Danh sách câu hỏi
Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
Thay ... trong đoạn văn sau bằng một trạng ngữ phù hợp trong khung:
sau trận mưa rả rích, dưới mặt đất, xa xa, trên các vòm lá dày ướt đẫm
..., nước mưa vẫn còn róc rách, luồn lỏi chảy thành hàng vạn dòng mỏng manh, buốt lạnh. ..., những con chim Klang mạnh mẽ, dữ tợn, bắt đầu giang những đôi cánh lớn, giũ nước phành phạch. ..., những chỏm núi màu tím biếc cắt chéo trên nền trời. Một dải mây mỏng, mềm mại như dải lụa quấn ngang các chòm núi. ..., núi rừng Trường Sơn như bừng tỉnh, cảnh vật thêm sức sống mới.
Theo Tiếng Việt 5, tập một, năm 2000
Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
“Túc, túc, túc,...', một con gà mẹ gọi đàn con ở cạnh gò. Mẹ bới đất tìm mồi, con xúm lại chỗ con dế đất. Bỗng gà mẹ kêu “tót" một tiếng to vì có bóng một con diều hâu thoáng qua. “Tác, tác, tác”, gà mẹ la liên tiếp. Bầy gà con như đã quen tiếng báo động, liền chạy trốn. Con thì chui vào bụi cây, con thì núp dưới bờ gò. Gà mẹ chạy qua chạy lại, vừa la vừa nhìn diều hâu đang bay lượn trên không.
Theo Nguyễn Hữu Uẩn
a. Đoạn văn tả những hoạt động nào của đàn gà?
b. Hoạt động của gà mẹ và gà con được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?
c. Nhận xét về cách tác giả dùng từ ngữ gợi tả tiếng kêu của gà mẹ.
Xác định trạng ngữ của các câu trong mỗi đoạn văn sau:
a. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo Nguyễn Khắc Viện
b. Sáng sớm, gà mẹ dẫn gà con đi kiếm mồi. Bằng những cái móng sắc nhọn, nó nhanh nhẹn bới đất, dùng mỏ kẹp chặt lấy con giun. Nghe tiếng mẹ, đàn gà con xúm lại, chờ được chia phần. Góc vườn, bác chuối già rung rinh tay lá như khen ngợi những chú gà bé bỏng. Nắng, gió cũng hoà nhịp vui theo.
Theo Thu Tâm
Bài đọc: Biển và rừng cây dưới lòng đất
Kể từ ngày giải mã được bức mật thư và quyết định lên đường, hôm nay đã sang ngày thứ bốn mươi tám, giáo sư Brốc, anh Han và tôi đi xuống lòng đất.
Ăn sáng xong, chủ Brốc bảo:
– Éc-xen, nhanh lên cháu!
Tôi khoác thêm áo, bước theo chú. Đã quen với bóng tối, tôi vội nhắm mắt khi gặp một luồng ánh sáng. Lúc mở mắt, tôi sửng sốt:
– Biển!
Một làn nước rộng trải ra mênh mông quá tầm mắt. Từng đợt sóng theo nhau xô lên bãi cát. Tiếng sóng vỗ bờ rì rào âm vang. Bọt sóng nhẹ tung bay theo gió phả vào mặt tôi. Xa xa, những khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương. Vòm đá hoa cương trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động... Sở dĩ tôi có thể phóng tầm mắt ra tít ngoài khơi vì cảnh vật được soi tỏ bằng thứ ánh sáng đặc biệt, không phải ánh mặt trời rực rỡ, cũng chẳng phải ánh sáng mờ ảo của mặt trăng. Khả năng chiếu sáng, sắc sáng trắng và khô,... chứng tỏ ánh sáng này do điện mà ra.
Đi tiếp khoảng năm trăm bước, chúng tôi thấy một rừng cây rậm rạp. Tán cây tròn trĩnh như những chiếc dù. Gió thổi mạnh tán cây vẫn im phăng phắc như đã hoá đá! Hình như đây là một loại cây trên mặt đất không có. Đến gần, chú Brốc gọi ngay tên nó:
– Rừng nấm!
Nhưng không chỉ có nấm mà xa xa có rất nhiều loại cây cao lớn khác thường mọc thành từng nhóm.
– Thật tuyệt vời! – chú Brốc kêu lên – Đây chính là toàn bộ hệ thực vật thuộc thời kì chuyển tiếp của thế giới. Cháu chiêm ngưỡng đi! Không một nhà thực vật học nào gặp một dịp may hiếm có như vậy đâu!
Theo Giuyn Véc-nơ, Giang Hà Vy dịch
Giáo sư Brốc, anh Han và Éc-xen đi đâu?