Soạn Tiếng Việt 4 Cánh diều Bài 8: Tài sản vô giá có đáp án

30 người thi tuần này 4.6 561 lượt thi 51 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

7093 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)

45.7 K lượt thi 13 câu hỏi
4394 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 5)

25.7 K lượt thi 9 câu hỏi
2523 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 3)

23.8 K lượt thi 9 câu hỏi
2176 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)

23.5 K lượt thi 9 câu hỏi
1274 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 10)

22.6 K lượt thi 9 câu hỏi
1218 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 4)

22.5 K lượt thi 9 câu hỏi
1047 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 9)

21.9 K lượt thi 13 câu hỏi
771 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 2)

22.1 K lượt thi 9 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Trả lời câu hỏi của nàng Tiên Cá:

Trả lời câu hỏi của nàng Tiên Cá:   (ảnh 1)

Lời giải

Theo em, những thứ mà ai cũng cần là: sức khoẻ, thức ăn, tiền bạc.

Câu 2

Trả lời câu hỏi của Thần Biển:

Trả lời câu hỏi của Thần Biển:   (ảnh 1)

Lời giải

Thứ mà ta có nó thì sẽ có tất cả là sức khoẻ. Sức khoẻ giúp con người làm ra tiền bạc để mua đồ dùng vật chất thiết yếu.

Câu 3

Trả lời câu hỏi của Thần Núi:

Trả lời câu hỏi của Thần Núi:   (ảnh 1)

Lời giải

Để giữ gìn tài sản quý báu ấy, ta cần chăm rèn luyện thể dục, thăm khám định kì và đi bệnh viện khi có triệu chứng dấu hiệu bệnh lạ. Theo dõi các tin tức về các bệnh truyền nhiễm mới để phòng tránh và tiêm ngừa vắc xin.

Câu 4

* Nội dung chính Đón Thần Mặt Trời

Cuộc sống cần có sự dung hoà, ổn định giữa con người với tự nhiên. Không có một phép thần thông nào tồn tại thực sự, chỉ có niềm tin và thực hiện mọi việc một cách khoa học, thực tế thì mới đem lại hiệu quả, thành công.

Đón Thần Mặt Trời

Ngày xưa, có vị phú ông nọ muốn xây một toà nhà thật đặc biệt. Phủ ông tự tay vẽ kiểu nhà rồi thuê thợ làm theo.

Nhà xây xong, phú ông tự cho đó là một lâu đài chưa từng có. Lâu đài của phú ông đúng là chưa từng có thật vì không hề có cửa sổ. Trong nhà tối như hang chuột, cả ngày phải thắp đèn. Ít lâu sau, cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông sợ hãi, bèn mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thuỷ về cúng, nhưng bệnh càng nặng thêm. Ông ta đành loan tin khắp nơi, hứa thưởng lớn cho người chữa khỏi bệnh.

Một cậu bé biết tin bèn xin cha đưa đến gặp phú ông. Khi tới toà nhà kì quái, cậu bé nói ngay:

– Mọi người bị bệnh là do không chịu đón Thần Mặt Trời vào nhà!

Tin vào thần thánh, phú ông liền cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà. Nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Ông ta nổi giận, gọi cậu bé đến, trách móc nặng lời.

Nghe phú ông trách, cậu bé hỏi:

– Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi? Phú ông lúng túng, vội xin cậu bé mách cho cách làm.

Cậu bé cười ngặt nghẽo rồi chỉ vào toà nhà, nói:

– Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khoẻ mạnh.

Phú ông nghe theo. Quả nhiên, ít lâu sau, cả nhà đều khỏi bệnh và trở nên vui vẻ.

Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG

Vì sao phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh?

Lời giải

Phú ông phải loan tin khắp nơi, tìm người chữa bệnh vì cả nhà phú ông bỗng mắc nhiều chứng bệnh. Mắt ngày một kém, da xanh như tàu lá, bệnh ngoài da thi nhau phát triển. Phú ông mời thầy thuốc giỏi về chữa, đón thầy phù thuỷ về cúng, nhưng bệnh càng nặng thêm.

Câu 5

Cậu bé bày cách gì để chữa bệnh cho phú ông và gia đình?

Lời giải

Cậu bé bày cách để chữa bệnh cho phú ông và gia đình là: phải đón Thần Mặt Trời vào nhà.

Câu 6

Phú ông thực hiện cách chữa bệnh của cậu bé như thế nào? Vì sao?

Lời giải

Phú ông thực hiện cách chữa bệnh của cậu bé bằng cách cho người đem các túi lớn ra ngoài trời hứng nắng rồi buộc lại mang vào nhà.

Vì ông tin vào thần thánh là có thực.

Câu 7

Khi bị phú ông trách, cậu bé đã giải thích thế nào?

