Danh sách câu hỏi tự luận ( Có 28,949 câu hỏi trên 579 trang )

Các phát biểu sau đây là đúng hay sai? STT Phát biểu Đúng Sai 1 Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thuộc loại văn bản nghị luận.     2 Mục đích của văn bản giới thiệu một cuốn sách, bộ phim là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản, nổi bật về nội dung, hình thức, giá trị,... của cuốn sách hoặc bộ phim đó.     3 Nội dung của văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim chỉ bao gồm thông tin khách quan về cuốn sách hoặc bộ phim đó.     4 Văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo trình tự: từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể, từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến thông tin chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu về cuốn sách, bộ phim đó.     5 Ngoài phương tiện ngôn ngữ, bài giới thiệu cuốn sách, bộ phim còn sử dụng kết hợp phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ,... để tăng hiệu quả của việc cung cấp thông tin.     6 Bài giới thiệu về cuốn sách, bộ phim hoàn toàn giống với bài phân tích tác phẩm văn học.    

Xem chi tiết 450 lượt xem 1 năm trước

Đọc đề bài và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Đề bài: Phân tích đoạn trích sau để làm rõ nghệ thuật trào phúng mà tác giả đã sử dụng. “Bốn chú thợ phụ ra, hai chú cởi tuột quần cộc của ông Giuốc-đanh mặc lúc tập kiếm vừa rồi, hai chú thì lột áo ngắn rồi họ mặc bộ lễ phục mới vào cho ông. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục xong, đi đi lại lại giữa đám thợ, phô áo mới cho họ xem có được không. Cởi áo, mặc áo, chân bước, miệng nói, tất cả đều theo nhịp của dàn nhạc. THỢ PHỤ – Bẩm ông lớn, xin ông lớn ban cho anh em ít tiền uống rượu. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Anh gọi ta là gì? THỢ PHỤ – Bẩm, ông lớn ạ. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Ông lớn ư? Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ông lớn”. Đây, ta thưởng về tiếng “ông lớn” đây này! THỢ PHỤ – Bẩm cụ lớn, anh em chúng tôi đội ơn cụ lớn lắm lắm. ÔNG GIUỐC-ĐANH – “Cụ lớn”, ồ, ồ, cụ lớn! Chú mày thong thả tí đã. Cái tiếng “cụ lớn” đáng thưởng lắm. “Cụ lớn” không phải là một tiếng tầm thường đâu nhé. Này, cụ lớn thưởng cho các chú đây. THỢ PHỤ – Dám bẩm đức ông, anh em chúng tôi sẽ đi uống rượu chúc sức khoẻ đức ông. ÔNG GIUỐC-ĐANH – Lại “đức ông” nữa! Hà hà! Hà hà! Các chú hãy đợi tí, đừng đi vội. Ta là đức ông kia mà! (nói riêng) Của đáng tội, nếu nó tôn ta lên bậc tướng công, thì nó sẽ được cả túi tiền mất. Đây nữa này, thưởng cho chú về tiếng “đức ông” đấy nhé! THỢ PHỤ – Dạ, bẩm đức ông, anh em chúng tôi xin bái tạ ơn người. ÔNG GIUỐC-ĐANH – nói riêng – Nó như thế là phải chăng, nếu không ta đến mất tong cả tiền cho nó thôi. Bốn người thợ phụ vui mừng nhảy múa.”. (Trích Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Ngữ văn 8, tập một, NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2023) a) Nêu những nhiệm vụ cụ thể em cần chuẩn bị trước khi viết bài văn này.

Xem chi tiết 342 lượt xem 1 năm trước

Tìm thành phần chuyển tiếp, thành phần tình thái trong những câu dưới đây. Chỉ ra ý nghĩa, tác dụng của mỗi thành phần đó. a) May ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam) b) Vậy biến đổi khí hậu liên quan thế nào đến nước biển dâng? Trước hết, do nhiệt độ tăng cao, các khối băng, tuyết từ Bắc Cực, Nam Cực và các đỉnh núi cao tan ra, chảy ra biển. [...] Thứ đến, nước dâng do hiện tượng dãn nở nhiệt của nước biển. (Lưu Quang Hưng) c) Người nhà lí trưởng hình như không dám hành hạ một người ốm nặng, sợ hoặc xảy ra sự gì, hắn cứ lóng ngóng ngơ ngác, muốn nói mà không dám nói. (Ngô Tất Tố) d) Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo. (Thạch Lam) e) Trong tầm quan sát của Trần Tế Xương, tất cả mọi vấn đề liên quan đến thi cử đều bị “biến dạng” trong mối quan hệ giữa danh và thực, tài và lực, giữa cái cũ lạc hậu nhưng chưa tiêu tan và cái mới vẫn chưa thắng thế. Nói cách khác, thơ Trần Tế Xương đã hoán cải ngay cả những bi kịch thi cử và thất vọng cá nhân thành một chuỗi cười dài. (Nguyễn Hữu Sơn)

Xem chi tiết 5.3 K lượt xem 1 năm trước

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Trong không khí thanh vắng, trên cái nền âm thanh là tiếng suối xa xa trong trẻo, hiện lên trước mắt một bức tranh thuỷ mặc với những mảng trắng đen rất rõ: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Một cảnh lớn, nét bút đậm, như vút lên cao: ánh trăng khuya chiếu sáng rõ cây cổ thụ giữa rừng khuya. Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao. Cổ thụ tượng trưng cho sự vững bền, từng trải. Một cảnh nhỏ, ở tầng thấp, vẽ bằng nét bút mảnh mai, tỉ mỉ hơn: bóng cây lá ngả vào hoa thành những mảng đen tương phản với những bông hoa khác, ánh trăng chiếu vào càng sáng hơn. “Bóng lồng hoa” – chỉ ba chữ nhưng là cả một bức tranh với những mảng đen trắng rung rinh. Trăng chiếu vào hoa làm ta nhớ lại những câu thơ trong Chinh phụ ngâm: Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông Bức tranh có cái đẹp kì vĩ lẫn cái đẹp tinh tế. Hai cậu mà có đủ: nào rừng, nào suối, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. nào cổ thụ, nào hoa. Và trên hết là một ánh trăng rất sáng, sáng lắm: trăng về khuya. Nếu nhớ rằng Bác làm những câu thơ này năm 57 tuổi, ta mới thấy hết vẻ trẻ trung tươi mát của tâm hồn Bác. Và ta nhớ Bác từng làm thơ Đường luật bằng chữ Hán, từng vẽ những bức hoạ phỏng tranh cổ Trung Quốc hồi ở Pháp, ta mới thấy hết cái cốt cách phương Đông cổ điển trong những câu thơ tiếng Việt này.”. (Nguyễn Xuân Nam, in trong Đến với tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục, 2009) a) Tác giả đã phân tích câu thơ “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” bằng những cách nào?

Xem chi tiết 8.7 K lượt xem 1 năm trước