Câu hỏi:
13/07/2024 2,058Qua cách miêu tả cuộc thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8, tập 1, tr.28), em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Cai lệ là nhân vật hống hách, nhẫn tâm, luôn ra oai. Trong hội thoại hắn thường xuyên cướp lời người khác:
+ Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp sưu mau.
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước dám mở mồm ra khất!
- Người nhà lý trưởng nịnh bợ, khúm núm đối với cai lệ nhưng lên mặt với chị Dậu:
+ Anh ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy!
+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? Đấy! Chị hãy nói với ông cai để ông ấy ra đình kêu với quan cho.
- Anh Dậu nhân vật luôn sợ sệt, ngại va chạm, tránh xô xát với người khác:
+ U nó không được thế! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta phải tù phải tội.
- Nhân vật chị Dậu thương yêu chồng con, đảm đang nhưng khi cần thiết, tính cách của chị trở nên dứt khoát, mạnh mẽ:
+ Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
+ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
+ Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn trích (trang 103, 104, 105, 106 SGK Ngữ văn 8 tập 2) và trả lời câu hỏi:
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như thế có hượp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
Câu 2:
Tục ngữ phương Tây có câu: Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm
Trên đường đi như những bóng thầm
Nhận đau khổ mà gởi vào im lặng.
(Liên hiệp lại)
Theo em, mỗi nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Câu 3:
Bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói? Sự im lặng thể hiện thái độ của Hồng đối với những lời nói của người cô như thế nào?
Câu 4:
Dựa vào những điều đã biết về truyện Bức tranh của em gái tôi (Ngữ văn 6, tập 2, tr 30) và vào đoạn trích dưới đây, hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị điều gì?
Câu 5:
Vì sao Hồng không cắt lời người cô khi bà nói những điều Hồng không muốn nghe?
Câu 6:
Đọc lại đoạn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng với người cô (đã dẫn ở tr. 92 - 93 về hội thoại). Trả lời các câu hỏi sau đây: Trong cuộc thoại đó, mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
về câu hỏi!