Danh sách câu hỏi
Có 35,395 câu hỏi trên 708 trang
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”. “Người khác” có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một người còn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó không phải, đã khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh mắt của người khác. Có thể là niệm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hoài nghi hay trách móc…Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình.
(Theo Phan Huy Dũng (chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 87)
“Người khác” mà đoạn trích nói đến gồm những ai?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Khi bắt đầu đi học, bao nhiêu điều mới mẻ, tuyệt vời sẽ đến với cháu. Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo cả, cháu ạ. Cháu – cũng như bao cô cậu học trò trạc tuổi của cháu – rất có nguy cơ sẽ gặp phải những kẻ hay bắt nạt ở trường, và cả trong những lúc khác nhau của cuộc đời mình nữa. Việc ông cháu mình cùng học cách đối phó với những kẻ bắt nạt ấy có thể giúp cháu rất nhiều về sau đấy. Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa. Để đối phó với những kẻ này, phải có sự kết hợp cùng nhau của cháu và bố mẹ nữa.
[…] Khi gặp một kẻ hay bắt nạt, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là sợ hãi. Nhưng rồi chúng ta sẽ cảm thấy xấu hổ, và rồi giận dữ. Nhưng cách tốt nhất để đối phó với một kẻ hay bắt nạt không phải là đánh trả - điều này thậm chí còn làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
[…] Khi cháu tránh xa những kẻ ấy, không phải cháu hèn nhát, mà là cháu khôn ngoan. Điều tiếp theo cháu nên làm là tâm sự với một người lớn nào đó mà cháu tin tưởng về mọi chuyện. Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên. Và đây là phần mà ông muốn bố mẹ cháu cùng đọc. Nếu cháu bị bắt nạt, bố mẹ cháu nên làm gì?
(Đa-ni-en Gốt-li-ep, Những bức thư gửi cháu Sam, trích Thông điệp cuộc sống,
Minh Trân – Hoa Phượng – Ngọc Hân dịch,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2012, tr. 117 – 118)
Đoạn trích là lời của ai nói với ai và được trình bày bằng hình thức nào?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng. Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống, …), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lý, về tinh thần. Sinh ra trên đời, có ai không muốn khỏe mạnh, thông minh? Có ai không muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công? Có ai không thích cái đẹp? Có ai không muốn được tôn trọng?... Tuy nhiên, những khao khát chính đáng ấy không phải bao giờ cũng được thỏa mãn. Thực tế, có nhiều người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Ốm đau, mất việc, thiếu thốn, thất bại, …là những điều từng xảy ra đối với bao người xung quanh ta. Hễ ai lâm vào cảnh ngộ như thế cũng sẽ cảm thấy khốn khổ và muốn được sẻ chia, đồng cảm, cần được giúp đỡ về vật chất và tinh thần.
(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học
phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội,
2016, tr. 93)
Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết tính chất nghị luận trong đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trả lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dần dần được bồi đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.
(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 75)
Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?