Danh sách câu hỏi
Có 36,482 câu hỏi trên 730 trang
Em hãy đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi:
Trường hợp 1:
Minh có thói quen xây dựng kế hoạch học tập với các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể và sắp xếp thời gian một cách hợp lí. Ngoài giờ học trên lớp, Sinh con tranh thủ thời gian ở trường để tìm đọc các tài liệu tham khảo trong thư viện hay mượn sách mang về nhà đọc. Với bài tập khó, Minh không dễ dàng từ bỏ mả luôn có găng đảo sâu suy nghĩ, tìm mọi cách giải hay và sáng tạo. Vì vậy nhiều năm liền, Minh là học sinh tiêu biểu của trưởng và luôn được thầy cô khen ngợi, bạn bè ngưỡng mộ.
Trường hợp 2:
Từ mềm đam mê đặc biệt với môn Tiếng Anh, Nga đã cố gắng hết mình trong học tập với mục tiêu học tập rõ ràng. Mặc dù điều kiện gia đình khó khăn nhưng không lúc nào Nga ca thán hay tự ti mà luôn nỗ lực, kiên trì học tập. Với quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định, Nga đã đạt được những thành tích đáng nể. Năm lớp 9, Nga đã giành giải Nhất cuộc thi Ô-lim-pích Tiếng Anh cấp tỉnh dành cho học sinh trung học Cơ sở. Ở lớp, Nga còn tích cực giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập. Nga luôn chủ động với kế hoạch học tập của bản thân và nuôi chí lớn chinh phục các kỳ thi cao hơn.
Theo em, vì sao Minh và Nga đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?
Em hãy đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi:
Bạn Nguyễn Tất Minh - xóm 1, xã Đông Thắng, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, bị khuyết tật bẩm sinh khiến Minh không tự đi lại được. Mặc dù vậy, Minh rất ham học và luôn mơ ước được đi học cùng các bạn. Ngô Minh Hiếu là bạn học cùng xóm, vì thương cảm hoàn cảnh của Minh đã tự nguyện làm “đôi chân” cõng bạn đến trường suốt 10 năm học.
Với kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2014 - 2020 đạt trên 28 điểm, Minh đã đỗ vào Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội như nguyện vọng. Còn Hiếu đã được Trường Đại học Y Thái Bình tiếp nhận và miễn toàn bộ học phí. Hiểu tâm sự: “Cái em tiếc nhất không phải là không đỗ vào Trường Đại học Y Hà Nội, mà là em không được học ở Hà Nội để tiếp tục giúp đỡ bạn Minh, người bạn tri kỉ của em”.
Sau khi Minh ra Hà Nội học, hai bạn dù không được ở gần nhau nhưng vẫn quan tâm, dõi theo và động viên nhau. Chia sẻ về mong muốn của mình, Hiếu nói: “Em tin rằng ở Hà Nội, Minh sẽ được nhiều người hỗ trợ và thậm chí giúp đỡ còn tốt hơn những việc em đã dành cho bạn”.
Em hãy chia sẻ cảm xúc của em về việc làm của anh Hiếu?
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
CÂY XANH BỐN MÙA
Thường ngày, Bác Hồ rất quan tâm và cảm thông với sự vất vả của nhân dân lao động. Một hôm, Bác gọi đồng chí Vũ Kỳ đến và nói: “Có những đêm nằm nghỉ, nghe thấy tiếng chổi tre quét đường phố rất khuya, Bác nghĩ rằng mùa đông, các cô chú công nhân quét đường vất vả lắm. Chú thử tìm cách điều tra cụ thể rồi nói lại cho Bác biết”.
Vâng lời Bác, một đêm nọ, đồng chí Vũ Kỳ lững thững dạo theo hè phố từ lúc người công nhân bắt đầu làm việc cho đến lúc dừng tay, nên đã biết được việc làm thầm lặng và vất vả của họ.
