – Tại Việt cứ một mình ôm bóng, tụi nó phá mất. Vĩnh đanh mặt: – Hiệp sau đừng ích kỉ thế. Tôi hầm hầm: – Tớ không đá nữa, xem các cậu làm được gì. Không ai đáp lại, chỉ lặng lẽ dãn ra cho tôi đi. Tôi ngồi khuất một góc xem hiệp hai. Có một tích tắc Vĩnh chậm nhịp, không kịp chuyển cho Chiến làm lỡ cơ hội ghi bàn. Tôi làu bàu: “Giữ bo bo thể làm gì chẳng lỡ.”. Nói xong, bất giác tôi nóng bừng mặt. Lớp tôi càng đá càng hay. Bộ ba Long, Chiến, Mạnh chuyền bóng rất ăn ý. Hậu vệ lớp C không sao chặn nổi đường bóng ấy. Rồi Mạnh ung dung đội đầu, tạt bóng gọn vào lưới. Cả sân vỗ tay vang dội. Bàn thắng đẹp quá! Nếu tôi là một trong ba đứa, bàn thắng có đẹp thế không? Tôi bần thần nghĩ, không biết Vĩnh chạy đến: “Vào đi Việt, Chiến đau chân.”. Tôi ngẩn ra giây lát rồi tức tốc chạy theo Vĩnh, cứ như vừa đón được một đường bóng đồng đội chuyền đến cho tôi. (Theo Lê Khắc Hoan) Tìm các thông tin về câu chuyện theo gợi ý.