Danh sách câu hỏi

Có 5,233 câu hỏi trên 105 trang
QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY 1. Đứng bên phải: Hãy nhớ rằng, khi chờ thang máy, bạn nên đứng cách xa cửa thang máy ở bên phải tối thiểu 1m để người bên trong có thể nhanh chóng ra ngoài. Chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai bước ra ngoài. 2. Giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề có nên giữ cửa hay không? Nhưng theo chúng tôi thì có bởi trong thang máy, người ở bên trong không dễ dàng gì có thể thoát ra bên ngoài, hãy giữ cửa đến khi chắc chắn không còn ai muốn bước ra hoặc vào trong thang máy nữa. 3. Đừng cố gắng chui vào bên trong thang máy khi thang máy đã chật người. 4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác. Nếu bạn đứng gần bảng điều khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu. 5. Di chuyển đến phía sau. Khi bước vào thang máy, nhanh chóng vào phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào... 6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy. Khi thang máy dừng tầng tại vị trí bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự. Nếu bạn ở phía sau, đừng ngại ngần nói rằng “Xin lỗi, cho tôi nhờ một chút!” Văn bản Quy tắc vàng khi sử dụng thanh máy nói về vấn đề gì?
Dựa vào văn bản “Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang, giới thiệu một số quy định luật lệ cho hoạt động đấu vật ở Bắc Giang hoặc ở địa phương em a. Chuẩn bị - Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang, tìm hiểu các thông tin liên quan đến quy định của hoạt động đấu vật - Xem lại nội dung phần Viết đã thực hành - Chuẩn bị tranh, ảnh và phương tiện trình bày nếu có. b. Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau: - Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần (ví dụ về hoạt động đấu vật ở Bắc Giang) Mở đầu: - Giới thiệu hoạt động. Ví dụ: Đấu vật là một trong những hoạt động văn hóa rất đặc sắc của vùng đất Bắc Giang. Có nhiều quy định mà người tham gia cần tôn trọng, tuân thủ trong đấu vật. Nội dung chính: - Giới thiệu cụ thể các quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật theo một trật tự nhất định. Chẳng hạn: + Đối tượng tham gia gồm những ai + Hoạt động đấu vật cần phải tuân thủ những quy định gì? + Trình tự của trận đấu vật phải như thế nào? Kết thúc - Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang nói riêng và đấu vật của truyền thống nói chung. c. Nói và nghe Người nói - Dựa vào dàn ý để trình bày, giải thích về quy tắc luật lệ của hoạt động đấu vật ở Bắc Giang - Trình bày bằng lời, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp. Người nghe - Tập trung lắng nghe ý kiến của người khác - Nhận xét được những điểm mạnh và điểm yếu về cách thức trình bày của người nói - Đưa ra ý kiến để trao đổi, thảo luận. d. Kiểm tra và chỉnh sửa - Người nói: Đối chiếu với dàn ý, tham khảo nhận xét của các bạn để kiểm tra + Nội dung và cách thức trình bày quy tắc, luật lệ của hoạt động đấu vật đã đáp ứng được yêu cầu chưa? Cần bổ sung và điều chỉnh những gì?... + Nhận biết các lỗi về nội dung và cách thức trình bày; có hướng sửa chữa các lỗi trong khi phát biểu, giới thiệu. - Người nghe: Nắm được nội dung mà bạn giới thiệu, nhất là các quy định luật lệ của một trận đấu; hỏi lại các điểm chưa rõ, bổ sung thêm các nội dung khác nếu thấy người nói nêu chưa đủ;… - Rút kinh nghiệm về thái độ khi nghe người nói phát biểu, trình bày.
Dựa vào các văn bản đã học (“Ca Huế”, “Hội thi thổi cơm”, “Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang”), hãy viết bài văn thuyết minh về một số quy tắc, luật lệ cho một trong các hoạt động hay trò chơi đã được giới thiệu hoặc các hoạt động hay trò chơi tương tự ở địa phương em. a. Chuẩn bị - Xác định hoạt động hay trò chơi sẽ viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ - Xem lại văn bản đọc hiểu về các hoạt động hay trò chơi đó. - Tìm hiểu thêm thông tin và thu thập tranh, ảnh về hoạt động hay trò chơi định thuyết minh. b. Tìm ý và lập dàn ý - Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau - Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần: Mở bài: - Giới thiệu hoạt động hay trò chơi. Thân bài: - Giới thiệu các chi tiết luật lệ của hoạt động hay trò chơi theo một trật tự nhất định Kết bài: - Nêu giá trị và ý nghĩa của hoạt động hay trò chơi. c. Viết - Dựa vào dàn ý đã làm để viết bài văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi. - Viết một đoạn văn (mở bài, thân bài, kết bài hoặc một ý lớn trong phần thân bài) mà em thấy tâm đắc d. Kiểm tra và chỉnh sửa - Xem xét nội dung và bố cục của các ý nêu trong bài văn, đoạn văn thuyết minh về quy tắc luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi đã hợp lí và đầy đủ chưa. - Rà soát phát hiện và chỉnh sửa các lỗi trong trình bày, diễn đạt.