Danh sách câu hỏi
Có 36,482 câu hỏi trên 730 trang
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Xuồng ba lá miền Tây Nam Bộ
Thứ Hai, 18 – 10 – 2021, 16:50
Nhiều người miền Tây Nam Bộ vẫn ví von rằng xuồng ba lá như cái chân người, không có xuồng coi như không có chân, không đi lại được.
Qua các làng quê vùng sông nước Nam Bộ, ở đâu cũng thấy xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Man Bộ là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Và cũng như thế, còn gọi là “đi bằng tay”, chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiếu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.
Xuồng ba lá đúng như tên gọi của nó, được ghép từ ba miếng ván bề ngang chừng mấy gang tay. Một miếng nằm ngang làm đáy, hai miếng còn lại nằm hai bên, gọi là be, ở giữa có kê sạp nhưng thấp hơn ở đầu mũi và đầu lái để giữ thăng bằng. Các miếng ván này được gắn với nhau bởi hệ thống gông khá dày. Thường sức chứa của xuồng ba lá tầm 4 – 5 người. Xuồng ba lá dài trung bình 4 mét, rộng 1,5 mét.
Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.
Hiện nay, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi là xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu com-po-dít (composite).
Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam Bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Nay khắp vùng sông nước Nam Bộ đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng mở nhiều đường bộ, cầu bê tông. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá. Du khách mọi miền đất nước và cả du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam Bộ, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh.
Có thể thấy, xuồng ba lá vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Nam Bộ và trở thành nét độc đáo trong đời sống của cư dân vùng sông nước.
(Theo Đinh Ngọc, dantoctongiao.congly.nv)
Hãy cho biết: Văn bản trên cho em biết thêm những thông tin gì về xuồng ba lá?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy, …
Xuồng ba lá có chiều dài trung bình 4 mét, rộng 1 mét, sức chở từ 4 – 6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nói được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng năm lá.
Xuồng tam bản có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5 hoặc 7 đến 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản còn dùng để đi câu tôm hoặc dùng làm xuồng cào tôm cá. […].
Xuồng vỏ gòn (giống vỏ trái gòn) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.
Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khmer làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Cam-pu-chia và Lào. […].
Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.
a. Câu nào nêu thông tin chính của đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thì ra cô thôn nữ vui vẻ, nhí nhảnh, ưu hát ví vẫn còn sống trong lòng người đánh võng.
Rồi xứ Bắc, với những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm chèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát …
Thì ra, cho dù đi quanh thế giới này đi nữa, trong khi Trái Đất mang ta, ta cũng mang trong lòng cả một thế giới.
Dù qua không gian, qua thời gian, ta vẫn còn một chút gì riêng biệt của ta. Tiếng nói có trọ trẹ, giọng có pha, nhưng tâm hồn vẫn vậy.
a. Câu hát ru gợi lên trong lòng tác giả những gì?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Kí ức cây hà nội
[…] Người sống ở Hà Nội hơn nửa thế kỉ trước gắn kí ức của mình với những cột đèn sắt tán đinh, những leng keng tàu điện và còi tầm nóc Nhà hát Lớn. Với chợ búa nhộn nhịp Đồng Xuân – Bắc Qua, chợ Hàng Da, chợ Hàng Bè, chợ Hôm – Đức Viên, chợ Bưởi, chợ Mơ. Kí ức gắn liền với dòng sông Hồng và chiếc cầu Long Biên hùng vĩ mà thanh thoát chạy qua bãi giữa ngút ngàn xanh. Gắn với giọng nói trong trẻo, nhã nhặn của thiếu nữ Hà Nội và cách ăn mặc khiêm nhường, không bao giờ phô trương thái quá. Và gắn với những hàng câu làm nên tên tuổi của phố phường cả mới và cũ.