Lời giải

Khi bị phú ông trách, cậu bé đã giải thích: “Cháu bảo đón Thần Mặt Trời, sao ông lại đi nhốt Thần Mặt Trời vào túi?”; “– Ông phải làm thật nhiều cửa sổ! Ánh nắng là nguồn sáng vô giá. Nó làm cho nhà ở khô ráo, không khí trong lành, da dẻ hồng hào, khoẻ mạnh. Hãy đưa nguồn sáng đó vào các phòng, chắc chắn mọi người sẽ khoẻ mạnh.”

Câu 8

Câu chuyện này muốn nói điều gì?

Lời giải

Câu chuyện muốn nói rằng: cần phải sống và làm việc một cách khoa học, tránh đi lại với những điều đã được mọi người công nhận, cùng thực hiện. Đồng thời tránh tin vào mê tín dị đoan để bị lừa gạt, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tiền bạc và tính mạng.

Câu 9

Tìm đọc thêm ở nhà:

– 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y (bác sĩ, được sĩ, lương y, y tá, điều dưỡng viên).

− 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Lời giải

* Bài thơ “Chẳng có gì quý bằng sức khoẻ”

Chẳng có gì quý bằng sức khoẻ

Bị bệnh rồi mới biết ra giá trị

Em là bình minh của những điều mới mẻ

Sáng hồng lên hạnh phúc của xuân thì

 

Chẳng có gì cao đẹp hơn từ bi

Của tình yêu thứ tha và thông cảm

Em là thuỷ triều dâng huyền bí

Rất mênh mông bờ bến của nhân phàm

 

Chẳng có gì đẹp hơn là ánh sáng

Chiếu soi lên vũ trụ của vô cùng

Em là đóa hoa hồng lãng mạn

Đốt cho anh ngọn đuốc muôn trùng

* Bài báo: Tôn vinh những chiến sĩ áo trắng (Báo Tiền phong)

Website: https://tienphong.vn/ton-vinh-nhung-chien-si-ao-trang-post1512259.tpo

Câu 10

Viết vào phiếu đọc sách:

– Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích).     

– Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Lời giải

Tên bài đọc: Tôn vinh những chiến sĩ áo trắng.

Nội dung chính của bài đọc: Tôn vinh và coi trọng những công lao đóng góp của các bác sĩ, y sĩ trong cuộc chiến cam go chống dịch Covid-19.

Cảm nghĩ của em về nội dung trên: Đây là một thông điệp, nội dung cao cả, tốt đẹp. Phần nào giúp động viên tinh thần cho các y bác sĩ làm việc trong điều kiện khốn khó, vất vả. Đồng thời lan truyền ý thức chống dịch như chống giặc của đất nước.  

Câu 11

Hãy viết đoạn văn về một câu chuyện mà em thích và cho biết vì sao em thích câu chuyện đó.

Lời giải

Một câu chuyện mà em rất thích là "Cây tre trăm đốt." Em yêu thích câu chuyện này vì nó mang đến cho em những bài học ý nghĩa về lòng kiên nhẫn, sự cần cù và đoàn kết. Em hiểu rằng sự kiên nhẫn và sự cần cù sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, lòng đoàn kết và hợp tác cùng nhau làm việc sẽ giúp chúng ta đạt được thành công lớn hơn. Câu chuyện "Cây tre trăm đốt" là một câu chuyện bổ ích giúp em hiểu rõ hơn về tinh thần cần có để đạt được ước mơ và thành công trong cuộc sống.

Câu 12

Hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ông Yết Kiêu” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Lời giải

Em rất yêu thích câu chuyện"Ông Yết Kiêu". Ông Yết Kiêu là một vị tướng tài ba trong triều nhà Trần, đặc biệt là tài năng bơi lặn của ông khiến em ngạc nhiên. Có những lúc ông sống dưới nước đến sáu, bảy ngày mà không có vấn đề gì, thậm chí người ta tưởng ông đi lại trên đất liền. Tài năng phi thường của ông đã giúp vua quân nhà Trần đánh đuổi được giặc Nguyên. Ông không cần yêu cầu vua cung cấp tàu, bè, chỉ cần một cái dùi sắt và một chiếc búa. Bằng cách đục thủng những chiếc tàu thuyền của địch trên biển Vạn Ninh, ông đã làm kinh hãi quân giặc và khiến người rình bắt ông. Tuy nhiên, ông Yết Kiêu không bất khuất, mà tự tin trả lời rằng đất nước ta vẫn còn rất nhiều người bơi lặn giỏi có thể làm quân địch khiếp sợ. Rồi lợi dụng cơ hội, ông nhảy xuống biển và thoát khỏi sự truy đuổi. Câu chuyện về ông Yết Kiêu khiến em thấy thú vị khi tìm hiểu về lịch sử dân tộc và những vị anh hùng dũng cảm, kiên cường của Việt Nam từ xưa đến nay.

Câu 13

Hãy viết đoạn văn về câu chuyện “Ba nàng công chúa” và cho biết em thích câu chuyện đó ở điểm nào.

Lưu ý:

– Em viết theo dàn ý đã lập ở tiết học trước nhưng có thể thay đổi,

bổ sung một số ý nhỏ hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn.

– Cần cho biết vì sao em thích câu chuyện.

– Chú ý viết câu văn có hình ảnh.

– Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lời giải

“Ba nàng công chúa” là một câu chuyện hay chứng minh sức mạnh và năng lực của những người con gái trong những trận chiến. Thực tế em nghĩ rằng, họ có thể có nhiều tài năng khác, việc đưa ra hình ảnh ba nàng công chúa nhằm cho thấy, phụ nữ đóng một vai trò không hề nhỏ ở hậu phương. Với sự khéo léo và xinh đẹp, họ có thể giúp cho người chồng, người đàn ông ở chiến trường thêm sức mạnh để chiến đấu. Dù sao thì, ba nàng công chúa với những tài năng phi thường đã đánh đuổi thành công lính giặc. Em vô cùng ngưỡng mộ sự tài năng đó của các cô gái.

Câu 14

Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện.

Dựa vào truyện tranh và các câu mở đoạn, kể lại từng đoạn của câu chuyện.   (ảnh 1)

Lời giải

Đoạn 1: Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.

Đoạn 2: Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.

Đoạn 3: Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.

Đoạn 4: Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.

Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!

Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.

Đoạn 5: Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.

Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?

Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.

Đoạn 6: Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.

Không ngờ, nghe ông nói, vua lịa khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.

Câu 15

Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Lời giải

Em chắp nối các đoạn trong câu 1 để kể thành một câu chuyện liền mạch.

Ông Phạm Bân là quan thái y thời Trần.

Ông thường mua thuốc tốt và thóc gạo để dành chữa bệnh cho dân. Gặp người bệnh lở loét, ông cũng không quản ngại. Người nghèo thường được ông nuôi, chữa cho khỏi bệnh mới về.

Năm ấy trong nước xảy ra dịch bệnh. Ông bỏ tiền xây nhà để làm nơi chữa bệnh cho dân và đã cứu sống hơn nghìn người.

Sau trận dịch, một lần có người đến khẩn cầu: - Quan thái y cứu vợ tôi với! Bà ấy chết mất.

Phạm Bân bảo: - Đừng lo! Ông dẫn tôi đi!

Người ấy rất cảm động, nói: Đa tạ Ngài cứu mạng.

Vừa lúc đó, có một viên quan đến truyền lệnh triệu ông vào cung, chữa cho một phi tần bị cảm. Ông Phạm Bân bảo: - Có người đang nguy kịch, tôi phải cứu đã.

Viên quan ngạc nhiên hỏi: - Ngài kháng lệnh vua, không sợ mất đầu sao?

Ông Phạm Bân khảng khái đáp: - Mạng người phải cứu trước đã. Mạng tôi tính sau.

Khi vào chầu, ông bị vua quở trách. Ông cứ thực tình giãi bày: - Có người bệnh nặng quá, thần không thể nhắm mắt bỏ qua.

Không ngờ, nghe ông nói, vua lịa khen: - Người vừa giỏi vừa có lòng nhân từ. Ta chỉ mong có nhiều thầy thuốc như vậy.

Câu 16

Trao đổi: Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là gì?

Lời giải

Điều đáng quý nhất ở thầy thuốc Phạm Bân là:

+ Ông Phạm Bân rất thương người, sẵn sàng cứu chữa và cưu mang người bệnh nghèo khó.

+ Ông rất tận tuỵ cứu chữa, chăm sóc người bệnh.

+ Ông coi việc cứu mạng người là quan trọng nhất.

+ Ông biết suy xét đâu mới là bệnh nặng, cần được cứu chữa khẩn cấp.

+ Để cứu người, ông không sợ bị vua trị tội.

Câu 17

* Nội dung chính Để học tập tốt

Học tập tốt trước hết cần một sức khoẻ tốt. Không thể coi thường sức khoẻ, bởi không có thể lực tốt, một trí tuệ minh mẫn và thông minh, thì không thể học tập tốt được.

Để học tập tốt

Để học tập tốt, học sinh chúng mình cần phải thật khoẻ mạnh. Vậy cần làm gì để có sức khoẻ tốt?

– Bạn hãy bổ sung lịch tập thể dục, thể thao vào thời gian biểu. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để ra ngoài trời tập thể dục hay chơi các môn thể thao như chạy, đá bóng, cầu lông,...

