Soạn Tiếng Việt 4 Cánh diều Bài 2: Chăm học, chăm làm có đáp án

35 người thi tuần này 4.6 713 lượt thi 49 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

2469 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

32.4 K lượt thi 13 câu hỏi
1331 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)

17.2 K lượt thi 13 câu hỏi
727 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)

30.7 K lượt thi 13 câu hỏi
487 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

16.4 K lượt thi 8 câu hỏi
443 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)

2 K lượt thi 9 câu hỏi
309 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)

1.6 K lượt thi 9 câu hỏi
300 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)

2.1 K lượt thi 11 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 3:

 Văn hay chữ tốt

Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém?  (ảnh 1)

Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.

Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:

– Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:

– Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.

Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.

Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.

 Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.

Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.

Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn nổi tiếng về tài văn thơ. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm câu đối mọi lúc, mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của ông khiến cả nhà vua cũng phải thán phục. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.

Theo Trương Chính – Đỗ Lê Chẩn

Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém?


Câu 25:

* Nội dung chính Cô giáo nhỏ: Câu chuyện kể về Giên – một học sinh nhỏ ở vùng quê châu Phi hẻo lánh. Giên đã trở thành một cô giáo nhỏ của gia đình, dạy mọi người viết và đọc. Giên là một cô bé tốt và chăm chỉ.

Văn bản: Cô giáo nhỏ

Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt? (ảnh 1)

Đã hơn một tháng nay, hễ tôi hỏi đến cuốn truyện tranh Giên mượn, em lại lúng búng: “Xin lỗi cô, em quên mang theo. Cô đừng báo với nhà trường ạ”.

Giên gọi là trường nhưng thực chất đây chỉ là lớp dạy chữ miễn phí ở một vùng quê châu Phi hẻo lánh. Đa số trẻ em ở đây phải ở nhà bế em, nấu nướng hoặc ra đồng giúp cha mẹ. Chỉ chừng hai chục em được đi học.

Tối hôm đó, mất hai giờ đồng hồ vượt qua những quãng đồng vắng, tối tăm, tôi mới tìm đến được xóm nhà Giên. Người ta chỉ cho tôi một túp lều. Tới sát cánh cửa đan bằng thân sậy khép hờ, tôi nghe thấy những tiếng ê a đánh vần.

Tôi nhìn qua khe cửa. Khoảng sáu, bảy đứa trẻ ngồi quanh bếp lửa. cạnh chúng là một phụ nữ trẻ và một bà lão. Hai người lớn chụm môi cố vật lộn với mấy từ khó. Ngón tay họ dò trên chính cuốn sách mà Giên mượn về. Đám trẻ con đã đọc xong ngóng cổ chờ hai người phụ nữ đánh vần nốt. “Cô giáo” Giên đang nhiệt tình chỉ bảo “học trò”.

Mẹ của Giên ra mở cửa, không giấu nổi vẻ ngạc nhiên.

- Ông bà, cha mẹ rồi tới các anh chị tôi, không ai biết chữ cả. Tôi cũng không nốt. – Bà mẹ trẻ nói.

- Từ cha sinh mẹ đẻ, có bao giờ tôi được học chữ. Giờ tôi biết kha khá rồi đấy. Tôi đọc cô giáo nghe thử nhé. – Bà của Giên ngượng nghịu nhìn cuốn sách lấm lem nhọ nồi.

Cũng như ở lớp, Giên lại thì thào: “Em xin lỗi cô”. Nhưng rồi em tròn mắt ngạc nhiên trước câu trả lời nghẹn ngào của tôi: “Ồ không, Giên! Cô phải xin lỗi em mới đúng.”.

Theo Khánh Linh (Báo Người lao động)

Trường học của Giên ở đâu? Ngôi trường này có gì đặc biệt?


Câu 32:

Nội dung chính Bài văn tả cảnh: Câu chuyện kể lại bài văn tả cảnh của Bé. Nhờ sự quan sát tỉ mỉ, chăm chỉ của mình, Bé đã được 9 điểm và được ông khen. Bài văn của bé viết rất hay và chân thực cảnh đi làm đồng buổi sáng.

Văn bản: Bài văn tả cảnh

Vì sao mấy hôm trước Bé đi học sớm? (ảnh 1)
Mấy hôm trước, Bé đi học trước cả lúc con lợn ủn ỉn đòi ăn trong chuồng.

Ông hỏi:

- Cháu đi học sớm thế?

Bé thưa:

- Cháu có việc ở lớp ạ.

