Danh sách câu hỏi

Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN CỦA BỐ TÔI Hôm qua, bố rủ tôi đi tàu đến thăm người thầy đầu tiên của bố, thầy Cơ-rô-xét-ti, năm nay đã tám mươi tuổi. Xuống tàu, chúng tôi hỏi thăm đường đến nhà thầy, một ngôi nhà nhỏ cuối làng. Bố nhẹ nhàng gõ cửa. Ra mở cửa là một cụ già râu tóc đã bạc. – Con chào thầy ạ! – Bố vừa nói vừa bỏ mũ ra. – Chào anh. Xin lỗi, anh là... – Con là An-béc-tô, học trò cũ của thầy. Con đến thăm thầy ạ. – Thật hân hạnh quá! Nhưng... anh học với tôi hồi nào nhỉ? Bố nói tên lớp và ngày bố vào trường. Cụ cúi đầu suy nghĩ rồi bỗng ngẩng lên: – An-béc-tô Bốt-ti-ni? – Đúng ạ! – Bố đưa cả hai tay về phía cụ. Cụ bước tới ôm hôn bố và nói: – Xin mời vào nhà. Chúng tôi vào nhà và ngồi xuống ghế yên lặng. Cụ nhìn bố tôi một lần nữa rồi nói to: – An-béc-tô, tôi nhớ chứ! Lớp Một anh ngồi bên trái cạnh cửa sổ. Hồi đó, anh rất hiếu động. Đến lớp Hai, anh bị ốm phải nghỉ một tuần, phải không nào? Anh còn nhớ đến người thầy giáo già của mình, thật quý hoá... Cụ trò chuyện cùng bố tôi như chưa hề xa cách. Bỗng cụ đứng dậy: – Tôi dành cho anh một bất ngờ đây. Nói rồi cụ lục tìm trên giá sách, rút ra một tờ giấy đã ngả vàng đưa cho bố. Bố nhận ra bài chính tả của mình, nét chữ to cồ cộ. Bố vừa đọc vừa mìm cười. Rồi bố cúi xuống hôn vào trang giấy, mắt rung rung. – Thưa thầy kính yêu, con xin cảm ơn thầy! – Bố đưa tay lên gạt nước mắt rồi ôm lấy người thầy của mình. (Theo A-mi-xi) Hành động bỏ mũ khi chào thầy giáo cũ của bố bạn nhỏ nói lên điều gì?
VƯỜN CỦA ÔNG TÔI Tôi sinh ở thành phố. Bà nội tôi sống dưới quê. Lần đầu về quê, tôi được bà dẫn ra thăm vườn. Đến cạnh cái bề nước, bà chỉ vào cây mít – Ông mất từ ngày nó chưa ra quả. Tới giữa vườn, bà trỏ cây nhãn: – Lúc ông đi, nó mới cao bằng cháu. Ra bờ ao, đến bên cây sung cành lá xoà xuống gần mặt nước, bà kể: – Cây này ông trồng, rồi ông uốn nó xuống để cho cá ăn sung. Vườn của ông, theo lời chỉ dẫn của bà, có nhiều thứ cây. Chuối um tùm sau nhà. Trước sân là năm cây cau cao vút. Dưới gốc cây cau thứ nhất, đứng ở thềm nhìn ra là bể nước. Giữa quãng cách của những cây cau là hoa dành dành và hoa mẫu đơn. Bà kể thêm: – Tất cả đều do ông trồng từ trước. Lụi cây nào, bà bảo các chú trồng lại cây ấy, đúng như khi ông còn sống. Mảnh vườn nhỏ, lúc tôi đã đủ trí khôn để nhớ, có cả cam, mận, chanh, bưởi nữa. Riêng cây xoan, cây khế thì mọc tít ở ngoài ngõ, gần cổng. Trong vườn còn có lá lốt, lá mơ, ngải cứu, khoai sọ,... Vào vườn, tôi nhớ đến ông và tự hình dung ra ông đã trồng cây, cặm cụi vun xới ra sao. Dù chỉ hoàn toàn là tưởng tượng nhưng bóng hình ông không thể phai nhạt khi vườn cây còn mãi xanh tươi. Tết đến, hoa mận nở trắng. Sang xuân lại có hoa bưởi, hoa chanh, hoa nhãn. Mẫu đơn thì đơm bông cả bốn mùa. Đêm giao thừa nào bà tôi cũng làm một mâm cơm cúng đặt lên bể nước đề mời ông về vui với con cháu và để cho cây vườn đỡ nhớ. (Theo Phong Thu) Từ ngữ – Lụi: (cây) dùng phát triển, héo úa dần rồi chết. – Hình dung: làm hiện lên trong trí óc một cách khá rõ nét những gì không có ở – Mẫu đơn: cây nhỏ, lá xẻ lông chim, hoa to nở vào dịp Tết, vỏ và rễ cây dùng làm thuốc. – Dành dành: cây nhỏ, hoa trắng và thơm, quả chín có màu vàng da cam, dùng để nhuộm thực phẩm hoặc làm thuốc. Lần đầu về quê, bạn nhỏ được bà nội giới thiệu cho biết về những cây nào trong vườn?