Danh sách câu hỏi
Có 2,003 câu hỏi trên 41 trang
Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn: yêu nước, giải phóng dân tộc, độc lập, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lợi, nhân dân ta, hơn hai mươi năm để hoàn thiện các đoạn dữ liệu sau.
Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh .........(1)........ Có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt …...(2)…... đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền .........(3)....., mở ra thời kỳ phát triển mới cho dân tộc.
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do .........(4)............ có lòng .......(5)...... nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại nền độc lập cho đất nước. Nhân dân đã cùng đứng lên, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí,... và trải qua nhiều gian khổ, hi sinh để giành thắng lợi cuối cùng. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa còn gắn liền với đường lối đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là những lãnh tụ xuất sắc ...(6)...... và .............(7)............. cùng những vị tướng tài như ........(8)..........., ..........(9)........
Từ nội dung các đoạn tư liệu sau, theo em nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh là gì? Vì sao? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu.
1. Khi họp bàn về kế sách chống giặc Minh, Hồ Nguyên Trừng nói:
“Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”.
(Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, 1993, tr. 211)
2. Nguyễn Trãi đã từng nhận xét:
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển;
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi.
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước.
(Theo Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, Quan hải tùng thư (dịch nghĩa), NXB Khoa học xã hội, 2020, tr. 222)
Đọc và khai thác các đoạn thông tin dưới đây.
1. Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, ông đã trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
2. Khắp nơi quân ta tự động thích vào cánh tay của mình hai chữ “Sát Thát"... Tại điện Diên Hồng, khi được hỏi về kế đánh giặc, tất cả các bô lão đều đồng thanh hô lớn:“Đánh!”.
3. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đến gặp Trần Quốc Tuấn và có ý dò hỏi:“Thế giặc như thế, ta phải hàng thôi. Trần Quốc Tuấn trả lời:“Xin bệ hạ chém đầu thần rồi hãy hàng”.
4. Năm 1285, danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân đánh chặn địch để vua Trần và triều đình rút về Thiên Trường. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, ông bị bắt. Quân giặc dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng ông khẳng khái đáp trả: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc".
5. Ở Hội nghị Bình Thạn, vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết.
Em hãy:
Chỉ ra điểm chung về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.