Danh sách câu hỏi
Có 4,567 câu hỏi trên 92 trang
Đọc thông tin:
ĐÔI BẠN THÂN SÁNG TẠO PHẦN MỀM GIÚP NHẬN DIỆN HƠN 12.000 LOÀI DƯỢC THẢO THỰC VẬT
Đạt giải ba cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học tại Huế với sáng chế phần mềm The Plantae - nhận diện và cung cấp thông tin khoa học thực vật, hai học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, thành phố Nha Trang là Trang Sĩ Thái và Nguyễn Trần Thanh Ngân nhằm giúp người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo thực vật.
Trong quá trình thực hiện phần mềm, hai bạn gặp phải không ít khó khăn. “Trở ngại lớn nhất của chúng mình là việc tìm kiếm nguồn dược liệu để phân tích. Ngoài những loài cây thuốc có sẵn đang được trồng trong khuôn viên nhà trường, chúng mình phải chủ động tìm kiếm và nhờ sự hỗ trợ từ thầy giáo hướng dẫn để có thêm nhiều loài thực vật khác nhau ở bên ngoài, giúp việc thử nghiệm phần mềm được chính xác hơn”, Thái bày tỏ.
Gần 6 tháng tìm hiểu, với sự hỗ trợ từ thầy giáo dạy môn Sinh học, hai bạn đã thiết lập sơ đồ về các loài thực vật, tìm tòi, trích xuất dữ liệu các loại cây, đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức và lựa chọn những thông tin hữu ích đưa vào phần mềm. Đến nay, phần mềm The Plantae trên Android có khoảng 4.000 người cài đặt, sử dụng. Thái nói: “Ứng dụng hỗ trợ người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo, thực vật và cung cấp thêm nhiều thông tin về loài thực vật có đặc tính hướng chữa bệnh cho một số loài,...”.
Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong học tập.
Đọc thông tin:
ĐÔI BẠN THÂN SÁNG TẠO PHẦN MỀM GIÚP NHẬN DIỆN HƠN 12.000 LOÀI DƯỢC THẢO THỰC VẬT
Đạt giải ba cuộc thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật Quốc gia dành cho học sinh trung học tại Huế với sáng chế phần mềm The Plantae - nhận diện và cung cấp thông tin khoa học thực vật, hai học sinh lớp 11 Trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng, thành phố Nha Trang là Trang Sĩ Thái và Nguyễn Trần Thanh Ngân nhằm giúp người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo thực vật.
Trong quá trình thực hiện phần mềm, hai bạn gặp phải không ít khó khăn. “Trở ngại lớn nhất của chúng mình là việc tìm kiếm nguồn dược liệu để phân tích. Ngoài những loài cây thuốc có sẵn đang được trồng trong khuôn viên nhà trường, chúng mình phải chủ động tìm kiếm và nhờ sự hỗ trợ từ thầy giáo hướng dẫn để có thêm nhiều loài thực vật khác nhau ở bên ngoài, giúp việc thử nghiệm phần mềm được chính xác hơn”, Thái bày tỏ.
Gần 6 tháng tìm hiểu, với sự hỗ trợ từ thầy giáo dạy môn Sinh học, hai bạn đã thiết lập sơ đồ về các loài thực vật, tìm tòi, trích xuất dữ liệu các loại cây, đọc nhiều tài liệu trong và ngoài nước, nghiên cứu để củng cố thêm kiến thức và lựa chọn những thông tin hữu ích đưa vào phần mềm. Đến nay, phần mềm The Plantae trên Android có khoảng 4.000 người cài đặt, sử dụng. Thái nói: “Ứng dụng hỗ trợ người dùng nhận biết hơn 12.000 loài dược thảo, thực vật và cung cấp thêm nhiều thông tin về loài thực vật có đặc tính hướng chữa bệnh cho một số loài,...”.
Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong học tập được thể hiện như thế nào trong thông tin trên.
Đọc thông tin:
LÀM GIÀU CHO GIA ĐÌNH LÀ LÀM GIÀU CHO ĐẤT NƯỚC
Dân tộc Êđê cũng như các dân tộc khác đều rất anh dũng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, đồng bào Êđê ngày càng nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất. Chính nhận thức đó đã thôi thúc Y Thi Mlô mạnh dạn tìm cách chuyển đổi cây trồng và bỏ tập quán canh tác cũ. Y Thi Mlô đã động viên các thành viên trong gia đình không ngại khó khăn, vất vả, cố gắng lao động, tận dụng điều kiện đất đai, nguồn nước sẵn có để chuyển diện tích đất nương rẫy sang khai hoang, cải tạo thành ruộng nước để sản xuất ổn định, thâm canh và dần tăng vụ, đảm bảo được lương thực cho gia đình. Lúc đầu gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhưng nhờ sự cố gắng, kiên trì và thường xuyên nghiên cứu sách, báo, học hỏi cán bộ khuyến nông, đặc biệt là thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác trong quá trình đưa khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên đã đem lại hiệu quả đáng kể cho gia đình.