– Ngoài giờ học, bạn có thể nghe vài bản nhạc, xem một bộ phim,... để thư giãn. Nhưng bạn tránh sa đã vào các trò chơi giải trí mà quên luôn việc học nhé!

– Bạn hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, đậu nành, bí đỏ, rau củ, trái cây,... để bồi bổ cho cả cơ thể lẫn trí não.

– Ngồi học quá lâu khiến bạn kém tập trung, đau vai, đau lưng. Sau khoảng một tiếng ngồi học, bạn nhớ đứng dậy vươn vai, tập vài động tác thể dục để cơ thể thoải mái và tránh nhức mỏi.

Theo báo Khăn quàng đỏ

Xếp các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nêu trong bài đọc vào nhóm thích hợp: Tập luyện Thư giãn Ăn uống (ảnh 1)

Xếp các biện pháp bảo vệ sức khoẻ nêu trong bài đọc vào nhóm thích hợp:

Tập luyện

Thư giãn

Ăn uống

Lời giải

Tập luyện

Thư giãn

Ăn uống

– Bạn hãy bổ sung lịch tập thể dục, thể thao vào thời gian biểu.

– Sau khoảng một tiếng ngồi học, bạn nhớ đứng dậy vươn vai, tập vài động tác thể dục để cơ thể thoải mái và tránh nhức mỏi.

– Ngoài giờ học, bạn có thể nghe vài bản nhạc, xem một bộ phim,... để thư giãn.

– Bạn hãy chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng như trứng, đậu nành, bí đỏ, rau củ, trái cây,...

Câu 18

Tóm tắt một biện pháp được liệt kê trong bài đọc bằng một câu ngắn (khoảng 5 – 10 tiếng).

Lời giải

Bổ sung lịch tập thể dục vào thời gian biểu.

Câu 19

Vì sao bài đọc được đặt tên là “Để học tập tốt"?

Lời giải

Bài đọc được đặt tên là “Để học tập tốt" vì cơ thể cần khoẻ mạnh trước rồi mới học tập tốt được. Nhờ đó, cần rèn luyện, có chế độ thư giãn và ăn uống lành mạnh khoa học, có một sức khoẻ tốt để học tập.

Câu 20

Kể và viết lại những việc em đã làm để nâng cao sức khoẻ.

Lời giải

Để nâng cao sức khoẻ em đã tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Trong bữa ăn, em không quên mình cần phải ăn uống những thức ăn nhiều chất xơ, tránh đồ nhiều mỡ. Ngoài ra, em còn chăm uống nhiều nước lọc để cơ thể có đủ nước.

Câu 21

Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?

a) Ánh nắng là nguồn sáng vô giá.

Theo PHẠM NĂNG CƯỜNG

b) Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm.

Theo NGUYỄN VĂN BÌNH

c) Mấy chú bé đi tìm chỗ ven suối để bắc bếp thổi cơm.

Theo TÔ HOÀI

Gợi ý:

(I) Cho biết sự vật được giới thiệu trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

(2) Cho biết sự vật được nêu hoạt động trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

(3) Cho biết sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái trong câu là ai (con gì, cái gì,...).

Lời giải

a) Bộ phận Ánh nắng dùng để nêu sự vật được giới thiệu là ánh nắng.

b) Bộ phận Con thỏ trắng này dùng để nêu sự vật được miêu tả đặc điểm, trạng thái của chúng.

c) Bộ phận Mấy chú bé dùng để nêu hoạt động trong câu là của họ.

Câu 22

Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi gì?

Lời giải

Bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?...

Câu 23

Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.

Theo NGUYỄN THẾ HỘI

Tìm chủ ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau: Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh. Thân hình chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Theo NGUYỄN THẾ HỘI   (ảnh 1)

Lời giải

Các chủ ngữ lần lượt ở mỗi câu là: Chú chuồn chuồn nước; màu vàng trên lưng chú; Bốn cái cánh; Hai con mắt; Thân hình chú.

Câu 24

Đặt một câu nói về sức khoẻ của em hoặc về việc em tập thể dục thể thao để bảo vệ sức khoẻ. Xác định chủ ngữ của câu đó.

Lời giải

Em có một sức khoẻ dẻo dai.

Chủ ngữ của câu này là: Em.

Câu 25

Đọc bức thư sau:

Trả lời câu hỏi: a) Bạn Hiền Trang gửi thư cho ai, để làm gì? b) Bức thư gồm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?  c) Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang như thế nào? (ảnh 1)

Trả lời câu hỏi:

a) Bạn Hiền Trang gửi thư cho ai, để làm gì?

b) Bức thư gồm mấy đoạn? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

c) Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang như thế nào?