Cây Hà Nội được thừa hưởng quy hoạch của nền văn minh đô thị châu Âu do người Pháp để lại sau hòa bình. Hẳn là kết quả của rất dày công nghiên cứu và tìm kiếm. Họ đã để lại nhiều giống cây trồng đô thị không có trong hệ thực vật Việt Nam. Cách thức quy hoạch cây trồng trong phố cũng được tính toán tỉ mỉ từ tầm vóc cây, độ tỏa rộng của lá cành cho đến màu hoa và mùi hương. Họ cũng thành lập hẳn một Vườn Bách Thảo bên cạnh Hồ Tây để mang rất nhiều giống cây mới lạ trên thế giới về trồng.
Hàng cây bàng trên phố Tràng Thi sau hòa bình đã đạt độ lớn cực đại, che phủ suốt chiều dài con phố. Mùa hè đi trên con phố ấy gần như không nhìn thấy ánh Mặt Trời. Tháng Bảy mùa mưa, bàng chín rụng vàng mặt đất. Trẻ con nghỉ hè, đội mưa nhặt những quả bàng ngọt lịm ăn không biết chán. Hột bàng đùm vào vạt áo mang về, dùng búa đập ra lấy nhân béo ngậy. Mùa đông, cả con phố đỏ thẫm sắc lá trên cành và mặt đất. Những cành bàng gầy guộc, dãi dầu in lên nền trời tĩnh lặng, mịt mù sương khói thần tiên. Bước chân của những người gánh hàng rong xạc xào, nhẫn lại gọi mời.
Mười mấy câu bồ đề trước cửa TRường Tiểu học Tây Sơn đường Trần Nhân Tông mùa thay lá rải vàng mặt đất. Lá mới buông chùm trong veo, tĩnh lặng, từ bi. Lũ trẻ tan trường như những thiên thần nhỏ vui đùa trong lá.
Hàng cây sao phố Lò Đúc mang đại ngàn vế phố phường chật chội. Những cây sao đen thẳng tắp vươn lên nền trời tỏa bóng. Phố âm âm tối suốt cả ngày. Xao xác tiếng đàn cò tìm về mỗi chiều làm người ta hình dung ra độ cao vượt bậc của cây. Phố Lò Đúc còn có tên gọi dân dã là “Bang cò ỉa”. Qua đấy buổi chiều phải dỏng tai nghe ngóng tiếng cò trên đầu mà đi. Phiền đấy nhưng luôn rộn tiếng cười. Ai đó có chuyện buồn đi qua phố ấy lúc nhập nhoạng hẳn sẽ được những tiếng cười an ủi rất nhiều.
Hoa sữa trồng thành hàng thẳng tắp bên đường Nguyễn Du. Tháng Chín ngọt ngào thơm đêm thành phố. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho những chùm quả khô tách vỏ, hạt bong hoa sữa lang thang bay sang phía hồ Thiền Quang, kết lại thành đám lớn nổi nênh trên mặt nước.
Hàng cây sấu cổ thụ trên đường Trần Hưng Đạo sần sùi u mấu như những bức điêu khắc hiện tại. Cây Hà Nội mang nhiều vết tích những tháng năm nhọc nhằn chiến tranh đói khổ. Người ta đóng đinh lên cây để treo vài chiếc lốp hỏng như một biển hiệu của cửa hàng sửa chữa xe đạp. Những rễ sấu già mọc chồi lên khỏi mặt đất như chiếc ghế dài lí tưởng cho việc đợi chờ sửa xe. Những năm tháng ấy, không chỉ quả ssaaus mới là thức ăn mùa hè. Lá sấu nhiều khi cũng được người Hà Nội cho vào nồi đánh dấm nước rau luộc. Trẻ con thất học khá nhiều. Hầu hết sung vào đội quân trèo me trèo sấu. Đến mức “trèo me trèo sấu” đã trở nên thành ngữ của người Hà Nội, chỉ đám du thủ thực trong tương lai.
