Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
215 lượt thi 41 câu hỏi
Câu 1:
Nối mỗi từ ngữ với một bức ảnh phù hợp:
a) sản xuất nông nghiệp
d) xây dựng
b)khai thác dầu khí
e) giao thông
c) đánh bắt cá
g) khai thác
Câu 2:
Em thích bức ảnh nào? Vì sao?
- Em thích bức ảnh số………,vì
Câu 3:
Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng như thế nào? Đánh dấu üvào những ô thích hợp:
Ý
ĐÚNG
SAI
a) Mầm cỏ lấm tấm xanh khắp sườn đồi.
b) Một màu xanh non trải ra mênh mông tới tận bìa rừng.
c) Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
d) Tiếng gặm cỏ trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.
Câu 4:
Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy đàn bò vô cùng mừng rỡ khi được ra đồi cỏ? Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
a) Cả đàn bò rống lên sung sướng.
b) Đàn bò kêu ò... Ò..., nhảy cẫng lên, xô nhau chạy.
c) Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo.
d) Con Tô cũng mừng lây, rít lên ăng ẳng, sủa đông sủa tây, hai chân trước chồm lên chồm xuống.
Câu 5:
Hình ảnh đàn bò gặm cỏ được miêu tả sinh động như thế nào? Viết từ ngữ phù hợp vào chỗ trống:
(M) – Cả đàn bò: Tiếng gặm cỏ trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ.
- Con Ba Bớp:
- Con Hoa:
- Cu Tũn:
- Chị Vàng:
Câu 6:
Anh Nhẫn có cảm xúc gì khi ngắm nhìn đàn bò ăn cỏ? Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
a) Anh cảm thấy đồng cỏ thay đổi nhanh chóng sau cơn mưa phùn mùa xuân.
b) Anh cảm thấy yêu quý đàn bò.
c) Anh cảm thấy vui khi ngắm đàn bò gặm cỏ.
d) Anh cảm thấy đàn bò như đang từ từ béo ra, lớn lên, đang sinh sối nảy nở ngay trước mặt mình.
Câu 7:
Tìm đoạn mở đầu, đoạn kết thúc bài văn. Viết từ ngữ thích hợp vào chỗ trống:
- Đoạn mở đầu bài văn: từ……………..đến…………………..
- Đoạn kết thúc bài văn:từ……………..đến…………………..
Câu 8:
Cho biết mỗi đoạn mở đầu, kết thúc bài văn nêu nội dung gì, Nối đúng:
Đoạn mở đầu bài văn
1) Mở đầu bài văn.
2) Kết thúc bài văn.
Đoạn kết thúc bài văn
3) Nêu cảm xúc của anh Nhẫn khi ngắm đàn bò gặm cỏ.
4) Giới thiệu nội dung
Câu 9:
Qua khổ thơ 1, hình ảnh minh hoạ và chú thích về giàn khoan, em hiểu những người lao động trên giàn khoan làm công việc gì, ở đâu? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Người giàn khoan làm nhiệm vụ trồng và chăm sóc hoa trên đảo.
b) Người giàn khoan làm nhiệm vụ khai thác dầu khí giữa biển khơi.
c) Người giàn khoan làm nhiệm vụ khai thác than ở vùng mỏ.
d) Người giàn khoan làm nhiệm vụ khai thác gỗ ở rừng núi.
Câu 10:
Những từ ngữ, hình ảnh nào giúp em hình dung được khó khăn, thách thức đối với người làm việc trên giàn khoan? Viết các từ ngữ phù hợp.
(M) thăm thẳm biển khơi xa
Câu 11:
Em cảm nhận như thế nào về “người giàn khoan” qua các từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ 2? Nối từ ngữ, hình ảnh ở bên A với nhận xét phù hợp ở bên B:
A
B
a) Vội vã từ bước đi, vội vã cả cái bắt tay lúc giao ca gặp mặt.
1) Người giàn khoan luôn gắn bó với đồng nghiệp.
b) Nụ cười cứ ngời lên trong ánh mắt.
2) Người giàn khoan luôn vui vẻ, lạc quan.
c) Gắn bó bên nhau gần trọn nửa cuộc đời
3) Người giàn khoan rất bận rộn, luôn vội vã.
Câu 12:
Qua khổ thơ 3, tác giả muốn nói điều gì về “người giàn khoan"? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Người giàn khoan mang truyền thống của cha ông.
b) Người giàn khoan rất giàu nhiệt huyết.
c) Người giàn khoan rất mạnh mẽ.
d) Người giàn khoan kiêu hãnh, hùng dũng.
Câu 13:
Dấu gạch ngang trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì? Nối đúng:
a) Việt – Lào hai nước chúng ta Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.
1) Để nối tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt.
b) Sau khi hoà bình được lập lại, hệ thống đường sắt miền Bắc đã được khôi phục và xây dựng mới với những tuyến đường chính là Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.
