Danh sách câu hỏi
Có 19,418 câu hỏi trên 389 trang
Văn bản: Công chúa và người dẫn chuyện
Sau bữa ăn trưa, cô giáo thông báo Giét-xi được chọn đóng vai công chúa trong vở kịch sắp tới. Cảm nhận được ánh mắt ngưỡng mộ của bạn bè, Giét-xui vui lắm.
Về nhà, Giét-xi hào hứng kể cho mẹ nghe. Cả tuần ấy, tối nào mẹ cũng tập lời thoại cùng Giét-xi. Giét-xi siêng năng luyện tập và nhớ lời thoại rất nhanh. Nhưng khi lên sân khấu diễn thử, mọi lời thoại trong đầu Giét-xi đều bay đi đâu hết. Cuối cùng, cô giáo đành nói:
- Giét-xi à, cô đã bổ sung vai dẫn chuyện cho vở kịch. Cô nghĩ vai đó hợp với em hơn. Em có đồng ý đổi vai không?
Lời cô rất dịu dàng nhưng Giét-xi thấy buồn lắm. Sao không buồn khi phải nhường vai chính cho bạn!
Thấy Giét-xi buồn, mẹ thủ thỉ:
- Hôm nay, mẹ con mình cùng nhổ cỏ vườn nhé.
Khu vườn vào xuân, những cây hồng leo khoác tấm áo xanh mới.
- Mẹ con mình sẽ nhổ hết cỏ và hoa dại ở đây. Từ giờ, vườn nhà ta chỉ có hoa hồng thôi. – Vừa nói, mẹ vừa chạm tay vào khóm bồ công anh.
- Đừng, mẹ! Con thích hoa bồ công anh. Loài hoa nào cũng đẹp, kể cả bồ công anh. – Giét-xi nói.
Mẹ mỉm cười:
- Đúng rồi, mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng con ạ. Con người cũng vậy. Không phải ai cũng thành công chúa, nhưng điều đó không có gì đáng xấu hổ.
Giét-xi đoán mẹ đã biết chuyện thay vai diễn của mình.
Mẹ dịu dàng nói:
- Con gái bé nhỏ của mẹ, con có giọng đọc truyền cảm, rất hợp với vai người dẫn chuyện. Nếu thiếu người dẫn chuyện, vở kịch cũng khó mà thành công được con ạ.
(Du-nan biên soạn, Hòa Vân dịch)
Tìm các câu văn thể hiện thái độ của Giét-xi đối với mỗi vai diễn được giao.
Văn bản: Anh em sinh đôi
Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Hồi nhỏ, thấy mọi người không nhận ra ai là anh, ai là em, Long khoái chí lắm. Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết.”.
Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó.
Một lần, hai anh em tham gia hội thao của trường. Long vô cùng lo lắng. Hai anh em mặc đồng phục và đội mũ giống hệt nhau, bạn bè lại cổ vũ nhầm mất thôi. Nhưng khi thi đấu, Long nhận ra các bạn không nhầm lẫn chút nào. Các bạn cổ vũ Long đuổi theo Khánh khi Khánh dẫn đầu đường chạy. Các bạn cuống quýt gọi Khánh thay thế khi thấy Long nhăn nhó vì đau trong trận kéo co… Hội thao kết thúc trong nỗi ngạc nhiên ngập tràn của Long.
Trên đường về, Long hỏi Vân:
- Sao hôm nay không ai nhầm chúng tớ nhỉ?
Vân khúc khích:
- Vì Khánh hay cười, còn cậu thì lúc nào cũng nghiêm túc.
Vinh chen vào
- Cậu thì chậm rãi, Khánh thì nhanh nhảu, sao nhầm được.
Nghe Long thắc mắc về những lần bạn bè nhầm lẫn, các bạn cùng cười:
- Nhìn xa thì tưởng giống nhau, chứ nhìn gần thì mỗi cậu một vẻ mà.
Có lúc bọn tớ còn giả vờ nhầm để trêu cậu đấy.
Anh Khánh lúc đó mới lên tiếng:
- Đôi khi giống nhau cũng hay mà, chỉ cần không bị phạt nhầm là được.
Tiếng cười rộn rã làm tan biến mọi thắc mắc của Long. Cậu cũng phá lên cười. Cậu hiểu ra: Cậu vẫn là cậu, anh Khánh vẫn là anh Khánh. Hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi.
(Châu Khuê)
Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hồi bé, tôi nghe mẹ kể câu chuyện Bà cháu của Trần Hoài Dương nhiều lần mà vẫn thấy thích. Ban đầu, tôi thích xứ sở thần tiên, nơi có cây đào lấp lánh trái vàng trái bạc và cô tiên có phép nhiệm màu… Rồi sau đó, tôi rưng rưng xúc động trước cuộc sống nghèo khổ nhưng đầm ấm của ba bà cháu. Với hai người cháu, vàng bạc, châu báu,… nhiều đến mấy cũng không bằng tình yêu thương của bà. Thế nên, khi bà mất, hai người cháu đã xin cô tiên hóa phép cho bà sống lại, sẵn sàng sống cảnh đạm bạc như xưa nhưng có bà ở bên. Kết thúc câu chuyện là cảnh sum họp ấm áp: “Bà hiện ra móm mém, hiền từ, dang tay ôm hai đứa cháu hiếu thảo vào lòng”.
(Vĩnh Nga)
a. Câu mở đầu có điểm nào giống với câu mở đầu của đoạn văn ở bài tập 1?
b. Những lí do người viết yêu thích câu chuyện là gì?
c. Đoạn văn trình bày các ý theo cách nào dưới đây?
