Danh sách câu hỏi
Có 36,482 câu hỏi trên 730 trang
Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây:a) Kết hợp những bài này lại, ta được chiêm ngưỡng một bức chân dung tinh thần tự họa rất rõ nét và sinh động của bài thơ.Ở loại bài thứ nhất, người ta thấy trong nhà thơ Hồ Chí Minh có nhà báo Nguyễn Ái Quốc hết sức sắc sảo trong bút pháp kí sự, phóng sự và nghệ thuật châm biếm.Ở loại bài thứ hai, ta lại thấy ở nhà thơ cách mạng sự tiếp nối truyền thống thi ca lâu đời của phương Đông, của dân tộc, từ Lí Bạch, Đỗ Phủ,… đến Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến,…(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)b) Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã. Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối phải không? Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không? Không sao đâu vì… […]. Lúc còn học phổ thông, Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình. Về môn Hóa, ông đứng hạng 15 trong số 22 học sinh của lớp.(Theo Trái tim có điều kì diệu)
Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.(Thạch Lam)b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.(Đặng Thai Mai)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [...]Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.(Thép Mới)Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên.
Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn trong các ví dụ.a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.(Hồ Chí Minh)b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!(Vũ Tú Nam)c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.(Nguyễn Trí Huân)d) Chim sâu hỏi chiếc lá:- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu(Trần Hoài Dương)
Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu được rút gọn? Rút gọn câu như vậy để làm gì?a) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời non nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.(Bà Huyện Thanh Quan)b) Đồn rằng quan tướng có danh,Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,Ban cho cái áo với hai đồng tiền.Đánh giặc thì chạy trước tiên,Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)Giặc sợ giặc chạy về nhà,Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!(Ca dao)