Danh sách câu hỏi
Có 26,793 câu hỏi trên 536 trang
Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:a) Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc.Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.Dừng chân đứng lại trời, non, nước,Một mảnh tình riêng ta với ta.(Bà Huyện Thanh Quan, Qua Đèo Ngang)b) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiềuBóng dài trên đỉnh dốc cheo leoNúi không đè nổi vai vươn tớiLá nguỵ trang reo với gió đèo…(Tố Hữu, Ta đi tới)
Vì sao những cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.(Nam Cao, Chí Phèo)b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.(Em bé thông minh)d) Một thời đại vừa chẵn mười năm.Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)
Trật tự các từ và các cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và những trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Những cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)b) Gần đến ngày giỗ đầu thầy tôi, mẹ tôi ở Thanh Hoá vẫn chưa về. Trong đó nghe đâu mẹ tôi đi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả vàng hương nữa.(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những bộ phận câu và câu in đậm dưới đây:a) Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)b) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạtNắng chói sông Lô, hò ô tiếng hátChuyến phà dào dạt bến nước bình ca.(Tố Hữu, Ta đi tới)c) - Ấy cũng may cho cô, vơ vẩn mãi ở ngoài phố thế này mà gặp mật thám hay đội con gái thì khốn.- Mật thám tôi cũng chả sợ, đội con gái tôi cũng chả cần.(Nguyễn Công Hoan, Người ngựa, ngựa người)
So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ trong các bộ phận câu in đậm dưới đây:a) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người.(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)b) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ làng, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người.c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, giữ nước. Tre hi sinh để bảo vệ con người
Trật tự từ trong những bộ phận in đậm dưới đây thể hiện điều gì?a) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. Đùng đùng, cai lệ giật phắt cái dây thừng trong tay anh này và chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu. Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn.(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)b) Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Hãy trình bày các luận điểm đó cho có sức truyền cảm bằng việc thực hiện các bài tập sau:a) Tham khảo đoạn văn sau và tìm nhúng gợi ý cho em về việc đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận.Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lai ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn!(Ru-xô, Đi bộ ngao du)b) Nếu phải trình bày luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui", hãy cho biết:- Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc gì?- Theo em, đoạn nghị luận dưới dây đã thể hiện được hết cảm xúc ấy chưa?Không chỉ tăng cường sức mạnh thể chất, những chuyến tham quan, du lịch còn đem lại cho ta rất nhiều niềm vui sướng trong tâm hồn. Chắc các bạn vẫn chưa quên lần cả lớp đến tham quan vịnh Hạ Long. Hôm ấy không ai trong chúng ta kìm nổi một tiếng reo, khi sau một chặng đường dài, chợt thấy trải ra trước mắt cả một cảnh trời biển, núi non mênh mông, kì thú. Tôi nhớ hôm trước bạn Lệ Quyên còn đang âu sầu vì bị cô giáo phê bình. Tôi để ý thấy Lệ Quyên lúc đầu vẫn lặng lẽ, nhưng nét mặt bạn cứ rạng rỡ dần lên trước cảnh nước biếc non xanh. Nỗi buồn kia đã tan đi hẳn, như có một phép màu. Niềm sung sướng ấy không thể có khi chúng ta suốt năm chỉ quanh quẩn trong căn nhà, nơi góc phố hay trên con đường mòn quen thuộc.
Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!- Tha này! Tha này!Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.Chị Dậu nghiến hai hàm răng:- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích dưới đây có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?- Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.(Hồ Chí Minh, Di chúc)- Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.(Tố Hữu, Bác ơi!)- Lượng con ông Độ đây mà… Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.(Hồ Phương, Thư nhà)