Danh sách câu hỏi
Có 26,793 câu hỏi trên 536 trang
Điền chữ Đ ứng với nội dung đúng hoặc chữ S ứng với nội dung sai vào □ trước các dữ kiện cho phù hợp.
□ Năm 1801, Nguyễn Phúc Ánh bắt được Nguyễn Quang Toản ở Bắc Giang. Triều đại Tây Sơn kết thúc.
□ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Chi Lăng đến mũi Cà Mau.
□ Về cơ cấu hành chính, vua Gia Long trực tiếp quản lí 4 doanh và 7 trấn. Đứng đầu Bắc thành và Gia Định thành là một Tổng trấn, có quyền lực như một tiểu vương.
□ Điều 17 - Luật Gia Long quy định con cái không chăm sóc cha mẹ già trên 80 tuổi bị phạt đánh 80 trượng.
□ Sang thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu buôn bán của các nước phương Tây.
□ Kênh Vĩnh Tế nối liền vùng Đồng Tháp Mười đến Phú Quốc, dài 87 km, được đào từ năm 1819 đến năm 1824 thì hoàn thành.
□ Trong suốt nửa đầu thế kỉ XIX, đồng bằng Bắc Bộ có đến 38 lần mưa lũ, lụt lội với 16 lần vỡ đề.
□ Ở cảng Đà Nẵng, Bến Nghé và Hải Phòng, thuyền buôn nước ngoài được vi phép lui tới làm ăn và sinh sống.
□ Thời Nguyễn xuất hiện các làng nghề in tranh nổi tiếng như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống (Hà Nội), Làng Sình (Huế),...
□ Trong tư liệu 19.8 SGK trang 76, Giôn Oai đã vẽ lại cảnh buôn bán trên sông Sài Gòn rất nhộn nhịp khi ông đến vùng này khoảng năm 1820.
□ Thuyền máy hơi nước được nhà Nguyễn đưa vào thử nghiệm dưới thời vua Gia Long.
□ Năm 1816, vua Gia Long đã tái xác nhận chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
“Các nước thực dân Âu - Mỹ tìm cách dùng ưu thế vũ khí và quân sự để xâm chiếm Đông Nam Á. Ở tất cả các nước Đông Nam Á đều bùng lên một cuộc đấu tranh chống lại, mạnh mẽ, bền bỉ. Cuộc đấu tranh này rất tiếc không có được sự lãnh đạo, chỉ huy kiên quyết và đúng đắn của chính quyền/ triều đình, có nơi còn tỏ ra sợ dân chúng hơn là sợ quân địch, nên tuy dai dẳng kéo dài, cuối cùng lòng tham và ưu thế vũ khí, tài chính, cũng đem lại chiến thắng cho kẻ xâm lược.
(Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, trang 188)
Nếu giữ một trọng trách trong triều đình thời kì này, em sẽ đề xuất những biện pháp gì để đất nước có thể chống lại sự xâm lược từ đế quốc phương Tây?
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
“Các nước thực dân Âu - Mỹ tìm cách dùng ưu thế vũ khí và quân sự để xâm chiếm Đông Nam Á. Ở tất cả các nước Đông Nam Á đều bùng lên một cuộc đấu tranh chống lại, mạnh mẽ, bền bỉ. Cuộc đấu tranh này rất tiếc không có được sự lãnh đạo, chỉ huy kiên quyết và đúng đắn của chính quyền/ triều đình, có nơi còn tỏ ra sợ dân chúng hơn là sợ quân địch, nên tuy dai dẳng kéo dài, cuối cùng lòng tham và ưu thế vũ khí, tài chính, cũng đem lại chiến thắng cho kẻ xâm lược.
(Lương Ninh (Chủ biên), Lịch sử Đông Nam Á, NXB Giáo dục, 2005, trang 188)
Tìm những chi tiết thể hiện nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây.
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
Một hình ảnh của văn minh khai hoá đập vào mắt những người thời ấy là phong cách đổi mới thấy trên đường phố khu Gin-da (Ginza) ở Tô-ky-ô... Phố Gin-da san sát nhà cửa bằng gạch, ngày thì nam thanh nữ tú trong trang phục Tây phương qua lại, đầy xe kéo và xe song mã, đêm thì đèn bằng khí đốt chiếu sáng...
Thói quen ăn mặc quần áo Tây phương đã bắt đầu từ giới công chức và quân nhân rồi sau mới lan rộng ra tầng lớp thường dân. Năm 1871 (May-gi 4 (Meiji 4)), Chính phủ ban bố lệnh cắt tóc. Số đàn ông cắt chỏm tóc để có cái đầu gọi là dan-gi-ri a-ta-ma (zangiri-atama) (đầu tóc không búi, buông dài không hớt) càng ngày càng tăng và nó trở thành tượng trưng của hình ảnh xã hội buổi đầu thời Duy Tân... Sinh hoạt ẩm thực bắt đầu có sự thay đổi quan trọng. Quan chức lớn trong Chính phủ sáng dậy biết dùng điểm tâm bằng bánh mì cắt lát và uống sữa tươi cũng không phải là ít.
(Lược trích theo Nguyễn Nam Trân, Giáo trình lịch sử Nhật Bản - Quyển Hạ: Từ Minh Trị Duy tân (1868) đến hiện đại, 2013, trang 96 - 97)
Theo em, việc tiếp nhận văn hoá phương Tây mang đến lợi ích và hạn chế gì đối với sự phát triển xã hội của Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
Một hình ảnh của văn minh khai hoá đập vào mắt những người thời ấy là phong cách đổi mới thấy trên đường phố khu Gin-da (Ginza) ở Tô-ky-ô... Phố Gin-da san sát nhà cửa bằng gạch, ngày thì nam thanh nữ tú trong trang phục Tây phương qua lại, đầy xe kéo và xe song mã, đêm thì đèn bằng khí đốt chiếu sáng...
