Câu hỏi:
12/07/2024 619Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ngoài những thông tin về ghe, xuồng ở Nam Bộ có trong văn bản, em còn biết thêm được:
1.Đặc điểm phân loại
Ghe xuồng ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động ta có thể tạm phân chia thành những loại khác nhau.
Huỳnh Tịnh Của định nghĩa về xuồng như sau: Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường dòng theo ghe lớn”. Về xuồng, ta thấy có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng máy…Nghề đóng ghe
Từ cuối thế kỷ XVIII, ở đất Gia Định- Đồng Nai, ngành đóng và sửa chữa tàu thuyền đã ra đời, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển đường thuỷ ngày càng lớn của vùng đất này. “Ở ngã ba sông Nhà Bè thuộc huyện Phước Long, tục gọi phường Thương Đà, trước kia tàu thuyền của phương Bắc đến buôn bán, phàm thuyền bị nát, bị rò phải sửa chữa hoặc đóng thuyền mới, tất do chỗ này” “Luỹ cũ Trao Trảo ở huyện Long Thành năm Canh Tuất (1790) đầu đời trung hưng, đắp thành luỹ, đóng tàu thuyền”
Ở Nam Bộ có nhiều “lò” đóng ghe nổi tiếng, thành ra những trường phái riêng, có thể kể như: ghe Bình Đại, ghe Cần Đước, ghe Bà Rịa, ghe Phú Quốc…
Trước Cách mạng tháng Tám- 1945, tại Bình Đại có các trại ghe Bắc Hải ở Thọ Phú và ghe Đông Hải ở Phước Thuận chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi buôn với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, nổi tiếng một thời. Thợ thủ công ở Vũng Luông (Thọ Phú- Thới Thuận) và vàm Bà Khoai là những nơi có tay nghề cao.
Tại Cần Đước đã hình thành nên hai trung tâm đóng ghe, một ở chợ Kinh và một ở vàm Cầu Nổi với những trại ghe tiếng tăm như Hiệp Phát, Hiệp Lợi, Trần Văn Chà (sau đổi là Tân Hưng) ở chợ Kinh; Năm Châu, Bảy Thạch…ở Phước Đông hay có thể kể thêm Hiệp Đồng, Hiệp Hoà ở Tân Tập (Cần Giuộc)
Từ đầu thế kỷ XX, nghề đóng ghe xuồng ở Cần Thơ đã phát triển. Lúc đầu chỉ vài hộ, rồi dần dần trở thành làng nghề, mang tính chuyên nghiệp, cha truyền con nối. Nổi tiếng nhất là ở Ngã Bảy (Phụng Hiệp). Ở Vàm Xáng, Phong Điền, thị trấn Cái Răng (Châu Thành) cũng là những làng nghề đóng ghe xuồng danh tiếng.
Ghe đóng ở Cần Thơ nổi tiếng kiểu dáng thanh mảnh, mũi nhọn, nhảy sóng tốt. Phong Điền là nơi chuyên đóng ghe hầu với kỹ thuật chạm trổ rất khéo.
Ở thành phố Hồ Chí Minh có làng đóng ghe cầu Rạch Ong nằm hai bên bờ rạch Ong, gần ngã ba của con rạch này và kinh Tẻ, thuộc địa bàn phường Tân Hưng (quận 7) và phường 1 (quận 8). Làng nghề này hình thành khoảng năm 1962, do những người thợ từ Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) mang đến. Trọng tải của loại ghe Cần Đước đóng tại đây có nhiều cỡ, khoảng từ 30-200 tấn. Gần đây, làng nghề chủ yếu đóng các loại tàu kéo, tàu ủi và xuồng thông với sức chở từ 500kg đến 3 tấn, và sửa chữa các loại ghe thuyền khác nhau.
Ở An Giang, nghề đóng ghe xuồng ngày càng phát triển ở một số làng xã như: Mỹ Hiệp, Mỹ Luông, Chợ Thủ (Chợ Mới), Bình Mỹ, Bình Long (Châu Phú). Ghe xuồng có giá rẻ, dễ mua sắm, kiểu dáng luôn được cải tiến.