Phố Lý Thường Kiệt hoa phượng, phố Thợ Nhuộm bằng lăng, phố Hai Bà Trưng cây nhội, phố Quang Trung hai hàng cơm nguội, Lê Hồng Phong, Hoàng Diệu rợp tán xà cừ và rất nhiều con phố Hà Nội gợi nhớ nhung bằng những hàng cây của mình. Kí ức vẫn còn nguyên vẹn nhưng cây cối phố phường đã hư hao thay đổi khá nhiều. Hà Nội không phải là mảnh đất hứng nhiều dông bão, cây cối bị phá hủy phần lớn do con người […]
(Đỗ Phấn, Bâng quơ một thời Hà Nội, NXB Trả, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
a. Văn bản viết về đề tài gì? Từ “kí ức” trong nhan đề Kí ức cây Hà Nội cho em biết điều gì?
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mùa lụt năm ngoái, sau những trận mưa dữ dội, vùng quê tôi nước tràn trắng trời trắng đất. Nhà ngoại tôi nước ngập ngang cửa sổ, gần bằng trận lụt năm Giáp Thìn (1964). Nhớ hồi đó, tôi còn nhỏ, nhà tôi đông người, thôn xóm cho ghe đến tận nhà chuyển người và gia súc lên vùng đồi cao. Lần này, chỉ có dì Bảy với người cháu gái, nửa đêm nước dâng vào nhà bất thần, may có vài người bà con ở gần đến giúp đỡ kê bàn ghế có chỗ nằm cao hơn mặt nước, chờ đất trời thu nước xuống.
Mùa lũ dữ rồi cũng qua, vườn rau xanh trở lại. Những ngày này, dì tôi, bà Lê Thị Thỏa, mootjt trong baao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.
a. Trong đoạn trích, tính chân thực (không hư cấu) của tác phẩm kí được thể hiện ở chi tiết, câu, đoạn văn nào?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mùi tuổi thơ
Sáng sớm, đi bộ trên con đường nhỏ đầy hoa, mùi hương của tuổi thơ bất chợt ùa về. Tuổi thơ trong tôi là cùng lũ bạn gái với những mái tóc cũn cỡn đuôi hà hue vàng khét nắng, ngồi dưới gốc tre với nắm que chuyền và một trái bưởi non. Là bọn con trai với túi quần đầy những viên sỏi, viên bi ve và khẩu súng cao su đeo toòng teng trước ngực. Là những trưa hè trải nắm guột nằm dài dưới bóng mát của rặng bạch đàn, nghêu ngao những baaif đồng dao dài vô tận. Khán giả trung thành là đàn bò thủng thẳng nghe mà chẳng biết tán dương.
Tuổi thơ của chúng tôi chỉ có những trái sim, trái ổi cùng tiếng sáo diều vi vu trong những ngày gió đẹp; những chiếc ống bơ than quay tít trong những buổi đông lạnh tê người; những cánh đồng hè sau mùa gặt còn trơ gốc rạ, mỗi đứa một cái giỏ buộc ngang hông và một chiếc rổ con, mặt mũi lem nhem bùn đất. Tuổi thơ ấy, là những đụn khói trên đồng và những củ khoai nhọ nhem, gầy guộc. Biết bao buổi trưa hè trốn mẹ ra đồng tát cá, thả diều; tối tối cùng nhau tụ tập chơi đùa cạnh đống rơm. Đêm hè nằm trên triền đe ngắm trăng, ngắm ông Thần Nông câu cá, …
Ngày ấy, nhắm mắt lại tôi cũng phân biệt được đâu là mùi lúa thì con gái, đâu là mùi lúa chín, đâu là mùi cánh đồng vừa mới gặt xong. Tôi có thể phân biệt được mùi rơm nếp, rơm tẻ, … Người ta thường yêu mùi lúa chín, nhưng tôi lại yêu mùi rơm thơm, yêu cái mùi ngai ngái của chúng trên cánh đồng khi đã được cày lật. Yêu rơm rạ, đơn giản vì trong tôi thường nhật một nỗi lo. Mùa lúa chín thơm, đẹp và đầy hi vọng, nhưng cũng thật chông chênh. Nhỡ chẳng may … mưa bão, lụt lội ấp tới. Mùi rơm thơm chính là mùi báo hiệu mùa vàng đã yên ổn, thóc lúa đã khô nỏ trong thùng của mỗi gia đình. Đó là mùi của sự ấm no.