2) Để nối tên hai nước có quan hệ với nhau.
c) Vụ Đông – Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi.
3) Để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường.
d) Tuyến xe buýt số 72 (từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: Bến xe Yên Nghĩa – Quốc lộ 6 – Cầu Mai Lĩnh – Biên Giang – Chúc Sơn – Phú Nghĩa – Xuân Mai.
4) Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường.
Câu 14:
Khoanh tròn các dấu gạch ngang trong những câu dưới đây:
(1) Cầu truyền hình đặc biệt “Hạ Long thần tiên” nhằm tôn vinh giá trị của Vịnh Hạ Long được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ đến 22 giờ ngày 29-10-2011 với bốn điểm cầu: Hà Nội – Hạ Long - Huế – Thành phố Hồ Chí Minh.
(2) Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức thêm một số chuyến tàu vào dịp lễ Quốc khánh năm 2022. Sau đây là các tuyến đường có chuyến tàu tăng thêm:
+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội.
+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn.
+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang.
+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết.
Câu 15:
Dấu gạch ngang trong các câu trên có tác dụng gì? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Đánh dấu các ý liệt kê.
Đánh dấu cụm từ chỉ thời gian.
Nối các từ ngữ trong một liên danh.
Câu 16:
Gạch dưới các liên danh cần bổ sung dấu gạch ngang trong câu dưới đây:
(1) Ngày 24-10-2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.
(2) Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.
(3) Vùng quế Trà My Trà Bồng (Quảng Nam Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.
Câu 17:
Mỗi dấu gạch ngang đó được dùng để làm gì? Nối đúng:
Dấu gạch ngang trong câu (1)
Dùng để nối tên các vùng đất, các địa phương liền kề nhau.
Dấu gạch ngang trong câu (2)
Dùng để nối tên các nước có quan hệ với nhau.
Dấu gạch ngang trong câu (3)
Dùng để nối tên các dân tộc anh em trên đất nước ta.
Câu 18:
Qua khổ thơ 1, em hiểu đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Lúc sáng sớm.
b) Lúc giữa trưa.
c) Lúc hoàng hôn.
d) Lúc đêm khuya.
Câu 19:
Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết những người đánh cá đã làm việc suốt đêm? Viết từ ngữ vào ô thích hợp:
Từ ngữ chỉ các sự vật, hoạt động thường gắn với buổi tối
Từ ngữ chỉ các sự vật, hoạt động thường gắn với buổi sáng
Mặt Trời xuống biển,
sao mờ,
Câu 20:
Tiếng hát vang lên suốt quá trình lao động nói lên điều gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Công việc rất nhẹ nhàng, người lao động không vất vả.
b) Công việc vô cùng nặng nhọc, người lao động rất vất vả.
c) Người lao động cần hát để gọi nhiều cá vào lưới.
d) Người lao động rất vui với công việc và thành quả lao động của mình.
Câu 21:
Tìm các hình ảnh so sánh, nhân hoá trong bài thơ. Đánh dấu ü vào những ô thích hợp:
Câu thơ
Nhân hóa
So sánh
1) Mặt Trời xuống biển như hòn lửa.
2) Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
3) Cá thu Biển Đông như đoàn thoi.
4) Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
5) Ta hát bài ca gọi cá vào.
6) Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.
7) Biển cho ta cá như lòng mẹ.
8) Câu hát căng buồm với gió khơi.
9) Đoàn thuyền chạy đua cùng Mặt Trời.
10) Mặt Trời đội biển nhô màu mới.
Câu 22:
Nêu một hình ảnh so sánh hoặc nhân hoá mà em thích. Vì sao em thích hình ảnh đó?
Em thích hình ảnh số….., Vì ……………………………………………………….
Câu 23:
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp huy hoàng, thơ mộng của thiên nhiên. Viết từ ngữ vào chỗ trống phù hợp:
– Vẻ đẹp của Mặt Trời:
– Vẻ đẹp của sóng:
– Vẻ đẹp của cá :
– Vẻ đẹp của biển
Câu 24:
Cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp của thiên nhiên nói lên điều gì về họ? Khoanh tròn chữ cái trước những ý em thích:
a) Họ rất gắn bó với biển, rất yêu thiên nhiên đất nước.
b) Họ rất yêu công việc, tự hào với công việc của mình.
c) Họ rất biết ơn biển đã tặng con người những món quà quý giá.
d) Ý kiến khác:
Câu 25:
Mỗi thông tin dưới đây nói về cây cầu nào? Nối đúng:
a) Cây cầu nhận được nhiều giải thưởng danh giá về kĩ thuật.
1) Cầu Vĩnh Tuy
b) Cây cầu tạo cơ hội cho nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ.
2) Cầu Rồng
c) Cây cầu được thực hiện hoàn toàn bằng trí tuệ và sức lực của người Việt Nam.
3) Cầu Cần Thơ
Câu 26:
Bài đọc giới thiệu những cây cầu trên theo trình tự nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Giới thiệu theo thứ tự miền Nam, miền Trung, miền Bắc.
b) Giới thiệu theo thứ tự miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
c) Giới thiệu theo mức độ hiện đại của các cây cầu.
d) Giới thiệu theo thời gian hoàn thành của các cây cầu.
Câu 27:
Viết tên một số cây cầu khác trên đất nước ta mà em biết.
Câu 28:
Theo em, sự xuất hiện của những cây cầu hiện đại có ý nghĩa như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước ý em thích:
a) Cho thấy các công trình xây dựng trên đất nước ta ngày càng nhiều và hiện đại.
b) Cho thấy công cuộc xây dựng diễn ra ở nhiều vùng miền trên đất nước ta.
c) Cho thấy sự phát triển của đất nước, sự thay đổi của đời sống nhân dân.
d) Ý kiến khác (nếu có): ……………………………………………………………
Câu 29:
Đọc các câu dưới đây và trả lời câu hỏi. Viết tiếp câu trả lời:
Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội). Vào thời điểm hoàn thành (năm 2010), đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.
Câu hỏi
Câu trả lời
a) Cầu Vĩnh Tuy thuộc địa bàn thành phố nào?
(a) Cầu Vĩnh Tuy thuộc địa bàn thành phố ……………………………………
b) Cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành khi nào?
b) Cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành năm …………………………………………
Câu 30:
Em biết mỗi thông tin trên là nhờ những từ ngữ nào? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Từ ngữ cho biết cầu Vĩnh Tuy thuộc địa bàn thành phố nào.
“cầu Vĩnh Tuy”
“bắc qua sông Hồng”
“trên địa bàn Hà Nội”
“người Việt Nam thực hiện”
Câu 31:
Từ ngữ cho biết cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành khi nào.
“thời điểm hoàn thành"
“năm 2010"
“lớn và hiện đại nhất”
“tất cả các khâu trong xây dựng”
Câu 32:
Những từ ngữ nói trên được đánh dấu bằng dấu câu nào? Đánh dấu ü vào ô trống trước ý đúng:
Dấu chấm.
Dấu chấm hỏi.
Dấu phẩy.
Dấu ngoặc đơn.
Câu 33:
Gạch dưới bộ phận chú thích trong câu dưới đây:
Đoạn trích Chuyện của loài chim (trích từ truyện ngắn Những câu chuyện của nhà văn Võ Quảng) tuy không dài (chỉ gần 300 chữ) nhưng đã khắc hoạ sinh động những thay đổi nhanh chóng trong công cuộc xây dựng đất nước ta.
Câu 34:
Điền dấu ngoặc đơn vào những vị trí thích hợp trong câu sau:
Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, trong đó có những công trình xây dựng ghi dấu ấn đậm nét: Nhà Quốc hội (Hà Nội), cầu quay sông Hàn cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, đường hầm sông Sài Gòn còn gọi là hầm Thủ Thiêm,...
Câu 35:
Dựa vào ghi chú dưới ảnh, viết một câu giới thiệu hầm Hải Vân, trong câu có sử dụng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.
Câu 36:
Trước kia, đời sống của người dân Ea Lâm khó khăn như thế nào? Khoanh tròn chữ cái trước các ý đúng:
a) Trụ sở xã và trường học được xây dựng sơ sài, đơn giản.
b) Người dân phải đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở.
c) Đất ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước, nhiều gia đình không đủ ăn
d, Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.
Câu 37:
Ngày nay, xã Ea Lâm đã thay đổi như thế nào? Khoanh tròn , cái trước các ý đúng:
a) Xã đã có trụ sở, điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, trình công cộng.
b) Người dân sống ấm no hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn trước rất nhiều.
c) Đời sống vật chất và tinh thần của người dân có đôi chút tiến bộ
d) Xã có công trình thuỷ lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đầy lúa.
Câu 38:
Dấu ngoặc đơn trong câu đầu tiên của bài đọc có tác dụng gì? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Đánh dấu các ý trong đoạn văn liệt kê.
b) Đánh dấu lời nói của nhân vật trong đối thoại.
c) Đánh dấu bộ phận cần chú ý trong câu.
d) Đánh dấu phần chú thích trong câu.
Câu 39:
Tìm các phần mở đầu, nội dung chính và kết thúc của bài đọc. Viết tiếp:
a) Phần mở đầu của bài đọc: từ đầu đến …………………
b) Phần nội dung chính của bài đọc: từ…………………đến …………………
c) Phần kết thúc của bài đọc: Còn lại
Câu 40:
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm (trong bài đọc Diện mạo mới của Ea Lâm).
Câu 41:
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện (bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13.
43 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com