ĐGNL ĐHQG TP.HCM - Vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử, chính trị, xã hội - Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh

  • 1088 lượt thi

  • 18 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Hậu quả xã hội nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ là

Xem đáp án

Khủng hoảng kinh tế ở Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp nông nghiệp và thương nghiệp. Từ cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội nước Mĩ với số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mĩ.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 2:

Chính sách mới của Mĩ để lại bài học nào cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay?

Xem đáp án

Chính sách mới của Mĩ để lại bài học về thực hiện chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Cách thức thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản trong những năm 1929-1933 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, đó là

Xem đáp án

Điểm chung trong cách thức thoát khỏi khủng hoảng của các nước tư bản trong những năm 1929-1933 đều là tăng cường vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Từ đó, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 4:

Điểm giống nhau cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với Chính sách mới của Ru-dơ-ven là

Xem đáp án

- Điểm giống nhau cơ bản giữa chính sách khôi phục, phát triển kinh tế Đức trong thời kì Hít le cầm quyền (1933-1939) với chính sách mới của Ru-dơ-ven ở Mĩ là tăng cường vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

- Trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933, nền kinh tế của Đức và Mĩ đều vận động theo quy luật thị trường, nhà nước không can thiệp vào các vấn đề kinh tế. Sự buông lỏng quản lý này chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa (sản xuất ồ ạt, không gắn với cải thiện đời sống cho người lao động khiến cung vượt quá cầu). Do đó để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng cần phải tăng cường vai trò của nhà nước

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Thái độ trung lập trước các cuộc xung đột bên ngoài của nước Mĩ đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 1929-1939?

Xem đáp án

Trong những năm 1929-1939 chủ nghĩa phát xít xuất hiện, lên nắm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh, Mĩ lại giữ thái độ trung lập, không can thiệp vào các vấn đề quốc tế ngoài châu Mĩ. Điều này đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động =>Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về việc để cho chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

Đáp án cần chọn là: D


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận