Câu hỏi:
18/03/2023 596Văn hay chữ tốt
Thuở đi học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản:
– Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu quan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không? Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
– Tưởng việc gì khó, chứ việc ấy cháu xin sẵn lòng.
Lá đơn viết lí lẽ rõ ràng, Cao Bá Quát yên trí quan sẽ xét nỗi oan cho bà cụ. Nào ngờ, chữ ông xấu quá, quan đọc không được nên thét lính đuổi bà ra khỏi huyện đường. Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì. Từ đó, ông dốc hết sức luyện viết chữ sao cho đẹp.
Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang vở mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.
Kiên trì luyện tập suốt mấy năm, chữ ông mỗi ngày một đẹp. Tài viết chữ đẹp của Cao Bá Quát vang xa khắp vùng. Người dân thường tới nhà ông xin câu đối về treo, nhất là vào dịp Tết.
Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn nổi tiếng về tài văn thơ. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm câu đối mọi lúc, mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của ông khiến cả nhà vua cũng phải thán phục. Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
Theo Trương Chính – Đỗ Lê Chẩn
Vì sao nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Nhiều bài văn của Cao Bá Quát tuy hay nhưng vẫn bị điểm kém bởi vì viết chữ rất xấu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết đoạn văn (4 – 5 câu) về một người chăm chỉ học tập hoặc ham thích lao động. Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng em đã sử dụng trong đoạn văn.
Câu 2:
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người có đức tính chăm chỉ trong học tập và lao động.
- 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.
Câu 3:
Viết một đoạn văn ngắn (2 – 3 câu) về quê hương em (hoặc nơi em ở). Chỉ ra các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn đó.
Câu 4:
Tìm và xếp các danh từ trong đoạn văn sau đây vào nhóm thích hợp:
Buổi sáng, gà hàng xóm le te gáy. Những con lợn trong chuồng đã ủn ỉn đòi ăn. Trên mái nhà, những làn khói bếp lan nhẹ nhàng. Mọi người tập trung ở đầu làng. Đầu tiên là các cụ phụ lão. Các cụ đang trồng vải thiều dưới bãi. Rồi đến các anh chị vác quốc, vác vồ lũ lượt đi. Hôm nay chủ nhật, các bạn học sinh lớp 4B cũng ra đồng.
(Theo Tô Hoài)
Câu 5:
Trình bày ý kiến về tính cách của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở bài 2.
a) Nhân vật Cao Bá Quát trong chuyện Văn hay chữ tốt.
b) Nhân vật Xtác-đi trong câu chuyện Tấm huy chương.
c) Nhân vật Giên trong câu chuyện Cô giáo nhỏ.
Câu 6:
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (sự việc, nhân vật, hình ảnh, câu văn em thích).
- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.
Câu 7:
Từ câu chuyện Cao Bá Quát luyện chữ, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
về câu hỏi!