Danh sách câu hỏi
Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
Văn bản: Một li sữa
Hôm đó, Ke-ly bán hàng rong ở các khu nhà trong thị trấn. Quá trưa, bụng đói cồn cào, nhưng không còn tiền, cậu đành liều gõ cửa một căn nhà ven đường. Một cô bé ra mở cửa. Thay vì xin gì đó để ăn, cậu liền xin nước uống. Cô bé thấy cậu có vẻ đói bụng nên bưng ra một li sữa lớn. Cậu đưa hai tay nhận li sữa. Uống xong, cậu hỏi:
– Tôi nợ bạn bao nhiêu?
– Bạn không nợ gì tôi cả. Mẹ tôi dạy không nhận tiền khi làm điều tốt! – Cô bé mỉm cười thân thiện.
Ke-ly xúc động:
– Tôi cảm ơn bạn và mẹ bạn.
Rời căn nhà, cậu cảm thấy ấm áp, tự tin hơn. Cậu tiếp tục vừa bán hàng rong vừa đi học.
Nhiều năm sau, tại bệnh viện lớn nhất của thành phố có một cô gái bị bệnh hiểm nghèo vừa chuyển từ địa phương lên. Ke-ly được mời khám. Khi nhìn thấy địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng loé lên trong mắt anh. Anh đứng bật dậy đi đến phòng bệnh nhân và nhận ngay ra người đã giúp đỡ mình năm xưa.
Sau thời gian dài điều trị, cô gái khỏi bệnh. Trước khi tờ hoá đơn thanh toán viện phí được chuyển đến cô, bác sĩ Ke-ly đã viết gì đó vào góc phía dưới.
Cô gái lo sợ không dám mở ra vì nghĩ mình khó mà trả hết được số tiền này.
Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ được viết nhanh trên tờ hoá đơn:
"Đã được trả đủ bằng một li sữa.
Kí tên
Tiến sĩ Hao-ớt Ke-ly"
Cô gái thốt lên trong nước mắt:
– Cảm ơn ông!
Theo Hạt giống tâm hồn
Cô bé làm gì khi Ke-ly gõ cửa xin nước uống?
Văn bản: Thân thương xử Vàm
Chợ Vàm Cái Đôi nép vào một góc bến tàu, họp từ khi bình minh chưa lên. Giữa khuya, xuồng từ trong các kinh, vàm, xáng,... đã xôn xao chuyển rau, cá, các loại củ, quả từ vườn nhà ra chợ. Chợ nhỏ và ôn hoà, bình dị lắm. Người tới trước, trải cái bao bố xẻ đôi ra làm dấu. Người tới sau thì kiếm chỗ nào còn trống mà ngồi. Người nào lỡ có lấn sang bên kia tí đỉnh thì cũng cười xoà, có nhiều đầu, dân ruộng với nhau mà. Ở Vàm Cái Đôi hay gắn chữ “ruộng” phía sau mỗi tên gọi. Ví như “rau ruộng”, “cá ruộng”, “đám cưới ruộng".... Cách gọi ấy gửi gắm biết bao tình cảm thương mến và sự thân tình.
Người dân xứ Vàm cho dù đi đâu cũng nhớ phiên chợ hiền lành góc bến tàu cũ, nhớ ngọn gió chướng non làm thảng thốt con đường trắng hoa lau, hoa vậy. Nhớ về Vàm là nhớ về sự bình yên của dòng sông nối liền xứ sở, những con đường hai bên bờ lau sậy mịt mùng. Nhớ về Vàm là nhớ về những buổi sáng mai người ta thức dậy bằng tiếng còi tàu rời bến sớm nhất rúc lên vang lừng cả thị trấn.
(Nguyễn Thị Việt Hà)
Những chi tiết nào cho biết chợ Vàm Cái Đôi họp từ rất sớm?