Danh sách câu hỏi
Có 1,560 câu hỏi trên 32 trang
Đọc câu chuyện
ÐỘC ĐÁO VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN
Ai đã từng đến Tây Nguyên thơ mộng đều bị cuốn hút bởi những lễ hội cồng chiêng. Không chi trong tháng Ba “mùa con ong đi lấy mật”, quanh năm ở cao nguyên đất đỏ bazan này luôn ngập tràn tiếng cồng chiêng, là nét đặc sắc trong văn hoá Tây Nguyên.
Không gian văn hoá công chiêng trải rộng trên cả 5 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Đăk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Kon Tum. Chủ nhân của loại hình văn hoá này là cu dân các dân tộc: Bahnar, Jarai, Xê Đăng, Mơ Nông, CơHo,Ê Đê,Chu Ru,... Cồng chiêng gắn bó mật thiết vói đời sống tinh thần của người Tây Nguyên.
Cồng chiêng có từ lâu lắm. Đã ngân vang trong sử thi Đam San như đểkhằng định tính trường tồn của loại nhạc cụ này “Hãy đánh những chiêng âm thanh hay nhất. Đánh nhè nhẹ cho gió đưa xuống đất. Đánh cho tiếng chiêng vang xa khắp xứ. Đánh cho tiếng chiêng vượt qua nhà vọng lên trời. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến phải ngã xuống đất. Đánh cho ma quỷ mê mải nghe đến quên làm hại con người. Đánh cho chuột, sóc quên đào hang, cho rắn nằm ngay đơ, cho thỏ phải giật mình, cho hươu, nai đứng nghe quên ăn cỏ,...”.
Cồng chiêng Tây Nguyên rất đa dạng, phong phú, có sức cuốn hút kì lạMỗi lần nó được tấu lên, không gian như ngưng đọng, chỉ còn sức lan toả ki diệu của âm thanh. Từ ngàn đời nay, qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử. âm thanh cồng chiêng không bao giờ ngừng ngân vang, vẫn hoà quyện cùng gió núi, mây ngàn, nuôi dưỡng tâm hồn người Tây Nguyên.
Tiếng cồng chiêng không chỉ nhằm thông tin đến họ hàng, bè bạn mà còn là tiếng nói tâm linh, là tâm hồn cao nguyên đầy trữ tình và cháy bỏng khái vọng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của con người. Nếu nhà Rông là hồn củ. buôn làng Tây Nguyên thì Cồng chiêng chính là hồn thiêng của núi rừng, là món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào Tây Nguyên.
Hình như âm thanh cồng chiêng không chỉ là tiếng vọng của sông núi Tây Nguyên, nó còn là tiếng vọng của truyền thống, của đất nước, của quê hương. của cội nguồn dân tộc,... nó có một sợi dây vô hình nối giữa quá khứ và hiện tại, nối nền văn hoá của một dân tộc với văn hoá quốc gia.
Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khầu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyên sang danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). Đến nay, sau hon 10 năm đưọc UNESCO vinh danh, nhiêu hoạt động bào vệ và phát huy giá trị di sàn văn hoá phi vật thê Không gian vān hoá Còng chiêng Tây Nguyên trên dia bàn các tinh Tây Nguyên đã được duy trì và phát huy.
a) Vì sao không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?
Đọc câu chuyện
GIỮ LỬA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Ở xã Quảng Văn, Thị xã Vân đồn, tỉnh Quảng Bình, hầu như nhà nào người nào cũng biết làm nón. Trẻ em lên 6, 7 tuổi đã được người lớn dạy cho cách phơi lá, chằm nón. Đến khi 8, 9 tuổi đã thông thạo từng đường kim, mũi chỉ. Người già đến khi mất mờ tay yếu không thể làm vành, chằm nón được thì phụ con cháu phơi, ủi lá.
Ông Trần Văn Thanh thôn La Hà Tây cho biết, trung bình một ngày một người có thể làm được 3 chiếc nón, mỗi chiếc nón hoàn thành xong trừ chi phí nguyên vật liệu còn lái được từ 10 cho tới 12000₫. So với giá ngày công lao động hiện nay thì không phải là cao nhưng đó là việc làm lúc nhàn rỗi nhẹ nhàng phù hợp với tất cả mọi đối tượng lớn, nhỏ, già, trẻ gái, trai ai cũng có thể làm được, tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Hiện ở xã Quảng Văn ngoài nón lá thủ công thì còn có nón lá may bằng máy để tăng năng suất thế nhưng với sự yêu nghề yêu từng đường kim mũi chỉ nên phần lớn những người dân ở nơi đây vẫn chọn may nón bằng thủ công. Bên cạnh nghề làm nón xã Quảng Văn còn giữ gìn và phát triển nghề đan mây truyền thống theo các cụ cao tuổi trong làng nghề có từ năm 1950 do cụ ông Trần Mại đi học nghề ở Thái Bình sau đó trở về địa phương làm và truyền nghề cho bà con nơi đây.
