Danh sách câu hỏi

Có 2,003 câu hỏi trên 41 trang
Đọc câu chuyện Do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên dù rất muốn được học tiếp lên cấp 3 nhưng P vẫn phải nghỉ học. Bố mẹ P cho rằng, là con gái thì không cần phải học nhiều, có học tiếp thì cũng không có tiền để đóng học. Do đó, bố mẹ cho P nghỉ học và đi làm để phụ giúp gia đình.  P có năng khiếu về vẽ nên muốn xin được làm ở một công ty may mặc để phát huy khả năng thiết kế của bản thân. P chia sẻ nguyện vọng của mình với bố mẹ nhưng bị phản đối. Vì lo lắng cho con gái nên bố mẹ bắt P phải về làm cho công ty sản xuất của anh T ngay gần nhà. P rất buồn vì không được làm công việc mà bản thân yêu thích để học hỏi và thực hiện ước mơ của mình. Trong quá trình làm việc tại công ty của anh T, P không được đóng bảo hiểm như các công nhân khác dù đã kí hợp đồng. Mặt khác, P cũng không được trang bị đầy đủ các đồ dùng bảo hộ lao động và khám sức khoẻ định kì. Vì vậy, khi không may xảy ra tai nạn trong quá trình làm việc, P phải vào viện và tự chi trả mọi viện phí. Sau khi ra viện, P quyết định nghỉ việc tại công ty của anh T theo đúng quy định trong hợp đồng lao động để xin vào một công ty may theo đúng nguyện vọng của bản thân. Mặt khác, khi biết công ty của anh T có sử dụng các chất cấm trong xuất thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, P đã tố cáo đến các cơ san quan chức năng ở địa phương. a) Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành vi của bố mẹ P.
Đọc các điều luật dưới đây và trả lời câu hỏi HIẾN PHÁP NĂM 2013 (trích) Điều 14 1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Điều 24 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.  3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật. Điều 26 1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.  2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới. Điều 28 1. Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Theo em, những điều luật trên đề cập tới quyền nào của con người và công dân trong Hiến pháp? 
Đọc câu chuyện KHÔNG AI ĐƯỢC VÀO ĐÂY Sáng ngày 27/4/1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã,... Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây. Khi Bác Hồ đến, trong nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bảo tạm dừng và tạo “điều kiện" để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói: - Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu. Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là "hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bẩm. Rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường. - Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân. Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc. Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai "gợi ý”, cả, Bác nói:  - Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết Đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lí lịch của những người ứng cử đây để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc. Bác tự bầu. a) Theo em, nội dung câu chuyện đã đề cập đến nguyên tắc bầu cử nào được quy định trong Hiến pháp?
Đọc thông tin Từ phá thế bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tạo dựng và củng cố vững chắc cục diện đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá, thuận lợi cho công cuộc đổi mới. Cho đến nay, chúng ta đã mở rộng và nâng tầm quan hệ ngoại giao với tất cả các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, từ đó tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với công cuộc đổi mới của nhân dân ta. Đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân và đối ngoại của các ngành, lĩnh vực, địa phương, doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chủ động, tích cực và đi vào chiều sâu. Trong đó, Đảng ta đã có quan hệ với 247 chính đảng ở 11 quốc gia, bao gồm khoảng 90 đảng cộng sản và công nhân quốc tế, các đảng cầm quyền và tham chính có vai trò quan trọng. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của hơn 140 quốc gia và tham gia tích cực tại nhiều diễn đàn nghị viện quốc tế quan trọng. Hoạt động đối ngoại của Chính phủ trên các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hoá - xã hội được đẩy mạnh, góp phần tăng cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức hữu nghị của nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước, quảng bá sâu rộng công cuộc đổi mới, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới. Em hãy xác định nội dung đường lối đối ngoại của nước ta được thể hiện trong thông tin trên theo quy định của Hiến pháp.
Đọc thông tin Nếu trong Hiến pháp năm 1980 và 1992 Hiến pháp được coi là “luật cơ bản của Nhà nước” thì ở Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận Hiến pháp là “luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Một chữ khác biệt song lại thể hiện sự phát triển một bước lớn về nhận thức. Nhân danh “nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tức là nhân danh những giá trị gì được gọi là cao cả nhất, lớn lao nhất tồn tại trên lãnh thổ quốc gia. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa rằng Hiến pháp là luật cơ bản không phải chỉ đối với Nhà nước mà còn đối với toàn xã hội và các chủ thể trong đó. Chính vì vậy, hiệu lực pháp lí cao nhất của Hiến pháp đối với “nước” thì cũng có nghĩa là giá trị tối cao đối với không chỉ bộ máy nhà nước mà còn đối với bất kì người dân, tổ chức hay chủ thể nào trong xã hội. Khi nói Hiến pháp là luật cơ bản của nước còn có nghĩa Hiến pháp chứa đựng giá trị cao nhất, nền tảng nhất của cả quốc gia, dân tộc. Hiến pháp, do đó, có hiệu lực tối cao đối với bất kì hành vi hay công cụ pháp lí nào của các cơ quan nhà nước cũng như hành vi của các chủ thể khác trong xã hội. Theo em, thông tin trên đã đề cập đến đặc điểm nào của Hiến pháp? Giải thích vì sao.