Khi đã có được những kinh nghiệm nhất định trong sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, Y Thi Mlô thường xuyên giúp đỡ những hộ khác trong buôn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về con giống và đặc biệt thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau thoát nghèo.
Đến nay, cuộc sống các hộ trong buôn Choăh đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nhà cửa ngày càng khang trang, sạch đẹp. Về phần gia đình Y Thi Mlô, kinh tế ngày một tăng lên, thu nhập hằng năm trừ chi phí đạt từ 150 đến 200 triệu đồng từ việc khai hoang trồng 4 héc-ta cà phê; chăn nuôi 20 con lợn, hơn 100 con gia cầm lấy thịt và để lấy trứng; trồng 1 héc-ta ngô, với thu nhập 6 tấn/héc-ta.
Theo em, cần cù, sáng tạo trong lao động có ý nghĩa như thế nào?
LÀM GIÀU CHO GIA ĐÌNH LÀ LÀM GIÀU CHO ĐẤT NƯỚC
Dân tộc Êđê cũng như các dân tộc khác đều rất anh dũng trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất. Phát huy những truyền thống tốt đẹp đó, đồng bào Êđê ngày càng nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất. Chính nhận thức đó đã thôi thúc Y Thi Mlô mạnh dạn tìm cách chuyển đổi cây trồng và bỏ tập quán canh tác cũ. Y Thi Mlô đã động viên các thành viên trong gia đình không ngại khó khăn, vất vả, cố gắng lao động, tận dụng điều kiện đất đai, nguồn nước sẵn có để chuyển diện tích đất nương rẫy sang khai hoang, cải tạo thành ruộng nước để sản xuất ổn định, thâm canh và dần tăng vụ, đảm bảo được lương thực cho gia đình. Lúc đầu gia đình gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhưng nhờ sự cố gắng, kiên trì và thường xuyên nghiên cứu sách, báo, học hỏi cán bộ khuyến nông, đặc biệt là thường xuyên trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm với các hộ gia đình khác trong quá trình đưa khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt nên đã đem lại hiệu quả đáng kể cho gia đình.
Khi đã có được những kinh nghiệm nhất định trong sản xuất để phát triển kinh tế hộ gia đình, Y Thi Mlô thường xuyên giúp đỡ những hộ khác trong buôn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, về con giống và đặc biệt thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm để giúp nhau thoát nghèo.
Đến nay, cuộc sống các hộ trong buôn Choăh đã có nhiều thay đổi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng nhà cửa ngày càng khang trang, sạch đẹp. Về phần gia đình Y Thi Mlô, kinh tế ngày một tăng lên, thu nhập hằng năm trừ chi phí đạt từ 150 đến 200 triệu đồng từ việc khai hoang trồng 4 héc-ta cà phê; chăn nuôi 20 con lợn, hơn 100 con gia cầm lấy thịt và để lấy trứng; trồng 1 héc-ta ngô, với thu nhập 6 tấn/héc-ta.
Trong thông tin trên, những việc làm nào của Y Thi Mlô thể hiện sự cần cù, sáng tạo? Những việc làm đó mang lại kết quả gì?
Hiện nay, không ít bạn trẻ quan niệm rằng, để hội nhập thì phải thành thạo ít nhất 2 ngoại ngữ, trang phục phải dùng hàng có thương hiệu của nước ngoài, các ngày lễ, tết phải đi du lịch đó đây, thưởng thức các món ăn ở nhà hàng Tây. Với quan niệm này, các bạn trẻ đã đua nhau đi học ngoại ngữ, khi giao tiếp thì dùng tiếng Việt xen lẫn tiếng Tây mà chẳng quan tâm đến việc người nghe có biết, có hiểu hay không. Tiền vất vả kiếm được đều dùng mua hàng hiệu, tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc kỉ niệm tại các nhà hàng sang trọng.
Em có đồng tình với cách sống của các bạn trẻ trong trường hợp trên không? Vì sao?
Gần đây, bạn Mai thấy cô Lan (em gái của bố) đang tìm hiểu các trại hè ở nước ngoài để cho con trai 10 tuổi tham dự. Mai suy nghĩ, cô Lan làm gì nhiều tiền, con của cô mới 10 tuổi sao lại cứ phải ra nước ngoài, ở ngay trong nước cũng có trại hè quốc tế. Nghe Mai tâm sự, Hùng giải thích, tham gia trại hè quốc tế không chỉ để trau dồi vốn tiếng Anh, làm quen với bạn mới, thích nghi với môi trường mới, mà quan trọng hơn là được tìm hiểu nền văn hoá của đất nước khác, thấy được sự văn minh, tiến bộ và có cơ hội giao lưu nhiều hơn. Chỉ ra nước ngoài mới có thể làm được điều này.