Với các làng nghề khác sản phẩm của đan lát phần lớn là vật dụng sinh hoạt như: rổ, giá, nong, nia, hàng mỹ nghệ,…. nhưng làng nghề đan lát ở xã Quảng Văn thì lại khác, sản phẩm của họ từ hàng chục năm nay là đan mây lục giác họ đang thành tấm dài 15m rộng 0,6 đến 1 m được hợp tác xã mây tre đan nón lá Quảng Văn và một số cơ sở khác thu mua xuất khẩu.
Hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ mây tre đan của các tổ chức cá nhân cả trong và ngoài nước ngày một tăng lên nên việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề rất thuận lợi. Từ đầu năm đến nay làng nghề xuất ra thị trường hơn 30.000 mét vuông sản phẩm tấm mây đân. Mặc dù sản lượng lớn như vậy nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt Tết Nguyên Đán sắp đến nhu cầu về sản phẩm trang trí nội thất làm bàn ghế lớn nên nhu cầu về mặt hàng mây đan cũng tăng. Hợp tác xã đang tập trung vận động và nâng giá trị thu nhập ngày công lao động để động viên bà con tranh thủ thời gian sản xuất.
Ở xã Quảng Văn hiện toàn xã có khoảng 400 hộ dân làm nghề mây tre đan, 400 hộ làm nghề nón lá. Phát triển làng nghề truyền thống của địa phương đã phát huy nội lực của nhân dân tạo việc làm tại chỗ gắn với giữ gìn các phong tục tập quán; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đa dạng hóa các mô hình kinh tế; duy trì và phát triển nghề truyền thống, đến nay tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người của xã Quảng Văn là 35 triệu/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,83. Nghề mây tre đan nón lá ở xã Quảng Văn đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân nhất là vào dịp nông nhàn và mang lại nguồn thu nhập hiện tại khá ổn định đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương
a) Những việc làm nào thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương trong câu chuyện trên?
CHIẾC DÙ CỦA MI-RI-AM
Mi-ri-am nhìn ra cửa sổ. Giữa khung cảnh ảm đạm cuối chiều mưa là bóng của bố ngồi xổm trong vườn như đang xới đất. Một luồng gió lạnh thổi tới, mang theo những giọt nước giá buốt hặt ướt hiên nhà. Khẽ rùng mình, Mi-ri-am chạy vội đi lấy áo khoác, đôi ủng và chiếc dù. Mi-ri-am chạy ra vườn, đến bên bố và khẽ hỏi:
- Bố đang làm gì thế?
Mi-ri-am nghe tiếng bố mệt mỏi đáp:
- Bố đang làm việc.
Chưa hài lòng với câu trả lời của bố, Mi-ri-am hỏi tiếp:
- Bố đào đất hả bố?
Bố trả lời mà không nhìn lên: Không, làm vườn con à.
Mi-ri-am im lặng, nhíu mày. Nhưng nhà mình có vườn rồi mà bố?
Vẫn không ngẩng lên, bố lặng lẽ bảo: - Vườn này rất đặc biệt. Vườn dành cho bà nội của chúng ta, con gái à. Mi-ri-am nói khẽ: Những bà mất rồi.. - ừ..
Ánh mắt dừng lại trên lớp đất ướt nhão, Mi-ri-am lại đắn đo suy nghĩ. Một hồi Sau, cất giọng hỏi bố, nhưng lần này có vẻ rụt rè: Thế... Thế sao bà lại cần có vườn hả bố?
Bố dừng tay và đáp: Bà không cần có vườn đâu Mi-ri-am. Nhưng con biết không, khi nhìn thấy mảnh vườn này, bố con mình sẽ nhớ tên bà. Rồi ta sẽ trồng trong vườn một cây cam để làm kỉ niệm, kỉ niệm sẽ bhắc ta luôn nhớ đến những người đã khuất, con ạ.
