Danh sách câu hỏi
Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
Đánh dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp ở một trong những câu dưới đây:
a) Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,...
b) Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,...
c) Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,.
a) Gạch dưới những câu sử dụng biện pháp nhân hoá trong đoạn văn dưới đây:
“Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng t của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính... Dư bóng tre xanh, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vi ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời kiếp kiếp. Tre, nứ: mai, vầu giúp người hàng nghìn công việc khác nhau. Tre là cán tay của người nông dân...”
b) Tác giả sử dụng cách nào để nhân hoá cây tre? Đánh dấu üvào ô trống trước ý đúng nhất:
Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người.
Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
Nói với sự vật như nói với người
Dùng cả 3 cách nhân hoá nói trên.
Trong các câu thơ, câu văn sau, kiểu nhân hoá nào đã được sử dụng? Viết từ ngữ nhân hoá trong câu vào ô thích hợp:
Câu thơ, câu văn
Gọi sự vật bằng từ ngữ dùng để gọi người
Tả sự vật bằng từ ngữ dùng để tả người.
Nói với sự vật như nói với người.
a) Buổi sớm, khi cậu gà ri te tái chạy ở trong chuồng ra, dẫn đầu ba chị gà, một bác ngan với một lũ con líp nhíp và mấy thím vịt thì ở nóc chuồng, chọi ta cũng nhảy xuống, hai cái chân gieo bịch trên nền đất.
b)
Bắt đền trăng đấy
Trốn vào sau mây
Để buồn cỏ cây
Khóc mưa thút thít.
Trái bòng chẳng thiết
Nằm ườn trên mâm
Quả na lặng câm
Mắt nhìn xa vắng
c) Khi cô sách giáo khoa nói đến những cuốn sách như thế, cả hộp chữ chúng tôi xôn xao hẳn lên, tất cả reo nhảy mừng rỡ. Chúng nó tranh nhau hỏi hết câu này đến câu khác làm cho cô không còn biết trả lời thế nào.