Đồng chí Vũ Kỳ báo cáo với Bác rất tỉ mỉ về sự vất vả của người công nhân quét đường. Bác suy nghĩ hồi lâu rồi bảo: “Chú nhớ nhắc những cơ quan có trách nhiệm phải có chế độ cấp phát quần áo lao động để bảo vệ sức khỏe cho các cô, các chú ấy, nhắc nhở cán bộ phụ trách các cấp phải quan tâm đúng mức đến anh chị em làm nghề vất vả này”.
Rồi một lần khác, Bác có việc đi sang nước bạn. Nước bạn đang mùa đông lạnh giá, hầu hết cây cối đều trụi lá, nhưng có một loài cây bốn mùa đều xanh tươi. Người quyết định xin giống cây ấy mang về Việt Nam. Về nước, Bác giao giống cây đó cho người làm vườn và nói trồng thử, nếu cây chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các đường phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả, đỡ tốn công cho anh chị em công nhân quét đường. Không rõ tên của loài cây ấy là gì, anh chị em vẫn thường gọi là “Cây xanh bốn mùa”.
Bác Hồ đã có những việc làm nào đối với anh chị em công nhân quét đường và ý nghĩa của việc làm đó?
Ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, trên nhiều công trình bị du khách viết, vẽ,...gây mất mĩ quan.
Trên một số cây cột hàng trăm năm tuổi ở đình Tân Trào, một số người đã khắc tên, địa chỉ hoặc các hình trái tim, hoa lá,... Thậm chí có người để lại cả địa chỉ, số điện thoại, tài khoản mạng xã hội,... Không chỉ ở trên những công trình, vật dụng tại khu di tích, ngay cả các thân cây, tảng đá và một số bia trong khu di tích cũng bị viết, vẽ gây mất mỹ quan.
Em đồng ý hay không đồng ý với những việc làm trên? Vì sao?
Cho các di sản: Khu du lịch Tràng An Ninh Binh), Nhã nhạc cung đình Huế, Bàu Trắng (Bình Thuận), Lễ hội đua thuyền định Bình Thuỷ (An Giang), Địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), Động Phong Nha (Quảng Bình), Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Dân ca Quan Họ Bắc Ninh, Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Truyện Kiều (Nguyễn Du), Nghề gốm Thanh Hà (Quảng Nam), Lễ cấp sắc của người Dao Tiền (Phú Thọ), Lễ hội Ada Koonh (Mừng lúa mới) của người Pa Cô.
Em hãy phân loại các di sản theo bảng gợi ý dưới đây:
Di tích lịch sử, văn hoá
Danh lam
thắng cảnh
Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Di sản văn hoá
phi vật thể
Em hãy đọc thông tin, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
Luật Di sản văn hoá năm 2001
Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá,
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá,
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá,
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất,
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá,
Điều 16 (trích). Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1 Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá,
2. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá,
Căn cứ vào những quy định của pháp luật trong thông tin, em hãy nhận xét việc làm, hành động của các tổ chức, cá nhân trong các hình ảnh trên.
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Những năm qua, các di sản văn hoá được nhận diện giá trị, bảo tồn và phát huy, đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục lịch sử, vun đắp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mĩ quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam ra thế giới, thông qua hoạt động du lịch, giao lưu văn hoá và hợp tác phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Di sản văn hoá Việt Nam đã và đang thể hiện ngày càng rõ hơn vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, hình thành nên nguồn nhân lực đóng góp trực tiếp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên phương diện kinh tế - xã hội, nhiều di sản văn hoá đã trở thành những sản phẩm văn hoá- du lịch hoàn chỉnh, vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển ngành kinh tế mũi nhọn du lịch, đồng thời, từng bước làm thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương nơi có di sản, mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.
Theo em, thông tin trên đã cho thấy di sản văn hoá có ý nghĩa như thế nào với con người và xã hội?
Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học,
Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hoá, khoa học.
(Theo Luật Di sản văn hoá năm 2013)
Dựa vào thông tin trên, em hãy quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết di sản văn hoá nào là: Di tích lịch sử, Danh lam thắng cảnh, Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; Di sản văn hoá phi vật thể. Giải thích vì sao.