Nghe bố nói, Mi-ri-am thấy nhớ bà quá đỗi. Nhớ những chiều, hai bà cháu dắt nhau ra vườn hóng mát, ngồi trên chiếc xích đu kẽo kẹt, Mi-ri-am ngả đầu vào lòng bà, đôi chân lúc lắc theo nhịp của xích đu. Khi hè về, hoa cam nở rộ, mùi hương nhẹ nhàng. Những lúc như vậy, bà nhìn Mi-ri-am cười hiền hậu: “Cháu có ngửi thấy mùi hoa cam không? Thơm như hương trên tóc của cháu bà vậy...", Mi-ri-am lại nhớ đến những ngày đông giá, bà rất thích nằm nghỉ trên trường kỷ cạnh lò sưởi. Những lúc đó, Mi-ri-am thường khệ nệ nang chăn tới đáp cho bà. Mỗi tối trước khi Mi-ri-am đi ngủ, bà thường thì thầm: “Mi-ri-am ơi, bà yêu cháu lắm”. Mi-ri-am ước gì bà còn sống, em sẽ giữ chặt tay bà, không cho bà rời xa,
Nhìn thấy những hạt mưa nhỏ xíu, trong suốt đọng trên tóc bố, Mi-ri-am chợt hỏi:
- Bố ơi, vậy bây giờ không có bà thì ai sẽ che chở cho bố? Bộ ngừng tay, ngẩng lên nhìn Mi-ri-am, bố nói thật khẽ: Là con, con gái của bố
Làn sương mù giăng mờ khắp nơi, vạn vật nhuốm một màu xám thảm. Bên bãi cỏ nhạt nhoà hai dáng người. Bố Mi-ri-am ngồi xổm, cặm cụi xới đất trống mảnh vườn mới, bên cạnh là cô con gái với chiếc dù trong tay, lặng yên đứng che mưa cho bố.
a) Những mối quan hệ nào trong gia đình được nói đến trong câu chuyện? Em hãy viết ra những chi tiết thể hiện việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình Mi-ri-am.
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi
TÔ MÌ CỦA NGƯỜI LẠ
Tối hôm đó, sau khi Sue khi cãi lại mẹ, cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc lang thang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào. Cùng lúc đó, cô đi qua một quán mì, cô thèm một tô mì lắm nhưng lại không có tiền! Người bán mì thấy cô đứng tần ngần trước quầy hàng liền hỏi:
- Này cô bé, cô muốn ăn một tô không? - Nhưng... cháu không mang theo tiền. - Cô thẹn thùng trả lời. - Được rồi, tôi sẽ đãi cô. Vào đây, tôi nấu cho cô một tô mì. - Người bán hàng nói
Máy phút sau, ông chủ quán mang tới cho cô một tô mi bốc khói. Ngồi ăn được mấy miếng, Sue bật khóc.
- Có chuyện gì vậy? Ông chủ quán hỏi.
- Không có chuyện gì, tại cháu cảm động quá. Sue vừa nói, vừa lấy tay quệt nước mắt,... Thậm chí một người không quen ngoài đường còn cho cháu một tô mì. Còn mẹ cháu, sau khi cháu cãi lại đã đuổi cháu ra khỏi nhà. Chú là người lạ mà còn tỏ ra quan tâm đến cháu, còn mẹ cháu thì... Nghe Sue nói, ông chủ quán thở dài: Này cô bé, sao lại nghĩ như vậy? Hãy suy nghĩ lại đi, tôi mới chỉ đãi có một tô mì mà cô đã cảm động như vậy, còn mẹ cô nuôi cô từ khi còn nhỏ xíu, sao cô lại không biết ơn mà còn dám cãi lời mẹ nữa?
Sue giật mình ngạc nhiên khi nghe điều đó. Tại sao mình lại không nghĩ ra điều đó nhỉ? Một tô mì của người lạ mà mình cảm thấy mang ơn, còn mẹ nuôi mình bao năm qua mà thậm chí mình chưa bao giờ quan tâm đến mẹ dù chỉ một chút. Chỉ vì một chuyện nhỏ mà mình đã cài lại mẹ.
Trên đường về, cô nghĩ thầm những điều sẽ nói với mẹ: Mẹ ơi! Con xin lỗi! Con biết đó là lỗi của con, xin mẹ tha thứ cho con.
Khi bước lên thềm cửa, Sue nhìn thấy mẹ đang mệt mỏi và lo lắng vì đã tìm kiếm cô khắp nơi. Nhìn thấy Sue, mẹ cô nói: Sue vào nhà đi con! Chắc con đói bụng lắm rồi phải không? Cơm mẹ nấu xong rồi, vào ăn ngay cho nóng. Không thể kìm được nữa, Sue oà khóc trong vòng tay mẹ.
a) Suy nghĩ và hành động nào của Sue cho thấy cô chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình?