Danh sách câu hỏi
Có 23,423 câu hỏi trên 469 trang
Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, từ nhỏ, ông đã phải rời làng ra Hà Nội kiếm sống. Lúc đầu, ông làm thuê cho một hãng sơn của Pháp. Với ý chí tự lập, ông đã mày mò tìm cách sản xuất sơn, rồi mở hãng sơn Tắc Kè ở Hải Phòng. Sơn Tắc Kè có giá rẻ hơn sơn ngoại mà chất lượng tốt nên dần dần được mọi người ưu chuộng.
Năm 1946, kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ. Cả gia đình ông lên chiến khu, bỏ lại toàn bộ nhà xưởng. Nguyễn Sơn Hà vẫn không ngừng sáng tạo. Ở Việt Bắc, ông sản xuất vải nhựa cách điện, giấy than, mực in, vải mưa… Đó là những sản phẩm rất hữu ích đối với kháng chiến lúc bấy giờ.
Nguyễn Sơn Hà rất tích cực tham gia các hoạt động yêu nước. Ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa I của nước ta. Ngày nay, ở Hải Phòng có đường phố mang tên ông.
Hồng Vũ
Ông Nguyễn Sơn Hà là người mở ra ngành nào ở Việt Nam ?
Năm 1949, bác sĩ Đặng Văn Ngữ rời Nhật Bản về nước tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Để tránh bị địch phát hiện, ông phải vòng từ Nhật Bản qua Thái Lan, sang Lào, về Nghệ An, rồi từ Nghệ An lên chiến khu Việt Bắc. Dù băng qua rừng rậm hay suối sâu, lúc nào ông cũng giữ bên mình chiếc va li đựng nấm pê – ni – xi – lin mà ông gây được từ bên Nhật. Nhờ va li nấm này, ông đã chế được “nước lọc pê- ni –xi –lin” chữa cho thương binh.
Năm 1967, lúc đã gần 60 tuổi, ông lại lên đường ra mặt trận chống Mỹ cứu nước. Ở chiến trường, bệnh sốt rét hoành hành, đồng bào và chiến sĩ cần có ông. Sau nhiều ngày khổ công nghiên cứu, ông chế ra thuốc chống sốt rét và tự tiêm thử vào cơ thể mình những liều thuốc đầu tiên. Thuốc sản xuất ra, bước đầu đã có hiệu quả cao. Những giữa lúc ấy, một trận bom của địch đã cướp đi người tri thức yêu nước và tận tụy của chúng ta.
Theo Đức Hoài
Nội dung chính: Ca ngợi tài năng và tấm lòng tận tụy cống hiện của bác sĩ Đặng Văn Ngữ.
Để về nước tham gia kháng chiến, bác sĩ Đặng Văn Ngữ phải đi đường vòng như thế nào?
Lương Thế Vinh đỗ Trạng nguyên năm 21 tuổi. Ông được mọi người nể phục vì vừa học rộng vừa có rất nhiều sáng kiến trong đời sống.
Có lần, sứ thần Trung Hoa thử tài Lương Thế Ving, nhờ ông cân giúp một con voi. Lương Thế Vinh sai lính dắt con voi xuống thuyền, đánh dấu mức chìm của thuyển. Sau đó, ông cho voi lên bờ và xếp đá vào thuyền. Khi thuyền chìm đến mức đã đánh dấu, ông sai cân chỗ đá ấy và biết voi nặng bao nhiêu.
Sứ thần lại xé một trang sách mỏng, nhờ ông đo xem nó dày bao nhiêu. Ông lấy thước đo cuốn sách, rồi tính ra ngay độ dày của mỗi trang sách. Sứ thần hết sức khâm phục tài trí của Trạng nguyên nước Việt.
Lương Thế Vinh đã tìm ra nhiều quy tắc tính toán, viết thành một cuốn sách. Một quy tắc tính toán đều được ông tóm tắt bằng một bài thơ cho dễ nhớ. Đó là cuốn sách toán đầu tiên ở Việt Nam. Sách của ông được dạy trong nhà trường gần 400 năm. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên làm ra bàn tính. Bàn tính lúc đầu làm bằng đất, về sau làm bằng gỗ và trúc, sơn nhiều màu, rất dễ sự dụng.
Theo sách Kể chuyện thần đồng Việt Nam
Nội dung chính: Ca ngợi sự thông minh của Lương Thế Vinh.
Qua đoạn 1, em biết gì về ông Lương Thế Vinh ?