Còn biết bao mùi hương của thuổi thơ vẫn tỏa ngát tỏng tâm trí tôi. Mùi vị chát xít ở đầu lưỡi khi vặt trộm quả khế non chưa rụng cánh tai; mùi thơm nồng của trái thị khi mẹ đi chợ về; … Khứu giác nhạy bén đến nỗi, đứng ở vườn là tôi có thể biết cây ổi nào có trái chín, không cần nhìn cũng biết được đâu là trái ổi đào, đâu là trái ổi mỡ, …
Rồi mùi tanh của ao làng khi tháo cạn. Bọn trẻ chúng tôi được một bữa thoải mái vầy bùn mà không phải sợ bố mẹ cho ăn roi, thích thú reo hò khi vớ được con cua, con cá.
Với tôi, mùi tuổi thơ cũng có mùa riêng của nó. Mùa xuân bắt đầu bằng mùi hương thơm của nổi lá mùi già chiều ba mươi Tết. Rồi đến mùi pháo Giao thừa. Mùi hồ trên những bộ quần áo mới tinh. Khi mùi hoa chanh, hoa bưởi tàn, cũng là lúc vội vã chia tay với mùa xuân để đón chờ mùa hạ.
Những ngày hè của tuổi thơ là cả một thiên đường. Người ta thường nói về mùa hè bằng tiếng ve và những chùm phượng vũ. Nhưng với tôi, mùa hè luôn bắt đầu bằng mùi khét trên túm tóc đuôi gà, mùi của những trái mít chín, mùi chua giòn của những trái sấu non, mùi thanh ngọt của trái sấu chín khi chúng tôi chui lủi vụng trộm trong những vườn cây. Nhưng hấp dẫn nhất, có lẽ là mùi của món cào cào, muồm muỗm béo ngậy nướng vội trong đùm rạ. Mùi mùa hè còn in đậm trên con sông quê ngai ngái bùn và phù sa …
Hương thu nhẹ nhàng đến khi đầm sen nở rộ. Mùi thơm thị vàng treo lủng lẳng trong chiếc rọ len, những trái hồng, trái bưởi, rồi mùi bánh nướng, bánh dẻo trong tết Trung thu, … Đó là những mùi tuổi thơ thật ngọt ngào. Đáng tiếc là, mùa thu thường là mùa ngắn ngủi nhất trong năm. Chẳng mấy chốc mà lại thấy mùi khoai nướng báo hiệu đông về! Trên đồng khô, lũ trẻ chúng tôi sẽ reo vui ầm lên khi bất chợt bắt gặp một mầm khoai trồi lên. Có khi chẳng kịp nướng, chỉ chùi vội lớp vỏ vào búi cỏ may, thế là no bụng … Rồi từng đợt gió bấc như boét lạnh khi những tấm mía được vùi thơm nức giữa đống lửa gom từ những đụm rạ còn sót trên đồng.
Những ai đã từng gắn bó với đồng quê, hẳn sẽ không bao giờ quên được những mùi vị ấy của tuổi thơ. Những mùi hương dân đã dưỡng nuôi chúng tôi lớn lên, mộc mạc, bình dị như mảnh đất quê hương.
(Võ Hằng, Tạp chí Văn nghệ Thái Nguyên, số 17, ra ngày 10-09-2021)
a. Nhan đề bài viết có gì đặc sắc? Em hiểu nghĩa của nhan đề Mùi tuổi thơ là gì?