Câu hỏi:
11/07/2024 1,515Hãy bổ sung luận cứ cho những kết luận sau:
a) Em rất yêu trường em...
b) Nói dối rất có hại...
c) ... nghỉ một lát nghe nhạc thôi.
d) ... trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e) ... em rất thích đi tham quan.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bổ sung luận cứ cho các kết luận:
a. Em rất yêu trường em vì nó rất đẹp.
b. Nói dối rất có hại vì sẽ làm mất lòng tin của mọi người.
c. Mệt quá, nghỉ một lát để nghe nhạc thôi.
d. Cá không ăn muối cá ươn. Con không nghe lời cha mẹ, trăm đường con hư nên trẻ em cần biết nghe lời cha mẹ.
e. Đi tham quan sẽ biết thêm được nhiều điều mới lạ nên em rất thích đi tham quan.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em đã học truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng. Từ mỗi truyện ấy, hãy rút ra một kết luận làm thành luận điểm của em và lập luận cho luận điểm đó.
Câu 2:
Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. Ví dụ:
a) Chống nạn thất học.
b) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
c) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.
d) Sách là người bạn lớn của con người.
e) Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.
Hãy so sánh với một số kết luận ở mục I.2. để nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
Câu 3:
Do luận điểm có tầm quan trọng nên phương pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải khoa học và chặt chẽ. Nó phải trả lời các câu hỏi: Vì sao mà nêu ra luận điểm đó? Luận điểm đó có những nội dung gì? Luận điểm đó có cơ sở thực tế không? Luận điểm đó sẽ có tác dụng gì? ... Muốn trả lời các câu hỏi đó thì phải lựa chọn luận cứ thích hợp, sắp xếp chặt chẽ.
Em hãy lập luận cho luận điểm "Sách là người bạn lớn của con người" bằng cách trả lời các câu hỏi trên.
Câu 4:
. Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.
a) Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi chơi công viên nữa.
b) Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học được nhiều điều.
c) Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
Trong các câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định, quan điểm) của người nói? Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào? Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?
Câu 5:
Viết tiếp các luận cứ sau:
a) Ngồi mãi ở nhà chán lắm...
b) Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá...
c) Nhiều bạn nói năng thật khó nghe...
d) Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó...
e) Cậu này ham bóng đá thật...
về câu hỏi!