Em nhận xét thể nào về suy nghĩ của bạn Mai và cách giải thích của bạn Hùng?
Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Sự khác biệt tạo nên tính đa dạng của các dân tộc, trong đó mỗi dân tộc mang một bản sắc, giá trị riêng.
B. Sự khác nhau về ngôn ngữ, chữ viết, trang phục của các dân tộc là biểu hiện sự đa dạng của các nền văn hoá trên thế giới.
C. Tôn trọng sự khác biệt giữa các cá nhân thuộc các dân tộc khác nhau là một yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là phẩm chất của người công dân toàn cầu.
D. Sự khác biệt về cá tính, sở thích, năng lực giữa mọi người trong một cộng đồng, dân tộc, quốc gia sẽ làm cộng đồng, dân tộc, quốc gia đó yếu đi.
E. Xung đột tôn giáo, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính đều xuất phát từ việc thiếu tôn trọng người khác, không chấp nhận sự khác biệt của các dân tộc.
G. Khi các dân tộc trên thế giới tôn trọng sự khác biệt của nhau, thế giới sẽ hoà bình và phát triển.
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết:
- Tôn trọng sự đa dạng sẽ mang lại giá trị gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không tôn trọng sự đa dạng đó?
Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.
Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.
Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...
Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết:
- Biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá thể hiện trong thông tin.
Thông tin 1. Không phải tất cả các châu lục đều có số lượng các ngôn ngữ đồng đều nhau. Theo các số liệu được thống kê cho biết, châu Á là châu lục đang dẫn đầu về sự đa dạng ngôn ngữ với 2 301 các ngôn ngữ khác nhau. Châu Phi theo sát với 2 138 thứ tiếng đang được sử dụng. Có khoảng 1 300 các ngôn ngữ ở Thái Bình Dương. Ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, con số này là 1 064 ngôn ngữ. Mặc dù châu Âu có nhiều các quốc gia khác nhau nhưng lại xếp cuối bảng với chỉ 286 thứ tiếng khác nhau.
Thông tin 2. Cư dân châu Âu và châu Mỹ khi gặp gỡ thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội,... Cư dân ở châu Á khi gặp gỡ, chào hỏi thường dè dặt và có xu hướng tôn trọng địa vị xã hội của cá nhân. Trong quan hệ, người châu Á coi trọng cộng đồng và thích phụ thuộc lẫn nhau.
Thông tin 3. Mỗi quốc gia có tập tục đón Giao thừa khác nhau, với những điều độc đáo thú vị. Ở Đan Mạch, vào đúng 12 giờ đêm, mọi người leo lên ghế và nhảy xuống đất. Người Costa Rica vào lúc nửa đêm lấy vali kéo chạy quanh khu nhà. Ở Hy Lạp, hành tây tượng trưng cho sự tái sinh được treo lên cửa vào ngày cuối năm. Người Nhật rung chuông đủ 108 lần sẽ xua đuổi tội lỗi của con người, mang lại may mắn cho tất cả mọi người. Người Phi-líp-pin trang trí xung quanh mình những món đồ tròn trịa trong đêm giao thừa, từ tiền xu đến quả nho, quả táo,...
Tất cả đều để hi vọng đón một năm mới thịnh vượng, giàu có và may mắn.
Sau khi đọc thông tin “Đại dịch Covid-19 bùng phát, người dân lâm vào cảnh thiếu thốn về vật chất, trong lúc đó “cây ATM gạo” miễn phí của anh Hoàng Tuấn Anh sáng chế được đặt ở 204 đường Vườn Lài, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Cây ATM gạo được cấu tạo gồm một nút bấm kết nối với một van tự động và một thùng chứa gạo. Khi một người tới nhấn nút, gạo sẽ tự động chạy ra từ trong thùng chứa; mỗi lần lấy được khoảng 1,5kg gạo. Nhờ phát minh này mà sau này đã có thêm rất nhiều cây ATM gạo, thực phẩm ra đời hỗ trợ người dân trong mùa dịch”, các bạn học sinh lớp 8A1 tranh luận với nhau, nhiều ý kiến cho rằng sự ra đời của cây ATM gạo đã thể hiện rõ nét sự kế thừa và phát huy truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam.
Em có đồng tình với ý kiến của các bạn học sinh lớp 8A1 không? Vì sao?