Lời giải

a) Bạn Hiền Trang gửi thư cho dì, để chúc mừng dì đã đoạt Huy chương Bạc môn nhảy xa tại Đại hội Thể thao toàn quốc.

b) Bức thư gồm 7 đoạn. Nội dung của mỗi đoạn là:

+ Đoạn 1: Địa điểm, thời gian viết thư

+ Đoạn 2: Lời chào 

+ Đoạn 3: Lí do viết thư

+ Đoạn 4: Lời thăm hỏi

+ Đoạn 5: Thông tin về tình hình bản thân

+ Đoạn 6: Lời chúc

+ Đoạn 7: Chữ kí và tên của người gửi

c) Bức thư thể hiện tình cảm của bạn Hiền Trang rất yêu quý và ngưỡng mộ thành tích của dì bạn ấy.

Câu 26

Cấu tạo của bức thư

Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó? (ảnh 1)

Trao đổi với bạn để chuẩn bị viết một bức thư thăm hỏi: Em sẽ viết thư cho ai? Vì sao em viết thư thăm hỏi người đó?

Gợi ý:

a) Em viết thư thăm hỏi ai?

– Thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè).

– Thăm hỏi một người chưa quen (cô hoặc chú bộ đội, một thầy thuốc, một vận động viên, một nhạc sĩ, một bạn nhỏ cùng lứa tuổi với em).

b) Vì sao em viết thư cho người đó?

– Vì người đó mới có chuyện vui (hoặc chuyện buồn).

– Vì người đó mới viết thư cho em.

– Vì đã lâu em chưa gặp người đó.

Lời giải

Em viết thư thăm hỏi bạn cũ học cùng lớp 2 của em đã chuyển về quê học.

Em muốn viết thư cho bạn ấy vì em tò mò bạn giờ đang học tập và sinh sống như thế nào? Có nhiều người bạn mới không và có còn nhớ đến em không?

Câu 27

* Nội dung chính Chọn đường

Trong cuộc đời có nhiều khó khăn, buộc ta phải đứng giữa những lựa chọn của cuộc đời. Song lựa chọn con đường hướng tới cái thiện, hướng tới điều ích lợi, đem mình sống cho cái chung, vì lợi ích chung ắt hẳn là con đường tốt nhất.

Chọn đường

Nguyễn Bá Tĩnh mồ côi cha mẹ từ năm lên sáu. Cậu được một vị hoà thượng đưa về nuôi. Ở chùa, cậu ngày đêm dùi mài kinh sử để chuẩn bị đi thi.

Thế rồi, tai hoạ bỗng ập đến. Một bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người. Trước cảnh ấy, Bá Tĩnh không còn lòng dạ nào nghĩ đến việc thi cử nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Bá Tĩnh quyết định chọn con đường làm thuốc cứu người. Cậu quên ăn quên ngủ, nghiền ngẫm sách thuốc. Nhưng, ngay cả những thầy thuốc nổi tiếng bấy giờ cũng đều bó tay, một thầy thuốc tự học như cậu thì làm gì được!

Rồi dịch bệnh qua đi. Bá Tĩnh được tin năm sau vua mở khoa thi tiến sĩ. Cảm thấy nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn, Bá Tĩnh quyết định đi thi. Ngay kì thi ấy, Bá Tĩnh có tên trên bảng vàng. Ngày các tân khoa vào chầu vua, nhà vua hỏi ông:

– Trẫm nghe nói khanh đã dày công thu góp được nhiều phương thuốc hay. Trẫm muốn cho khanh làm ngự y. Ý khanh thế nào?

- Muôn tâu Hoàng thượng – Bá Tĩnh đáp – được Hoàng thượng giao cho việc lớn, thần xin tạ ơn. Nhưng thần tài hèn sức mọn, lại chuyên làm thuốc Nam, e chỉ hợp trị bệnh cho dân thường thôi.

Đức vua không quở trách mà rất hài lòng:

– Khanh chăm lo cho thần dân của trẫm cũng là lo cho trẫm rồi.

Từ đó, Bá Tĩnh dốc sức vào việc trồng thuốc, trị bệnh. Ông mở lớp dạy học trò, miệt mài viết hai bộ sách chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản. Ông được coi là ông Tổ của ngành thuốc Nam.

Theo QUỲNH CƯ

Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào? (ảnh 1)

Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ thế nào?

Lời giải

Hoàn cảnh của danh y Tuệ Tĩnh lúc nhỏ đã mồ côi cha mẹ. Cậu được một vị hoà thượng đưa về nuôi.

Câu 28

Vì sao ông quyết định chọn con đường làm thuốc?

Lời giải

Ông quyết định chọn con đường làm thuốc vì chứng kiến cảnh bệnh lạ hoành hành dữ dội, giết chết bao mạng người, Tuệ Tĩnh không còn lòng dạ tập trung ôn thi nữa.

Câu 29

Vì sao Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ?

