Danh sách câu hỏi
Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
Tìm các vật, hiện tượng tự nhiên được nhân hoá trong những đoạn thơ, đoạn văn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
a. Chim mừng, ríu cánh vỗ
Rủ nhau về càng đông
Cào cào áo xanh, đỏ
Giã gạo ngay ngoài đồng.
Hạt níu hạt trĩu bông
Đung đưa nhờ chị gió
Mách tin mùa chín rộ
Đến từng ngõ, từng nhà.
(Quang Khải)
b. Đêm hôm qua, trời mưa bão ầm ầm. Rặng phi lao vật vã, chao đảo trong gió nhưng không cây nào chịu gục. Sáng ra, trời tạnh ráo. Các cây phi
lao chỉ bị rụng mất một ít lá. Khi bé Ly đi học, như thường lệ, rặng phi lao lại vi vu reo hát chào Ly. Ly vẫy tay chào lại:
– Lớn mau lên, lớn mau lên nhé!
(Theo Bùi Minh Quốc)
c. Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
(Theo Nguyễn Kiên)
THANH ÂM CỦA NÚI
Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng... Âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất.
Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.
Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỗi độ xuân về. Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau.
Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thổi khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên. Núi vút ngàn cao, rừng bao la rộng cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn đầy khát khao, dạt dào sức sống.
(Theo Hà Phong)
Từ ngữ
- Tây Bắc: vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta.
- Vấn vương (như vương vấn): thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến, không dứt ra được.
- Huyền diệu: rất kì lạ, không thể hiểu hết được.
Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?
CHÚNG EM SÁNG TẠO
Yêu cầu: Giới thiệu về một sản phẩm mà em tự tay làm ra.
Chuẩn bị.
Gợi ý:
- Có thể giới thiệu về chiếc máy bay, con diều, chiếc đèn ông sao,... hoặc bất kì sản phẩm nào do em tự tay làm ra.
- Giới thiệu tên gọi, hình dáng, chất liệu, màu sắc, cách làm, điểm đặc biệt nhất của sản phẩm.
- Kết hợp sử dụng tranh ảnh, vật thật,... để cuốn hút người nghe.
ĐỒNG CỎ NỞ HOA
Bống là một cô bé có tài hội hoạ. Người phát hiện ra điều này trước nhất là bác Lan, chị gái của bố Bống. Thực ra, lúc đầu bác Lan chỉ thấy hơi là lạ, vì con bé mới học tiểu học mà sao nó lại mê vẽ thế. Nó vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng công tử.
Cái Bống rất hay vẽ, nhưng đáng chú ý hơn là nó vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau. Bố Lít nó ra bố Lít. Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.
Bác Lan đưa tranh của Bống cho ông hoạ sĩ Phan xem để hỏi ý kiến. Ông hoạ sĩ xem cả xấp tranh vẽ con chó, con mèo, cây cau, chân dung bố và mẹ Bống thì tặc tặc lưỡi trầm trổ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!”. Đoạn, ông nói: “Còn những bức nào nữa, cho ông xem với nào!”. Bống đưa cho ông cả tập tranh giấu trong cặp. Ông trố mắt, chỉ từng bức:
- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?
- Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.
- Thế con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái gì?
- Là lưng con mèo. Ý cháu là... hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn, mèo chưa quay đầu lại đâu!
(Theo Ma Văn Kháng)
Từ ngữ
- Mắt lá răm: mắt một mí nhưng trong to, đuôi mắt dài và sắc trông như đuôi của lá rau răm.
- Xấp tranh: nhiều bức tranh cùng loại, xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn.
- Giờ hồn: có ý nói phải coi chừng, mang tính đe doạ.
Tài năng hội hoạ của Bống được giới thiệu như thế nào ở đoạn mở đầu?
TRAI NGỌC VÀ HẢI QUỲ
Cá mực tung tăng đi học trong làn nước biển xanh biếc, cái lọ mực kè kè một bên.
– Bé mực đi đâu đấy? – Cô trai he hé cái vỏ sần sùi ra hỏi.
– Thưa cô, cháu đi học ạ!
Cá mực lễ phép trả lời rồi vội vã bơi đi, nó hơi sợ khi nhìn thấy vỏ ngoài của cô trai. Cá mực bơi nhanh đến một bông hoa nhiều màu sắc bên kia lối đi. Bông hoa có nhiều cánh hồng hồng, tím tím, mềm mại như gọi chào. Cá mực đến gần hơn, những cánh hoa mừng rỡ múa mãi lên. Chợt tiếng cô trai gọi giật lại:
– Bé mực, không được đến gần nó, nguy hiểm đấy!
Cá mực ngập ngừng, không biết nên tin ai. Vừa lúc đó, một chú cá cơm bé tí bơi đến đùa nghịch với những cánh hoa mềm mại đang toả ra quây lấy chú. Cô trai lớn tiếng gọi cá cơm, nhưng không kịp, những ngón tay hoa đã khép lại. Cá mực định ném lọ mực vào bông hoa để mực loang ra, cá cơm có thể chạy trốn. Nhưng cá cơm đã bị những cánh hoa thít chặt lấy và kéo tuột vào lòng bông hoa. Thế là mất hút chú cá cơm.
Cá mực sợ hãi, chạy lại gần cô trai. Lúc này cô trai mở to miệng nhìn cảnh tượng vừa xảy ra. Cá mực kinh ngạc thấy trong lòng cô trai có một viên ngọc sáng đẹp lạ thường.
Cô trai căn dặn:
– Bông hoa đẹp để thế kia nhưng rất dữ. Đó là hải quỳ. Cháu phải tránh xa. Bé mực cảm động. Nó định nói với cô trai: “Còn cô, bên trong tấm áo xấu xí của cô là một tấm lòng bằng ngọc..
Hoá ra, cái đẹp bên ngoài chưa hẳn là cái tốt, cái xấu bên ngoài chưa hẳn là cái xấu.
(Theo Vân Long)
Cá mực mang gì đi học? Tìm câu trả lời đúng.
A. Nước biển xanh biếc.
B. Những bông hoa đẹp.
C. Một cái lọ mực.
D. Nhiều đồ dùng học tập.