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Câu chuyện Thi nhạc của nhà văn Nguyễn Phan Hách cuốn tôi vào một thế giới đầy thú vị. Những con vật quen thuộc như ve sầu, gà trống, dế mèn, chim họa mi,… hóa thành những nghệ sĩ tài năng. Tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của chúng gợi lên trong tâm trí người nghe những cảnh vật có âm thanh, ánh sáng, sắc màu, hương vị,… Nhân vật thầy giáo vàng anh cũng để lại ấn tượng khó quên. Việc làm và lời nói của thầy thể hiện tình yêu thương, sự trân trọng đối với học trò. Câu chuyện đã kết thúc, nhưng các nhân vật đáng yêu ấy vẫn mãi hiện trong tâm trí tôi.
(Tùng Anh)
a. Người viết muốn nói gì qua đoạn văn trên? Tìm câu trả lời đúng.
A. Nêu lí do người viết yêu thích câu chuyện Thi nhạc.
B. Thuật lại diễn biến buổi thi nhạc trong câu chuyện.
C. Tả hình dáng, điệu bộ của các nhân vật trong câu chuyện.
b. Câu mở đầu đoạn văn cho biết điều gì?
c. Người viết yêu thích những gì ở câu chuyện? Từ ngữ, câu văn nào cho biết điều đó?
d. Câu kết thúc đoạn nói gì?
Văn bản: Thi nhạc
Hôm nay là ngày thi tốt nghiệp của các học trò thầy giáo vàng anh.
Ve sầu được thầy mời trình bày tác phẩm trước tiên. Mặc áo măng tô trong suốt, đôi mắt nâu lấp lánh, đầy vẻ tự tin, ve sầu biểu diễn bản nhạc “Mùa hè”. Gian phòng tràn ngập âm thanh sáng chói. Tiếng vi-ô-lông réo rắt, tiếng cla-ri-nét trong sáng, xen-lô ấm áp,… Tiếng nhạc gợi màu hoa phượng đỏ rực, nắng sáng trắng, bầu trời xanh mênh mông. Bên hàng giậu, hoa mướp vàng và những cánh ong rù rì. Thầy giáo xúc động, cúi xuống ghi điểm.
Sau ve sầu, gà trống đĩnh đạc bước lên, kiêu hãnh ngẩng đầu với cái mũ đỏ chói. Gà mở đầu khúc nhạc “Bình minh” bằng tiết tấu nhanh, khỏe, đầy hứng khởi: Tờ-réc…Tờ-re-te-te-te… Phần cuối bản nhạc là niềm mãn nguyện khi thấy mặt trời lên rực rỡ. Tiết tấu trở nên vui nhộn khi gà sử dụng bộ gõ: Cục – cục!... Cục – cục!... Cục – cục!...
Đến lượt dế mèn. Dế bước chân ra khỏe khoắn và trang nhã trong chiếc áo nâu bóng. Bản nhạc “Mùa thu” gợi hình ảnh những chiếc lá khô xoay tròn, rơi rơi trong nắng. Tiếng gió xào xạc thầm thì với lá… Đôi mắt thầy vàng anh nhòa đi.
Trong tà áo dài tha thướt, họa mi trông thật dịu dàng, uyển chuyển. Bản nhạc “Mùa xuân” vang lên réo rắt, say đắm, rồi dần chuyển sang tiết tấu rạo rực, tưng bừng. Những giọt mưa xuân rơi trên đôi má nóng rực. Những chiếc mầm bật khỏi cành. Hoa đào rộ lên hoa mắt…
Thấy vàng ánh đứng dậy, vẻ nghiêm trang. Các học trò im lặng, hồi hộp.
- Thầy rất vui vì sự thành công của các em. Các em đã tạo dựng cho mình một phong cách độc đáo, không ai bắt chước ai. Cảm ơn các em đã cho thầy niềm vui này.
(Theo Nguyễn Phan Hách)
Câu chuyện có những nhân vật nào? Những nhân vật đó có điểm gì giống nhau?
Chọn câu chủ đề cho từng đoạn văn và xác định vị trí đặt câu chủ đề cho mỗi đoạn.
a. Mùa xuân đến, chim bắt đầu xây tổ.
b. Cứ thế, cả nhà mỗi người một việc, hối hả mang tết về trong khoảnh khắc chiều Ba mươi.
Đoạn 1:
Bà vừa vớt bánh chưng vừa nướng chả trên đống than đỏ rực. Mẹ bận gói giò tai – món khoái khẩu của bố. Chị hái những nắm mùi già đun một nồi nước tắm tất niên thật to. Sóc quanh quẩn dọn dẹp, thỉnh thoảng lại chạy ra đảo giúp mẹ mẻ mứt gừng, mứt bí. Bố từ đơn vị về mang theo một cành đào. Cành đào nhỏ thôi nhưng chứa đựng cả mùa xuân của núi rừng Tây Bắc.
(Theo Vũ Thị Huyền Trang)
Đoạn 2:
Bồ cát xây tổ trên cây sung cao chót vót. Tổ bồ cát xây ở đầu cành, trông trống trải. Chim ổ dộc xây tổ trên cành vông, tổ như treo lơ lửng trên cành. Đôi chim cu chọn chỗ xây tổ trên cây thị - nơi có nhiều mầm non vừa nhú. Lúc đầu quanh tổ trông trống trải, nhưng đến khi ấp trứng, những mầm non đã bật dậy tốt tươi, che chung quanh kín đáo.
(Theo Võ Quảng)