Danh sách câu hỏi
Có 1,560 câu hỏi trên 32 trang
Đọc câu chuyện
CÔ BÉ BÁN KHOAI THI ĐỖS VÀO TRUỜNG ĐẠI HỌC
Bình Gấm sinh năm 1980, ở hẻm Trần Văn Đang, Quận 3, Thành phố HồChí Minh. Ba chị đạp xích lô, mẹ bán hàng ngoài chợ, hai chị em đi bán vé số. Không may ba bị bệnh nặng, cả nhà phải mượn tiền để chạy chữa, khi hết tiền cũng là lúc ba của chị ra đi. Từ ngày đó, cả nhà chị Gấm không lúc nào được yên khi bị chủ nợ đến cả ngày lẫn đêm, năm chị em và mẹ cũng phải dắt nhau chạy trốn. Thời ấy, trong con hẻm Trần Văn Đang không ai là không biết đến một cô bé gầy nhom, đen nhẻm bán khoai, vé số nhưng luôn nở nụ cười rất sáng. Ít ai biết trong một cơ thể nhỏ xíu mà nhiều người nói vui “gió thổi cũng ngã” ấy lại có một nghị lực phi thường.
Mỗi ngày 6 tiếng, Gấm đi bán vé số hoặc khoai lang, khi cô về đến nhà cũng là lúc nửa đêm, vất vả là thể nhưng số tiền kiếm được chỉ khoảng 10 000 - 15 000 đồng. Trên vỉa hè của con đường nắng gắt, người ta đã quen với việc một cô bé khi đi bán thì thôi, đến khi ngồi xuống nghỉ ngơi là mang sách ra đọc. Có người thương tình mua giúp, khen Gấm hiếu học, có người thì dè bỉu kêu Gấm nên nghỉ học vì trước sau gì cūng sẽ bỏ học vì không có tiền.
Mặc ai nói gì thì nói, Gấm vẫn lặng lẽ vừa là lao động quan trọng trong nhà, vừa cố gắng đến trường, bạn bè biết có người cảm thông, kẻ lại kì thị, nhưng Gấm luôn tự nhủ phải học để vượt lên số phận. Năm 1998 có lẽ là mùa hè khó quên của cô gái nghèo Trần Bình Gấm, vì cô đã viết nên một câu chuyện cố tích về cuộc đời mình qua những năm tháng tự vượt khó vươn lên trong học tập, cuối cùng Gấm đã thi đậu vào Trường Đại học Y khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Gấm đã trở thành niềm tự hào của cả gia đình, tên Gấm “phủ sóng” cả con hẻm nghèo vì những người biết đến Gấm luôn lấy cô làm tấm gương cho con của mình.
Trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời, cô gái bán khoai, bán vé số đen nhẻm ngày nào giờ đã trở thành một vị bác sĩ chuyên khoa I, Khoa Lão học Bệnh viện Nhân dân Gia Định (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh).
a) Vì sao chị Gấm đã thi đỗ vào trường đại học dù vừa đi học, vừa phải đi làm phụ giúp gia đình?
Em đồng tình hay không đồng tình với biểu hiên, việc làm nào dưới đây?
(Đánh dấu X vào ô em lựa chọn)
Biểu hiện, việc làm
Đồng tình
Không đồng tình
1. Chỉ những bạn học kém mới phải học tập tự giác, tích cực.
2. Mỗi học sinh đều cần học tập tự giác, tích cực.
3. Chỉ cần học tập tự giác, tích cực với những môn mình học giỏi, còn những môn khác không cần.
4. Cần học tập tự giác, tích cực trong mọi hoàn cảnh để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
5. Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta thành công trong cuộc sống, đạt được ước mơ, kì vọng của bản thân
6. Học tập tự giác, tích cực chúng ta mới chiếm lĩnh được nhiều tri thức để tiến bộ
7. Học tập tự giác, tích cực sẽ được thầy cô, bạn bè yêu mến và tin tưởng
8. Có phương pháp học tập chủ động là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
Ngọc và Ly chơi thân với nhau từ nhỏ, cả hai bạn đều học rất giỏi. Gần đây, Ngọc thấy Ly học hành chểnh mảng, lại hay nghỉ học nên lực học sa sút hẳn. Ngọc tìm hiểu nguyên nhân thì biết được bố Ly đang bị ốm nặng, Ly phải nghỉ học phụ mẹ chăm bố và các em. Từ đó, cứ cuối tuần hoặc khi nào không phái đi học, Ngọc lại sang nhà cùng học với Ly. Sau một thời gian, lực học của Ly đã trở nên tốt hơn, cuối năm học, cả Ly và Ngọc đều được là học sinh Giỏi. Biết được việc làm của Ngọc, cô giáo đã nêu gương để các bạn trong lớp học tập và noi theo.
a) Vì sao Ngọc trở thành tấm gương được cả lớp học tập và noi theo?
Đọc câu chuyện
BÁT CHÈ XẺ ĐÔI
Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rổi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi!
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:
- Ăn đi, Bác cùng ăn,...
- Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về.
Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính liên lạc.
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.
- Khổ quá,anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng rồi,...
a) Biểu hiện của Bác Hồ trong câu chuyện trên cho thấy Bác là người như thế nào?