Lời giải

Tuệ Tĩnh đã theo nghề thuốc mà vẫn tham gia kì thi tiến sĩ vì ông nghĩ nếu đỗ đạt cao, có uy tín thì con đường làm thuốc sẽ dễ dàng hơn.

Câu 30

Chi tiết nào cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn?

Lời giải

Chi tiết cho thấy ông quyết tâm đi theo con đường mình đã chọn là: Bá Tĩnh dốc sức vào việc trồng thuốc, trị bệnh. Ông mở lớp dạy học trò, miệt mài viết hai bộ sách chỉ dẫn các phương pháp để phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam cùng các phép ngoại khoa đơn giản.

Câu 31

Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh?

Lời giải

Em có suy nghĩ gì về danh y Tuệ Tĩnh: Ông là người tài cao đức trọng. Biết suy nghĩ và đùm bọc bá tánh dân chúng. Gắn sự học với điều có ích, gần gũi trong cuộc sống.

Câu 32

Tìm ý cho một bức thư thăm hỏi người thân (hoặc thầy cô, bạn bè, chú bộ đội,...).

Gợi ý:

a) Em viết thư thăm hỏi ai?

b) Vì sao cần viết thư thăm hỏi?

c) Em sẽ viết gì?

– Nêu lí do viết thư (nếu cần).

– Chúc mừng hoặc chia sẻ.

– Thăm hỏi tình hình (sức khoẻ, đời sống, việc làm, việc học,..)

– Thông tin về tình hình của bản thân.

Lời giải

- Em viết thư thăm hỏi bạn học cũ lớp 2.

- Em đã lâu không gặp bạn, không biết bạn còn nhớ tới em không.

- Em sẽ viết:

+ Lí do viết thư vì đã lâu không được gặp gỡ bạn

+ Em kể và chia sẻ chuyện của mình với bạn

+ Em hỏi thăm tình hình sức khoẻ, học tập và gia đình của bạn

+ Em thông tin về tình hình của bản thân hiện tại

Câu 33

Lập dàn ý cho bức thư của em:

Lập dàn ý cho bức thư của em:   (ảnh 1)

Lời giải

Em lập dàn ý cho bức thư của em:

Mở đầu

 

 

 

 

 

Nội dung chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết thúc

- Hà Nội, ngày …. tháng …. năm ….

- Chào Sơn bạn của tớ,

- Tớ là ……… đây, bạn học cũ của cậu năm lớp 2 ở Hà Nội.

- Tớ viết thư này vì muốn hỏi thăm tình hình học tập của cậu hiện tại, và cũng vì tò mò không biết cậu còn nhớ tới tớ không.

 

- Lời thăm hỏi:

+ Tớ chúc mừng cậu vì đã đặt chân tới vùng đất mới, thực sự đã có nhiều trải nghiệm mới với cậu.

+ Không biết dạo gần đây cậu có khoẻ chứ? Hồi dịch Covid-19 cậu có bị ảnh hưởng gì không? 

- Thông tin bản thân:

+ Hiện tớ vẫn khoẻ, vẫn ăn uống và hoạt động sôi nổi như thế.

+ Tớ còn được tham gia vào đội hình thi học sinh giỏi môn Tiếng Việt của trường mình nữa đấy.

 

- Chúc cậu sẽ gặt hái được nhiều thành công như trước đây chúng ta còn đồng hành, cùng tiến với nhau.

- Chữ kí tên và người gửi.

Câu 34

Trao đổi với bạn để hoàn chỉnh dàn ý nói trên.

Lời giải

Em trao đổi với bạn để hoàn chỉnh dàn ý nói trên.

Câu 35

Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về sức khoẻ, rèn luyện sức khoẻ hoặc về những người làm nghề y.

Lời giải

* Bài thơ “Làm bác sĩ”

Mời mẹ ngồi yên lặng

Để “bác sĩ” khám cho

Chắc lại đi đầu nắng

Bệnh này là bệnh ho.

 

Thuốc ngọt chứ không đắng

Phải uống với nước sôi

Nếu tiêm thì đau lắm

Mẹ lại khóc nhè thôi.

 

Mẹ bỗng hỏi “bác sĩ”

Sổ mũi uống thuốc gì?

“Bác sĩ” chừng hiểu ý

Uống sữa với bánh mì!

Câu 36

Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a) Câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

b) Theo em, chúng ta nên làm gì để có sức khoẻ tốt?

Cách giới thiệu, trao đổi: Thực hiện như đã hướng dẫn ở các bài học trước.

Lời giải

Em trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu.

Câu 37

* Nội dung chính Buổi sáng đi học

Buổi sáng đi học là một việc làm thường nhật của mỗi bạn học sinh. Ấy vậy nhưng cần thiết hơn, mỗi buổi sáng cần tới sự tự giác, ý thức tham gia giao thông và ngoan ngoãn thực hiện các yêu cầu trên lớp học.

