Danh sách câu hỏi
Có 37,141 câu hỏi trên 743 trang
Phân tích tính chính xác và tính biểu cảm của từ lớp (thay cho từ hạng) và của từ sẽ (thay cho từ phải) trong bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Lúc đầu Bác dùng các từ hạng, phải, sau đó gạch bỏ):– Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là /hạng/ lớp người “xưa nay hiếm”…– Vì vậy tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi /phải/ sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào khác, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi khỏi cảm thấy đột ngột.(Bút tích “Di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh,trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết:Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp, cứu nước.(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4,NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của phép điệp, phép đối, của nhịp điệu trong những câu văn trên.
a) Hãy phân tích và chữa lại những từ dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ:– Trong một biên bản về một vụ tai nạn giao thông:Hoàng hôn ngày 25-10, lúc 17h 30, tại km 19 quốc lộ 1A đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông.– Trong một bài văn nghị luận:“Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã nêu cao một tư tưởng nhân đạo hết sức là cao đẹp.b) Hãy nhận xét về các từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau đây: Bẩm cụ, từ ngày cụ bắt con đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù; bẩm có thế, con có dám nói gian thì trời tru đất diệt, bẩm quả đi ở tù sướng quá. Đi ở tù còn có cơm để mà ăn, bây giờ về làng về nước một thước cắm dùi không có, chả làm gì nên ăn. Bẩm cụ, con lại đến kêu cụ, cụ lại cho con đi ở tù.(Nam Cao, Chí Phèo)(Chú ý dùng các từ xưng hô, từ ngữ đưa đẩy, thành ngữ, tục ngữ, cách nói ấp úng,… của Chí Phèo).Những từ ngữ và cách nói như trên có thể sử dụng trong một lá đơn đề nghị được không? Vì sao?