Học viện Chính sách và Phát triển (HCP): Thông tin tuyển sinh, điểm chuẩn, học phí, chương trình đào tạo (2024)

Mã trường: HCP

Bài viết cập nhật Thông tin tuyển sinh trường Học viện chính sách và phát triển năm 2024 mới nhất gồm đầy đủ các thông tin về mã trường, điểm chuẩn các năm gần nhất, các ngành học, tổ hợp xét tuyển, học phí, … nhằm mục đích giúp học sinh, phụ huynh có đầy đủ thông tin tuyển sinh về trường Đại học, Cao đẳng mình đang quan tâm.

Thông tin tuyển sinh trường Học viện Chính sách và Phát triển

Video giới thiệu trường Học viện Chính sách và Phát triển

Giới thiệu

  • Tên trường: Học viện Chính sách và Phát triển
  • Tên tiếng Anh: Academy of Policy and Development (APD)
  • Mã trường: HCP
  • Hệ đào tạo: Đại học Sau đại học
  • Loại trường: Công lập
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngõ 7, Tôn Thất Thuyết, Cầu giấy, Hà Nội
  • SĐT: 043.7473.186
  • Website: http://apd.edu.vn/
  • Facebook: www.facebook.com/tvtsapd/

Thông tin tuyển sinh

Năm 2024, Học viện Chính sách và Phát triển tuyển sinh theo các hình thức sau đây: Xét tuyển thẳng (1% chỉ tiêu); Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện (54%) và Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (45%). Chi tiết như sau:

1. Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh được đăng ký xét tuyển vào Học viện Chính sách và Phát triển nếu có đủ các điều kiện sau:

- Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xác định trúng tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) bao gồm các thí sinh đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam và nước ngoài đáp ứng các điều kiện trong đề án tuyển sinh năm 2024 của Học viện.

- Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước.

3. Hình thức tuyển sinh:

Năm 2024 Học viện tuyển sinh theo các hình thức sau đây:

- Xét tuyển thẳng: 1% chỉ tiêu

- Xét tuyển kết hợp theo Đề án tuyển sinh của Học viện: 54%

- Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024: 45%

Nếu xét tuyển theo từng đợt/hình thức xét tuyển trước chưa đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển cho các đợt hình thức xét tuyển sau và ngược lại.

3.1. Xét tuyển thẳng (Mã: 301-HCPTT): Tuyển thẳng những thí sinh quy định tại mục a Khoản 2 Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06/06/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3.2. Xét tuyển kết hợp

(1) Phương thức 1 (Mã: 303-HCP01): Xét tuyển kết hợp kết quả học tập THPT và thành tích đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố 

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập (TBCHT) học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và đạt giải Nhất, Nhì, Ba các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố trở lên

Cách thức xét tuyển: Xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển.  Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm quy đổi giải thưởng) × 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi giải thưởng:

STT

Giải thi Học sinh giỏi

Mức điểm quy đổi

1

Từ giải Ba cấp Quốc gia trở lên

10,0

2

Giải Nhất cấp Tỉnh/Thành phố

9,5

3

Giải Nhì cấp Tỉnh/Thành phố

9,0

4

Giải Ba cấp Tỉnh/Thành phố

8,5

(2) Phương thức 2 (Mã: 410-HCP02): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ năng lực quốc tế

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): chứng chỉ SAT đạt từ 1000 điểm trở lên hoặc chứng chỉ ACT đạt từ 25 điểm trở lên hoặc chứng chỉ A-Level đạt từ 70 điểm trở lên.

– Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển.  Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm SAT × 30)/1600 + điểm ưu tiên (nếu có)

ĐXT = (Điểm ACT × 30)/36 + điểm ưu tiên (nếu có)

ĐXT = (Điểm A-Level quy đổi) × 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi chứng chỉ A – Level:

Chứng chỉ

Mức điểm chứng chỉ A – Level

Mức điểm quy đổi

A+

97-100

10,0

A

93-96

10,0

A-

90-92

9,5

B+

87-89

9,2

B

83-86

9,0

B-

80-82

8,7

C+

77-79

8,5

C

73-76

8,2

C-

70-72

8,0

(3) Phương thức 3 (Mã: 410-HCP03): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

- Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm trung bình chung học tập học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt điểm IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ tương đương) trở lên.

- Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm quy đổi CCTAQT) x 3 + điểm ưu tiên (nếu có)

Bảng điểm quy đổi chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế:

 

Điểm chứng chỉ

Điểm quy đổi

IELTS Academic

TOEFL iBT

TOEFL ITP

TOEIC

CAMBRIDGE

5.0

50

463

550

151

8,5

5.5

61

500

600

160

9,0

6.0

66

513

650

170

9,5

6.5

79

550

750

179

10,0

7.0

93

583

800

185

10,0

7.5

105

625

850

190

10,0

8.0

110

645

875

195

10,0

(4) Phương thức 4 (Mã: 402 – HCPDGNL): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 đạt từ 75 điểm trở lên.

Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển.  Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm ĐGNL × 30)/150 + điểm ưu tiên (nếu có)

(5) Phương thức 5 (Mã: 402 – HCPDGTD): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy (ĐGTD) của Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham dự bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 đạt từ 60 điểm trở lên.

Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Điểm xét tuyển (ĐXT) theo thang 30 được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm ĐGTD × 30)/100+ điểm ưu tiên (nếu có)

(6) Phương thức 6 (Mã: 200- HCP06): Xét tuyển theo điểm học tập THPT 

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.

Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển.  Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó: Môn 1, môn 2, môn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng theo học kỳ các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo cách tính sau:

Điểm môn 1 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1)/3

Điểm môn 2 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 2 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 2 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 2)/3

Điểm môn 3 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 3 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 3 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 3)/3

Xét tuyển theo thang điểm 30 theo tổ hợp theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0.

(7) Phương thức 7 (Mã: 200 – HCP07): Xét tuyển theo điểm học tập THPT  

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.

Cách thức xét tuyển: xét theo điểm từ trên cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu xét tuyển.  Điểm xét tuyển (ĐXT) được xác định như sau:

ĐXT = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó: Môn 1, Môn 2, Môn 3 lần lượt là điểm trung bình cộng theo học kỳ các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành theo cách tính sau:

Điểm môn 1 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 1)/2

Điểm môn 2 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 2 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 2)/2

Điểm môn 3 = (Điểm TB HK1 lớp 12 môn 3 + Điểm TB HK2 lớp 12 môn 3)/2

Xét tuyển theo thang điểm 30 theo tổ hợp theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0

(8) Phương thức 8 (HCP08): Xét tuyển dựa trên kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2024

Xét tuyển theo thang điểm 30 với 08 tổ hợp (A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09, D10) theo từng mã ngành/mã tuyển sinh. Riêng ngành ngôn ngữ Anh, các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng Tiếng Anh: Xét tuyển theo thang điểm 40 với điểm môn Tiếng Anh được nhân hệ số 2,0.

De an tuyen sinh Hoc vien Chinh sach va Phat trien nam 2024

4. Thời gian nhận hồ sơ: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của Học viện.

5. Chỉ tiêu tuyển sinh: Chỉ tiêu tuyển sinh đối với từng ngành/chương trình theo từng phương thức tuyển sinh. Chỉ tiêu của từng phương thức tuyển sinh nếu không tuyển đủ sẽ được chuyển sang sang phương thức tuyển sinh cuối cùng và ngược lại.

5.1. Chỉ tiêu từng phương thức

Chỉ tiêu từng phương thức như sau:

De an tuyen sinh Hoc vien Chinh sach va Phat trien nam 2024

5.2. Mã phương thức xét tuyển

STT

Mã phương thức xét tuyển

Tên phương thức

1

301 (HCPTT)

Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT

2

303 (HCP01)

Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và thành tích đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố

3

410 (HCP02)

Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ năng lực quốc tế

4

410 (HCP03)

Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

5

402 (HCPDGNL)

Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực

(ĐGNL) của ĐH Quốc gia Hà Nội

6

402 (HCPDGTD)

Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐGTD)

7

200 (HCP06)

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12

8

200 (HCP07)

Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT lớp 12

9

100 (HCP08)

Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024

 

6. Ngưỡng đầu vào:

(1) Phương thức 1 (HCP01): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và đạt giải trong kì thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và đạt giải Nhất, Nhì, Ba tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của ngành.

(2) Phương thức 2 (HCP02): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chúng chỉ năng lực quốc tế.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ năng lực quốc tế trong thời hạn 3 năm (tính đến ngày xét tuyển): SAT từ 1000 điểm trở lên hoặc ACT từ 25 điểm trở lên hoặc A-Level từ 70 điểm trở
lên.

(3) Phương thức 3 (HCP03): Xét tuyển kết hợp theo kết quả học tập THPT và chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh học tại các trường THPT có điểm TBCHT kỳ 1 lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày xét tuyển): đạt điểm IELTS 5.0 (hoặc chứng chỉ tương đương) trở lên.

(4) Phương thức 4 (HCPDGNL): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐGNL).

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có kết quả bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 đạt từ 75 điểm trở lên.

(5) Phương thức 5 (HCPDGTD): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐGTD).

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh tham dự bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 đạt từ 60 điểm trở lên.

(6) Phương thức 6 (HCP06): Xét tuyển theo điểm học tập THPT.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 02 học kì lớp 11 và học kì I lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên.

(7) Phương thức 7 (HCP07): Xét tuyển theo điểm học tập THPT.

Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có điểm trung bình cộng kết quả học tập theo học kỳ 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 02 học kì lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên. 2024.

(8) Phương thức 8 (HCP08): Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm2024

Ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển theo thông báo của Học viện ngay sau khi có kết quả thi Tốt nghiệp THPT năm 2024.

Điểm chuẩn các năm

A. Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển Học viện Chính sách và Phát triển năm 2023 mới nhất

Trường Học viện Chính sách và Phát triển chính thức công bố điểm chuẩn, trúng tuyển các ngành và chuyên nghành đào tạo hệ đại học chính quy năm 2023. Mời các bạn xem ngay thông tin điểm chuẩn các tổ hợp môn từng ngành chi tiết tại đây:

1. Phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2023

Mức điểm chuẩn trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2023 dao động từ 15 đến 21.5 điểm. 

Các ngành thế mạnh có điểm chuẩn cao nhất là Ngôn ngữ Anh – 21.5 điểm (có nhân đôi hệ số tiếng Anh), ngành Công nghệ thông tin – 16 điểm. 

Một số ngành tiềm năng như Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Hàn Quốc… có mức điểm trúng tuyển từ 15 điểm đến 16 điểm. Đây đều là những ngành được nhiều thí sinh quan tâm và lựa chọn. Tất cả các ngành còn lại có mức điểm trúng tuyển là 15 điểm. Cụ thể như sau:

Diem chuan Dai hoc Ngoai ngu Tin hoc TPHCM nam 2023

Lưu ý: Mức điểm trên dành cho thí sinh là học sinh phổ thông khu vực 3 (chưa tính điểm đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên).

2. Các phương thức xét học bạ THPT đợt 4 (phương thức 2 và phương thức 3)

Đối với phương thức xét tuyển theo kết quả học bạ THPT, HUFLIT áp dụng theo 02 phương thức: Xét học bạ THPT: học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 THPT) và xét học bạ THPT  lớp 12.

Điểm trúng tuyển của đợt 4 không có quá nhiều thay đổi so với các đợt trước. Một số ngành có điểm xét tuyển nhân đôi hệ số môn Tiếng Anh là: Ngôn ngữ Anh, Quản trị Kinh doanh, Kinh doanh Quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Quan hệ Quốc tế, Quan hệ công chúng, Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành và Quản trị Khách sạn. 

Điểm chuẩn cụ thể như sau:

Diem chuan Dai hoc Ngoai ngu Tin hoc TPHCM nam 2023

Lưu ý: Mức điểm trên dành cho thí sinh là học sinh phổ thông khu vực 3 (chưa tính điểm đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên).

HUFLIT chúc mừng các thí sinh đã đạt mức điểm chuẩn theo 3 phương thức. Các bạn lưu ý các mốc thời gian sau để không bỏ lỡ thông tin quan trọng:

  • Ngày 22/8/2023, HUFLIT sẽ gửi thông báo trúng tuyển qua SMS hoặc Email cho tất cả thí sinh trúng tuyển. 
  • Sau ngày 22/8/2023, các thí sinh có thể tra cứu trực tiếp tại trang: https://portal.huflit.edu.vn/.
  • Dự kiến, từ ngày 24/8 đến 27/8, HUFLIT mời thí sinh trúng tuyển đến Trường để làm thủ tục nhập học. 
  • Dự kiến, từ ngày 28/08 đến 15/09/2023: Tân sinh viên – Khóa 2023 (K29 tham gia Sinh hoạt công dân theo hình thức Trực tiếp (Bắt buộc).
  • Dự kiến, từ ngày 23/10 đến 19/11/2023: Tân sinh viên – Khóa 2023 (K29) tham gia Sinh hoạt công dân Trực tuyến. Hình thức: Hệ thống moodle-sẽ có hướng dẫn chi tiết; nội dung đính kèm thông báo nhập học (Bắt buộc).
  • Dự kiến, ngày 18/09/2023: Tân sinh viên đi học chính thức.

B. Điểm chuẩn học bạ, ĐGNL Học viện Chính sách và Phát triển 2023

Học viện Chính sách và Phát triển công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2023 theo các phương thức Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT lớp 11 và lớp 12; Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực; Xét tuyển theo chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế;...

Hội đồng tuyển sinh Học viện Chính sách và Phát triển thông báo điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) vào đại học hệ chính quy năm 2023 của Học viện theo phương thức xét tuyển thẳng và xét tuyển kết hợp đợt 1/2023.