Buổi sáng đi học

Tay chải răng thật kĩ

Mặt sáng trưng nụ cười

Cái miệng mới thủ thỉ

Đã thơm tiếng thơm lời!

 

Khéo chia mớ tóc rối

Thành hai bím thật xinh

Soi gương

Đẹp

Đẹp quá!

Mình càng thêm yêu mình.

 

Nào, ta cũng tới trường

Vẫn đường quen, lối thuộc

Đèn xanh mấy ngã tư

Dõi nhìn theo từng bước.

 

“Ma ra tông” mỗi sáng

Xuất phát từ tinh sương

Miệng hát và chân sải

Vạch đích là cổng trường.

 

Buổi chào cờ hoà giọng

Cả trường cùng hát hay.

Ai thuộc bài? Cô hỏi

Cả lớp cùng giơ tay.

TRẦN QUỐC TOÀN

Mỗi sáng, bạn nhỏ làm những gì để chuẩn bị đến trường? (ảnh 1)

Mỗi sáng, bạn nhỏ làm những gì để chuẩn bị đến trường?

Lời giải

Mỗi sáng, để chuẩn bị đến trường, bạn nhỏ đã: chải răng, chia bím tóc.

Câu 38

Qua các khổ thơ 1 và 2, em hình dung bạn ấy như thế nào?

Lời giải

Qua các khổ thơ 1 và 2, em hình dung bạn ấy là người sạch sẽ, biết tự vệ sinh cá nhân và làm cho mình trở nên xinh đẹp. Bạn nhỏ cũng rất yêu bản thân bạn ấy nữa.

Câu 39

Em hiểu câu thơ “Đèn xanh mấy ngã tư / Dõi nhìn theo từng bước." như thế nào?

Lời giải

Em hiểu câu thơ “Đèn xanh mấy ngã tư / Dõi nhìn theo từng bước." là thể hiện sự quen thuộc và quen đường trong cuộc sống hàng ngày của bạn nhỏ. Đèn xanh tại các ngã tư là biểu tượng cho việc tiếp tục đi đúng hướng, không bị ngừng lại. Nhìn theo từng bước là hành động cảnh giác, cẩn thận và quan sát môi trường xung quanh mỗi khi đi qua các ngã tư.

Câu 40

Em có cảm nghĩ gì về bạn nhỏ trong bài thơ?

Lời giải

Bạn nhỏ trong bài thơ là người học trò ngoan ngoãn, chấp hành tốt luật an toàn giao thông, biết tự làm vệ sinh cá nhân mà không cần chờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ quá nhiều từ bố mẹ.

• Học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích.

Câu 41

Tìm chủ ngữ trong các câu sau:

Sáng sớm, sương phủ dày như nước biển. Đỉnh Đê Ba nổi lên như một hòn đảo. Sương tan dần. Làng mới định cư bùng lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên vào rừng. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già trong làng chụm đầu bên những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung cửi dệt vải.

Theo ĐÌNH TRUNG

Lời giải

Chữ ngữ trong các câu lần lượt là: sương, Đỉnh Đê Ba, làng mới định cư, những sinh hoạt đầu tiên của một ngày, thanh niên, em nhỏ, các cụ già, các bà, các chị.

Câu 42

Đặt câu nói về bức tranh sau:

a) Một câu giới thiệu bức tranh hoặc người trong tranh.

b) Một câu nói về màu sắc hoặc hình dáng của sự vật.

c) Một câu nói về hoạt động của người.

b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?

Tìm chủ ngữ của các câu em vừa đặt.

Đặt câu nói về bức tranh sau: a) Một câu giới thiệu bức tranh hoặc người trong tranh.  b) Một câu nói về màu sắc hoặc hình dáng của sự vật. c) Một câu nói về hoạt động của người. b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao? Tìm chủ ngữ của các câu em vừa đặt.   (ảnh 1)

Lời giải

Em viết các câu và in gạch chân các chủ ngữ trong mỗi câu:

a) Ngày Tết, gia đình em tràn ngập sự ấm cúng. 

b) Cây đào nở hoa hồng nhạt chúm chím, xinh tươi.

c) Mẹ và em cùng nhau gói bánh chưng.

b) Em thích ăn bánh chưng. Vì chỉ trong ngày Tết, em cảm thấy ăn bánh chưng mới thật là ngon.

Câu 43

Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.

Mẫu:  a) Bạn có thể dùng câu này để nói với ai, trong trường hợp nào?

Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi. Mẫu:  a) Bạn có thể dùng câu này để nói với ai, trong trường hợp nào? (ảnh 1)

b) Bạn chọn thức ăn, đồ uống nào? Vì sao?

Chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi. Mẫu:  a) Bạn có thể dùng câu này để nói với ai, trong trường hợp nào? (ảnh 2)

Lời giải

Em chuẩn bị một số bông hoa giấy ghi yêu cầu cho người chơi.

Câu 44

Mỗi học sinh nối tiếp nhau hái một bông hoa và thực hiện yêu cầu ghi trên bông hoa ấy.

Lời giải

Em và các bạn thực hiện, mỗi bạn nối tiếp nhau hái một bông hoa và thực hiện yêu cầu ghi trên bông hoa ấy.

Câu 45

* Nội dung chính Nghìn thang thuốc bổ

 

Nghìn thang thuốc bổ

Một ngày cuối tháng 12 năm 1954, giữa lúc công việc khôi phục đất nước sau chiến tranh còn đang rất bộn bề, Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai.

Bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng phòng họp đón Bác. Nhưng Bác không tới phòng họp mà tôi thăm nhà bếp, phòng thí nghiệm trước. Qua các phòng bệnh nhân, Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.

Khi Bác bước vào phòng họp, những tiếng vỗ tay hoan hô vang dậy như sóng trào, hết đợt này đến đợt khác. Bác thay mặt Chính phủ khen ngợi cán bộ, nhân viên đã nỗ lực làm việc. Bác khuyên mọi người thi đua: “Com ngon, thuốc đúng, phục vụ tận tuỵ, nhất định bệnh nhân mau khỏi, nhà thương mau tiến.".

Trước khi ra về, Bác tặng lại cụ Dưỡng, người giữ xe nhiều tuổi nhất ở bệnh viện bó hoa mà cán bộ, nhân viên bệnh viện đã tặng Bác.

Một tuần sau, Bác gửi tặng bệnh viện năm thùng đường và năm chai mật ong. Ai cũng cảm động trước sự quan tâm của Bác. Có bệnh nhân xúc động nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ.”.

Theo sách 118 chuyện kể về Bác Hồ

Bài đọc kể chuyện Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai vào thời gian nào? Tìm ý đúng. a) Năm 1954. b) Năm 1960 c) Năm 1969. d) Năm 1975. (ảnh 1)

Bài đọc kể chuyện Bác Hồ đến thăm Bệnh viện Bạch Mai vào thời gian nào? Tìm ý đúng.

a) Năm 1954.

b) Năm 1960

c) Năm 1969.

d) Năm 1975.

 

Lời giải

Ý đúng là:

a) Năm 1954.

Câu 46

Em hiểu vì sao Bác Hồ đến thăm nhà bếp, phòng thí nghiệm, phòng bệnh nhân trước khi tới phòng họp? Tìm các ý đúng:

a) Bác muốn biết bệnh nhân được ăn uống thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

b) Bác muốn biết bệnh nhân được chữa bệnh thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

c) Bác muốn biết phòng thí nghiệm hoạt động thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

d) Bác muốn tặng hoa cho người giữ xe nhiều tuổi nhất trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

Lời giải

Các ý đúng là:

a) Bác muốn biết bệnh nhân được ăn uống thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

b) Bác muốn biết bệnh nhân được chữa bệnh thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

c) Bác muốn biết phòng thí nghiệm hoạt động thế nào trước khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo.

Câu 47

Theo em, vì sao bệnh nhân nói: “Quà Cụ gửi cho tôi bằng nghìn thang thuốc bổ."? Tìm các ý đúng:

a) Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với bệnh nhân.

b) Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.

c) Vì món quà ấy giúp bệnh nhân bồi bổ sức khoẻ.

d) Vì món quà ấy rất đắt tiền.

Lời giải

Các ý đúng là:

a) Vì món quà ấy thể hiện sự quan tâm của Bác Hồ đối với bệnh nhân.

b) Vì món quà ấy có tác dụng động viên tinh thần bệnh nhân rất nhiều.

Câu 48

Tìm chủ ngữ trong câu sau: Bác ân cần thăm hỏi, chúc mọi người yên tâm chữa bệnh cho mau khỏi.

Lời giải

Chủ ngữ trong câu là: Bác.

Câu 49

Em thích nhất chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?

Lời giải

Em thích nhất chi tiết đầu tiên của bài đọc, là chi tiết Bác Hồ về thăm bệnh viện giữa lúc công việc khôi phục đất nước sau chiến tranh còn đang rất bộn bề.

Vì điều này thể hiện sự quan tâm, chăm lo của bác tới công tác trị thương, chữa bệnh cho người dân. Càng khốn khó, càng phải quan tâm và giám sát những nơi trọng yếu, có vai trò quan trọng như bệnh viện.

Câu 50

Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Lời giải

Em tự nhận xét xem mình đạt yêu cầu ở mức nào.

Câu 51

Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Lời giải

Em tự nhận thấy mình còn cần cố gắng thêm về mặt nào.

4.6

112 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%