Tại Bà Rịa- Vũng Tàu, các trại ghe tập trung chủ yếu ở Bình Châu, Phước Bửu, Long Hải, Phước Lễ, Phước Tỉnh, Phước Hải, Vũng Tàu…
Ở Vĩnh Long hiện còn vài trại ghe nổi tiếng, do cha truyền con nối nhiều đời, như trại ghe Năm Danh, Phước Thành, Năm Sên, Thanh Hải ở Trà Ôn; trại ghe Hòa Hiệp tại Cầu Mới; trại ghe ở ấp Thanh Tân và Thanh Khê xã Thanh Bình, huyện Vũng Liêm…
3.Phương thức hoạt động
Ngày xưa, việc lưu thông của ghe xuồng trên sông đã được nhà nước đặt thành những luật lệ với những quy định cụ thể: phàm ghe thuyền đi bất luận gặp gió nước thuận hay nghịch, khi đi gần gặp nhau thì phải hô là “bát” (tục thường ghe đi phía tả gọi là “cạy”, đi phía hữu gọi là “bát”) thì ghe mình đi qua phía hữu, để cho thuận lái thuận sào dễ điều khiển mà tránh nhau. Nếu ghe nay đã hô “bát” mà ghe kia còn đi tới phía tả không tránh để cho đụng nhau hư hỏng, thì lỗi ấy về ghe không tránh kia. Lại trong trường hợp ấy có kẻ biện chiết chưa chịu khuất phục, thì phải xét ghe nào chở nhẹ hơn và đi thuận dòng nước, thừa thế ấy chạy mau phải đụng ghe kia, thì ghe ấy bị lỗi”
- Em tìm được các thông tin đó ở Internet.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Người viết đã chọn cách nào để triển khai ý tưởng và thông tin trong văn bản? Chỉ ra những biểu hiện cụ thể và hiệu quả của cách triển khai đó?
Câu 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Xuồng ba lá miền Tây Nam Bộ
Thứ Hai, 18 – 10 – 2021, 16:50
Nhiều người miền Tây Nam Bộ vẫn ví von rằng xuồng ba lá như cái chân người, không có xuồng coi như không có chân, không đi lại được.
Qua các làng quê vùng sông nước Nam Bộ, ở đâu cũng thấy xuồng ba lá trên dọc ngang kênh rạch. Từ nhiều đời nay, phương tiện chủ yếu để đi lại, làm ăn của người dân vùng sông nước Man Bộ là ghe xuồng, mà chiếc xuồng ba lá mang nét đặc trưng rất độc đáo.
Xưa, vùng đất sình lầy quanh năm ngập nước này đường bộ rất ít, kênh rạch thì dọc ngang. Kênh rạch đi vào tận trước cửa mỗi nhà. Mùa lũ và những đợt triều cường càng khó khăn cho người dân đi lại. Nơi đây, tại các vùng làm ăn, cư trú, sinh hoạt của người dân hầu như quanh năm ngập nước, đường bộ khó bồi đắp và hiếm hoi, chỉ có xuồng ba lá làm phương tiện đi lại hữu dụng, phổ biến ở mọi vùng quê.
Từ nhà ra vườn cũng phải đi bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Hàng xóm đến với nhau cũng bằng xuồng. Ở những làng quê nghèo, thông dụng nhất vẫn là xuồng ba lá. Người ta gọi xuồng ba lá là đôi chân của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Và cũng như thế, còn gọi là “đi bằng tay”, chỉ cần hai tay chèo xuồng là đi gần đi xa đều có xuồng nâng bước. Nhà ai không sắm được xuồng ba lá, cứ như bị cột chân. Nghèo đến mấy, tối thiếu trong nhà cũng phải sắm được một chiếc xuồng ba lá.
Xuồng ba lá đúng như tên gọi của nó, được ghép từ ba miếng ván bề ngang chừng mấy gang tay. Một miếng nằm ngang làm đáy, hai miếng còn lại nằm hai bên, gọi là be, ở giữa có kê sạp nhưng thấp hơn ở đầu mũi và đầu lái để giữ thăng bằng. Các miếng ván này được gắn với nhau bởi hệ thống gông khá dày. Thường sức chứa của xuồng ba lá tầm 4 – 5 người. Xuồng ba lá dài trung bình 4 mét, rộng 1,5 mét.
Phần đầu và phần đuôi đều có hình nhọn giống nhau, nhờ vào sự giống nhau đó nên xuồng ba lá có linh hoạt cao hơn so với các loại tàu, ghe và xuồng khác. Với đặc thù địa hình kênh rạch chằng chịt, nhưng nhỏ, thì chiếc xuồng là loại phương tiện tối ưu và phù hợp với điều kiện bà con miền Tây.
Hiện nay, gỗ rừng ngày càng khan hiếm và đắt đỏ, người đóng xuồng ba lá buộc phải nghĩ cách ghép nhiều mảnh ván lại mới đóng được chiếc xuồng, cũng vẫn gọi là xuồng ba lá. Công nghệ cao hiện nay, người ta còn làm ra xuồng bằng các loại vật liệu hợp kim và vật liệu hợp chất phi kim loại. Gần đây đã thấy trên kênh rạch có khá nhiều xuồng làm bằng vật liệu com-po-dít (composite).
Tuy làm bằng nhiều cách thức khác nhau, tác dụng của chiếc xuồng ba lá đối với người dân vùng sông nước Nam Bộ vẫn nguyên giá trị, vẫn là truyền thống được kế thừa, vẫn giữ được nét độc đáo trong làm ăn và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Nay khắp vùng sông nước Nam Bộ đã mở mang nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Dọc theo hai bên bờ kênh nay cũng mở nhiều đường bộ, cầu bê tông. Thế nhưng, trên kênh rạch, nhất là các bến đò, chợ nổi vẫn không thể vắng bóng xuồng ba lá. Du khách mọi miền đất nước và cả du lịch nước ngoài về với miền Tây Nam Bộ, khỏa tay xuống dòng nước mát lành, hoặc trong đêm miệt vườn ngắm trăng soi dòng kênh lấp lánh.
Có thể thấy, xuồng ba lá vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng người dân Nam Bộ và trở thành nét độc đáo trong đời sống của cư dân vùng sông nước.
(Theo Đinh Ngọc, dantoctongiao.congly.nv)
Hãy cho biết: Văn bản trên cho em biết thêm những thông tin gì về xuồng ba lá?
Câu 3:
Mục đích của văn bản là gì? Các nội dung trình bày trong văn bản Ghe xuồng Nam Bộ đã làm sáng tỏ mục đích ấy như thế nào?
Câu 4:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Về xuồng, có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, xuồng tam bản, xuồng vỏ gòn, xuồng độc mộc, xuồng máy, …
Xuồng ba lá có chiều dài trung bình 4 mét, rộng 1 mét, sức chở từ 4 – 6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nói được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng năm lá.
Xuồng tam bản có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5 hoặc 7 đến 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản còn dùng để đi câu tôm hoặc dùng làm xuồng cào tôm cá. […].
Xuồng vỏ gòn (giống vỏ trái gòn) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản, kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.
Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khmer làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Cam-pu-chia và Lào. […].
Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.
a. Câu nào nêu thông tin chính của đoạn trích trên?
Câu 5:
Văn bản Ghe xuồng Nam Bộ được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Nghị luận
Câu 6:
Các cước chú và tài liệu tham khảo trong văn bản có tác dụng gì?
A. Nêu nội dung chính và các nội dung cụ thể của văn bản
B. Giải thích hoặc làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản
C. Làm cho hình thức trình bày của văn bản trở nên sinh động hơn
D. Đưa ra những cách hiểu khác về đối tượng được đề cập trong văn bản.
về câu hỏi!