Câu hỏi:

12/07/2024 13,729

a) Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu sau:
– Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.
– Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền tụng.
– Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần.
– Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt.
b) Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau:
– Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc.
– Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết.
– Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt.
– Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm.
– Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a, Chữa lỗi:

- Sai từ “chót lọt”: Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang tới phút chót.

- Sai từ “truyền tụng”: Những học sinh ở trường hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ

- Sai cách kết hợp từ. Sửa thành: “Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược pha chế.”

b, Những câu dùng từ đúng

- Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc

- Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết

- Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt

- Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm

- Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú

- Các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư đúng

- Câu thứ nhất sai từ yếu điểm” sửa thành “điểm yếu”

Câu thứ hai sai từ “linh động” sửa thành “sinh động”

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Chữa lỗi sai:

- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ

    + Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu

    + Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.

    + Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy

- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:

    + Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”

    + Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”

b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ

Các câu sau đều đúng

c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.

Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí

Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.

Lời giải

Các câu văn, đoạn văn đều nói về tình cảm con người, nhưng vẫn mang lỗi:

- Ý câu đầu và câu sau không thống nhất (câu đầu nói về tình yêu đôi lứa, câu sau nói về những tình cảm khác)

- Quan hệ thay thế đại từ “họ” ở câu 2, 3 không rõ

- Một số từ ngữ diễn đạt không rõ ràng

- Sửa:

Trong ca dao Việt Nam, những bài nói về tình yêu nam nữ nhiều nhất nhưng số bài thể hiện tình cảm khác cũng đa dạng. Những con người trong ca dao yêu gia đình, yêu tổ ấm, cùng nhau sinh sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu làng, yêu nước, yêu từ cảnh đồng ruộng đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.