Thói quen ăn mặc quần áo Tây phương đã bắt đầu từ giới công chức và quân nhân rồi sau mới lan rộng ra tầng lớp thường dân. Năm 1871 (May-gi 4 (Meiji 4)), Chính phủ ban bố lệnh cắt tóc. Số đàn ông cắt chỏm tóc để có cái đầu gọi là dan-gi-ri a-ta-ma (zangiri-atama) (đầu tóc không búi, buông dài không hớt) càng ngày càng tăng và nó trở thành tượng trưng của hình ảnh xã hội buổi đầu thời Duy Tân... Sinh hoạt ẩm thực bắt đầu có sự thay đổi quan trọng. Quan chức lớn trong Chính phủ sáng dậy biết dùng điểm tâm bằng bánh mì cắt lát và uống sữa tươi cũng không phải là ít.
(Lược trích theo Nguyễn Nam Trân, Giáo trình lịch sử Nhật Bản - Quyển Hạ: Từ Minh Trị Duy tân (1868) đến hiện đại, 2013, trang 96 - 97)
Nêu các biểu hiện tiếp nhận văn hoá phương Tây của xã hội Nhật Bản cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
Tôn Trung Sơn từng đến Hoa Kỳ, học y khoa ở Hồng Công, Quảng Châu, có điều kiện tiếp xúc hệ thống các tư tưởng dân chủ. Năm 1905, Trung Quốc Đồng minh hội, chính đảng của giai cấp tư sản ra đời. Cương lĩnh chính trị dựa trên tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn:
- Dân tộc: thống nhất về chính trị và chấm dứt ảnh hưởng của ngoại bang;
- Dân quyền: chuyển đổi dần sang chính phủ dân chủ, với đầy đủ các sự tự do cá nhân và các quyền cho mọi người dân Trung Quốc;
- Dân sinh: cải thiện kinh tế bao gồm công nghiệp hoá và phân bổ đất đai bình đẳng hơn.
Mục tiêu của Hội là: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất.
Nhờ xác định rõ mục tiêu, thu hút đông đảo nhân dân tham gia và có quá trình chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tân Hợi.
Đặt nhan đề cho đoạn thông tin.
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
Tôn Trung Sơn từng đến Hoa Kỳ, học y khoa ở Hồng Công, Quảng Châu, có điều kiện tiếp xúc hệ thống các tư tưởng dân chủ. Năm 1905, Trung Quốc Đồng minh hội, chính đảng của giai cấp tư sản ra đời. Cương lĩnh chính trị dựa trên tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn:
- Dân tộc: thống nhất về chính trị và chấm dứt ảnh hưởng của ngoại bang;
- Dân quyền: chuyển đổi dần sang chính phủ dân chủ, với đầy đủ các sự tự do cá nhân và các quyền cho mọi người dân Trung Quốc;
- Dân sinh: cải thiện kinh tế bao gồm công nghiệp hoá và phân bổ đất đai bình đẳng hơn.
Mục tiêu của Hội là: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất.
Nhờ xác định rõ mục tiêu, thu hút đông đảo nhân dân tham gia và có quá trình chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tân Hợi.
Nội dung nào trong tư tưởng Tam dân và mục tiêu nào của Trung Quốc Đồng minh hội đáp ứng yêu cầu của tình hình Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện yêu cầu.
Tôn Trung Sơn từng đến Hoa Kỳ, học y khoa ở Hồng Công, Quảng Châu, có điều kiện tiếp xúc hệ thống các tư tưởng dân chủ. Năm 1905, Trung Quốc Đồng minh hội, chính đảng của giai cấp tư sản ra đời. Cương lĩnh chính trị dựa trên tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn:
- Dân tộc: thống nhất về chính trị và chấm dứt ảnh hưởng của ngoại bang;
- Dân quyền: chuyển đổi dần sang chính phủ dân chủ, với đầy đủ các sự tự do cá nhân và các quyền cho mọi người dân Trung Quốc;
- Dân sinh: cải thiện kinh tế bao gồm công nghiệp hoá và phân bổ đất đai bình đẳng hơn.
Mục tiêu của Hội là: đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất.
Nhờ xác định rõ mục tiêu, thu hút đông đảo nhân dân tham gia và có quá trình chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa vũ trang, Trung Quốc Đồng minh hội đã lãnh đạo thắng lợi cuộc Cách mạng Tân Hợi.
Nội dung nào trong tư tưởng Tam dân và mục tiêu nào của Trung Quốc Đồng minh hội cho thấy Tôn Trung Sơn đã tiếp thu hệ thống tư tưởng dân chủ của các nước Âu - Mỹ?
Đọc đoạn tư liệu được trích từ tiểu thuyết Nảy mầm của Ê-min Dô-la (Émile Zola) dưới đây và trả lời câu hỏi.
“Công ty của bạn có giàu không?” - Nhân vật chính hỏi. [Nhân vật đầu tư vào tập đoàn khai thác than đáp] - “À! Vâng... mười nghìn công nhân, nhượng quyền lên đến hơn 67 thị trấn, sản lượng một ngày đạt 5 000 tấn, một tuyến đường sắt nối tất cả hầm lò, phân xưởng và nhà máy! À, vâng, vâng! Có tiền ở đó".
(Lịch sử thế giới: Hành trình của nhân loại (World History: The Human Journey), NXB Hậu, Rai-hát và Uyn-xtơn, Tếch-dát (Texas), 2005, trang 557)
Đoạn hội thoại của hai nhân vật đã phản ánh đặc điểm gì của công ty sản xuất trong thời kì chủ nghĩa đế quốc?