Danh sách câu hỏi
Có 1,431 câu hỏi trên 29 trang
Hãy xác định câu đúng hoặc sai về quá trình xâm lược, cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á và giải thích ngắn gọn câu sai.
1. Trong khi hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, chỉ có Xiêm là nước giữ được nền độc lập hoàn toàn.
2. Sự kiện mở đầu cho quá trình xâm lược và thống trị kéo dài nhiều thế kỉ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đó là thực dân Bồ Đào Nha tấn công xâm lược Ma-lắc-ca vào năm 1511.
3. Giữa thế kỉ XVI, thực dân Tây Ban Nha xâm lược và thống trị In-đô-nê-xi-a.
4. Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây đều rơi vào tay người Anh.
5. Thực dân Anh sau hơn 60 năm mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma), thực dân Pháp sau 26 năm (1858 - 1884) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước Đông Dương.
6. Hải quân Anh tiến vào hải cảng ở Y-an-gun, mở đầu xâm lược Miến Điện vào năm 1824.
7. Để bảo vệ độc lập, Chính phủ Xiêm kí các hiệp ước với nội dung đồng ý cắt một số vùng lãnh thổ thuộc ảnh hưởng của Xiêm ở Lào, Cam-pu-chia cho Pháp (1907) và ở Mã Lai cho Anh (1909).
5.1.Dựa vào kiến thức đã học và khai thác tư liệu dưới đây, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.
TƯ LIỆU. Do duy trì quá lâu những khiếm khuyết của mô hình cũ ủa chủ nghĩa xã hội, chậm trễ trong cách mạng khoa học và công nghệ, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Ở một số nước, Đảng Cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo, chế độ xã hội đã thay đổi”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 51, NXB Chính trị quốc gia, 1991, tr. 132)
5.2. Theo em trong những nguyên nhân trên, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Hiến pháp Liên Xô năm 1924 mô tả: Quốc huy Liên Xô (năm 1923) là biểu tượng quốc gia, bao gồm hình ảnh búa liềm trên quả địa cầu được vẽ trên nền những tia nắng mặt trời, xung quanh là những bông lúa mì, với dòng chữ “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại!” bằng sáu thứ tiếng: Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-dan.
Từ mô tả trên, kết hợp với khai thác thông tin trong SGK, hãy nêu nhận xét của em về Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
Khai thác các tư liệu 3, 4, 5, em hãy:
3.1. Chỉ ra những cụm từ thể hiện ý nghĩa của việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
3.2. Phân tích ý nghĩa của việc xuất hiện Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
TƯ LIỆU 3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: “Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản từ chỗ chỉ là một ước mơ cao đẹp của loài người, sau Cách mạng tháng Mười vĩ đại đã trở thành một hiện thực trong xã hội, có sức mạnh vô cùng to lớn, lôi cuốn hàng nghìn triệu người vào hành động cách mạng, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 390)
TƯ LIỆU 4. Lênin khẳng định: “Chúng ta có quyền tự hào và quả thật chúng ta tự hào là đã có cái hân hạnh được bắt đầu việc xây dựng Nhà nước Xô viết, và do đó, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử thế giới..”.
(Lênin: Toàn tập, Tập 44, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1977, tr. 184)
TƯ LIỆU 5. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như Mặt Trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên Trái Đất đứng lên tự giải phóng... Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế".
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1980, tr. 461)
Khai thác tư liệu 1 và 2, kết hợp với những thông tin trong SGK, em hãy cho biết việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa có vị trí quan trọng như thế nào?
TƯ LIỆU 1. Tại Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai, V. I. Lênin nhấn mạnh: “Và giờ đây, ở nước Nga, chúng ta cần phải đặt hết tâm trí vào việc xây dựng một Nhà nước vô sản xã hội chủ nghĩa”.
(Lênin: Toàn tập, Tập 35, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 3)
TƯ LIỆU 2. Từ thực tiễn cách mạng, V. I. Lênin khẳng định: “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó khăn phức tạp hơn nhiều...”.
(Lênin: Toàn tập, Tập 37, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 145)