Bé chưa dám nói thật với ông là Bé phải ra đầu làng có việc, sợ ông cười. Nhưng hôm nay, tan học về, vừa treo túi sách lên cột, Bé đã khoe:

- Cháu được 9 điểm bài tập làm văn, ông ạ.

Rồi bé kể:

- Cháu mất công lắm đấy. Phải mấy buổi sáng đứng ở đầu làng để quan sát. Rồi cháu viết, cháu lại viết lại, cháu chữa, cháu…

Thấy Bé cứ rối rít, ông bảo:

- Điểm giỏi thế nào, cháu đọc ông nghe bài văn, ông mới biết được chứ.

- Cô giáo cháu cho đề bài: “Tả cảnh đi làm đồng buổi sáng”. Cháu đã viết thế này, ông nghe nhé:

Buổi sáng, gà hàng xóm le te gáy. Những con lợn trong chuồng đã ủn ỉn đòi ăn. Trên mái nhà, những làn khói bếp lan nhẹ nhàng.

 Mọi người tập trung ở đầu làng. Đầu tiên là các cụ phụ lão. Các cụ đang trồng vải thiều dưới bãi. Rồi đến các anh chị vác quốc, vác vồ lũ lượt đi. Hôm nay chủ nhật, các bạn học sinh lớp 4B cũng ra đồng.

Cánh đồng làng em đang giữa vụ trồng bí. Muốn đến tháng Ba có hoa bí nở vàng rực rỡ và quả bí non để nấu canh thì bây giờ phải chăm vun xới rồi.

Chẳng mấy chốc, từ con đường bạch đàn thẳng tắp, từng đoàn người đã kéo xuống đồng. Tiếng nói chuyện, cười đùa ồn ã, át cả cái rét buốt. Một ngày lao động bắt đầu.

Nghe xong, ông cười khà khà:

- Sáng hôm ấy, có cả ông xuống bãi trồng vải thiều đấy. Cháu giỏi quá! Viết như hệt!

Được ông khen, Bé vui lắm.

(Theo Tô Hoài)

Vì sao mấy hôm trước Bé đi học sớm?


Câu 43:

Đồng cỏ nở hoa

Bống là một cô bé có tài hội họa.

Người phát hiện ra điều này trước hết là bác Lan, chị gái của bố Bống. Thực ra, lúc đầu bác Lan chỉ thấy hơi là lạ, vì bé con mới học tiểu học mà sao nó lại mê vẽ thế. Nó vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. Nó vẽ các nàng tiên, các cô công chúa, các chàng hoàng tử.

Cái Bống rất hay vẽ, nhưng đáng chú ý hơn nữ là nó vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. Cây cau ra cây cau. Bố Lít nó ra bố Lít. Mẹ Phít nó cũng chẳng lẫn được với ai, cái mặt tròn như đồng xu với hai con mắt lá răm.

Bác Lan đưa tranh của Bống cho ông họa sĩ Phan xem để hỏi ý kiến. Ông họa sĩ xem cả xấp tranh vẽ con chó, con mèo, cây cau, chân dung bố, mẹ Bống thì tặc lưỡi trầm trồ: “Chà chà! Vẽ như đồng cỏ đến kì nở hoa! Vẽ được lắm, được lắm!”. Đoạn, ông nói: “Còn những bức nào nữa, cho ông xe vơi nào!”. Bống đưa cho ông cả tập tranh giấu trong cặp. Ông trố mắt, chỉ từng bức:

- Sao dưới bụng con gà mái mẹ lại có một hàng chấm chấm?

- Đó là tí của nó ạ. Không có tí, gà con bú mẹ sao được ạ.

- Thế là con chuột nhắt đứng cạnh cái vòng tròn có hai chóp nhọn là cái gì?

- Là lưng con mèo. Ý cháu là … hỡi tên chuột kia, mi hãy giờ hồn, mèo chưa quay đầu lại đâu!

(Theo Ma Văn Kháng)

Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống rất mê vẽ? Tìm các ý đúng: a) Bống là một cô bé có tài hội họa. b) Bống mới học tiểu học mà rất mê vẽ. c) Bống vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe. d) Bống vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu. (ảnh 1)

Những chi tiết nào trong bài cho thấy Bống rất mê vẽ? Tìm các ý đúng:

a) Bống là một cô bé có tài hội họa.

b) Bống mới học tiểu học mà rất mê vẽ.

c) Bống vẽ như người ta thở, như người ta nhìn, như người ta nghe.

d) Bống vẽ rất giống. Con mèo Kết ra con mèo Kết. Con chó Lu ra con chó Lu.


4.6

143 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%