Diem chuan hoc ba, DGNL Hoc vien Chinh sach va Phat trien 2023

* Ghi chú: Thứ tự các phương thức theo thông tin trên Đề án tuyển sinh Đại học năm 2023 của Học viện, cụ thể:

- Phương thức 301(HCPTT): Xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GD&ĐT

- Phương thức 303(HCP01): Xét tuyển theo kết quả thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/ Thành phố

- Phương thức 410_1(HCP02): Xét tuyển theo chứng chỉ năng lực quốc tế

- Phương thức 410_2(HCP03): Xét tuyển theo chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế

- Phương thức 402_1(HCPDGNL): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực

- Phương thức 402_2(HCPDGTD): Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá tư duy

- Phương thức 200(HCP10): Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT lớp 11 và lớp 12

Thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển tại địa chỉhttps://dkxt.apd.edu.vn/

Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) cần đăng ký trực tuyến nguyện vọng trúng tuyển này lên hệ thống cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT từ ngày 10/07 đến 17h00 ngày 30/07/2023 theo đúng quy định. Nếu thí sinh không đăng ký nguyện vọng trúng tuyển này lên hệ thống của Bộ GD&ĐT thì coi như từ chối nguyện vọng trúng tuyển vào Học viện.

Học phí

A. Học phí Học viện Chính sách và phát triển năm 2021

- Học phí chương trình đại học hệ chuẩn: 300.000 VNĐ/tín chỉ tương đương 9.500.000 VNĐ/năm học, 38.000.000 đồng/khoá học.

- Học phí  chương trình chuẩn quốc tế dự kiến 730.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương 27.000.000 VNĐ/năm, 108.000.000 đồng/khoá học (Các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Đầu tư chuẩn quốc tế; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế)

B. Học phí Học viện Chính sách và phát triển năm 2020

 - Học phí chương trình đại trà năm 2020 – 2021 khoảng 8,000,000 đồng/năm học (270,000 đồng/Tín chỉ).

- Học phí của chương trình Chuẩn quốc tế năm học 2020-2021 dự kiến là 700.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương với khoảng 26 triệu đồng/năm học (tùy vào số lượng tín chỉ/năm học mà sinh viên lựa chọn). Các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Tài chính chuẩn quốc tế; Ngành Tài chính – Ngân hàng, Chuyên ngành Đầu tư chuẩn quốc tế; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh chuẩn quốc tế

C. Học phí Học viện Chính sách và phát triển năm 2019

- Học phí chương trình hệ chuẩn là: 250.000 đồng/tín chỉ tương đương 8.000.000 đồng/năm học, 32.000.000 đồng/khoá học. Lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm: thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

- Học phí hệ đào tạo chất lượng cao là 650.000 VNĐ/tín chỉ, tương đương với 24 triệu đồng/1 năm học (các ngành: Ngành Kinh tế quốc tế, chuyên ngành Kinh tế đối ngoại;  Ngành Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành Tài chính, Chuyên ngành Đầu tư; Ngành Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Quản trị kinh doanh)

Chương trình đào tạo

Ngành/ Chuyên ngành

Mã ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp môn xét tuyển

Kinh tế

- Chuyên ngành Đầu tư
- Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý công
- Chuyên ngành Đấu thầu và quản lý dự án
- Chuyên ngành Phân tích dữ liệu lớn trong Kinh tế và Kinh doanh

7310101

270

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kinh tế quốc tế

- Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
- Chuyên ngành Thương mại quốc tế và Logistics

7310106

270

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kinh tế phát triển

- Chuyên ngành Kinh tế phát triển
- Chuyên ngành Kế hoạch phát triển

7310105

100

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Quản trị kinh doanh

- Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh du lịch
- Chuyên ngành Quản trị Marketing

7340101

270

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Tài chính – Ngân hàng

- Chuyên ngành Tài chính
- Chuyên ngành Ngân hàng
- Chuyên ngành Thẩm định giá

7340201

150

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Quản lý Nhà nước

- Chuyên ngành Quản lý công

7310205

70

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Luật Kinh tế

- Chuyên ngành Luật Đầu tư - Kinh doanh

7380107

100

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kế toán

- Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán

7340301

100

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Kinh tế số *

- Chuyên ngành Kinh tế và Kinh doanh số

7310112

120

A00, A01, C00, C02, D01, D07, D09

Ngôn ngữ Anh (Dự kiến mở năm 2022)

7220201

100

D01, A01, D07, D09

Một số hình ảnh

Visit Academy of Policy and Development - Toàn cảnh Học viện Chính sách và  Phát triển - YouTube

Fanpage trường

Xem vị trí trên bản đồ