Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b) Nếu là thành viên của nhóm em sẽ khuyên M: “Quê hương chúng ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp. Những truyền thống ấy có ý nghĩa rất lớn với đời sống của mỗi cá nhân nói riêng và sự phát triển của quê hương nói chung. Cậu hãy cùng chúng mình tìm hiểu về những truyền thống đó nhé”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy kể tên 5 việc làm biểu hiện góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương và 5 việc làm biểu hiện chưa giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Việc làm, biểu hiện giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương |
Việc làm, biểu hiện chưa giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương |
1. |
1. |
2. |
2. |
3. |
3. |
4. |
4. |
5. |
5. |
Câu 2:
Hãy kể tên những lễ hội, làng nghề truyền thống của địa phương mà em biết. Theo em việc giữ gìn và phát triển những lễ hội và làng nghề truyền thống đó có ý nghĩa như thế nào trong thời kỳ đổi mới và hội nhập của đất nước ta hiện nay?
Câu 3:
Việc làm nào sau đây không thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn)
Câu 4:
Những hình ảnh dưới đây nói về truyền thống nào của quê hương? Em có thể nói gì về những truyền thống này?
Câu 5:
Ở địa phương quê em có những truyền thống tốt đẹp nào? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những truyền thống đó.
Câu 6:
Em hãy cùng bạn kể những việc em đã làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 7:
Đọc câu chuyện
GIỮ LỬA LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Ở xã Quảng Văn, Thị xã Vân đồn, tỉnh Quảng Bình, hầu như nhà nào người nào cũng biết làm nón. Trẻ em lên 6, 7 tuổi đã được người lớn dạy cho cách phơi lá, chằm nón. Đến khi 8, 9 tuổi đã thông thạo từng đường kim, mũi chỉ. Người già đến khi mất mờ tay yếu không thể làm vành, chằm nón được thì phụ con cháu phơi, ủi lá.
Ông Trần Văn Thanh thôn La Hà Tây cho biết, trung bình một ngày một người có thể làm được 3 chiếc nón, mỗi chiếc nón hoàn thành xong trừ chi phí nguyên vật liệu còn lái được từ 10 cho tới 12000₫. So với giá ngày công lao động hiện nay thì không phải là cao nhưng đó là việc làm lúc nhàn rỗi nhẹ nhàng phù hợp với tất cả mọi đối tượng lớn, nhỏ, già, trẻ gái, trai ai cũng có thể làm được, tạo thêm thu nhập cho gia đình.
Hiện ở xã Quảng Văn ngoài nón lá thủ công thì còn có nón lá may bằng máy để tăng năng suất thế nhưng với sự yêu nghề yêu từng đường kim mũi chỉ nên phần lớn những người dân ở nơi đây vẫn chọn may nón bằng thủ công. Bên cạnh nghề làm nón xã Quảng Văn còn giữ gìn và phát triển nghề đan mây truyền thống theo các cụ cao tuổi trong làng nghề có từ năm 1950 do cụ ông Trần Mại đi học nghề ở Thái Bình sau đó trở về địa phương làm và truyền nghề cho bà con nơi đây.
Với các làng nghề khác sản phẩm của đan lát phần lớn là vật dụng sinh hoạt như: rổ, giá, nong, nia, hàng mỹ nghệ,…. nhưng làng nghề đan lát ở xã Quảng Văn thì lại khác, sản phẩm của họ từ hàng chục năm nay là đan mây lục giác họ đang thành tấm dài 15m rộng 0,6 đến 1 m được hợp tác xã mây tre đan nón lá Quảng Văn và một số cơ sở khác thu mua xuất khẩu.
Hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ mây tre đan của các tổ chức cá nhân cả trong và ngoài nước ngày một tăng lên nên việc tiêu thụ sản phẩm của làng nghề rất thuận lợi. Từ đầu năm đến nay làng nghề xuất ra thị trường hơn 30.000 mét vuông sản phẩm tấm mây đân. Mặc dù sản lượng lớn như vậy nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đặc biệt Tết Nguyên Đán sắp đến nhu cầu về sản phẩm trang trí nội thất làm bàn ghế lớn nên nhu cầu về mặt hàng mây đan cũng tăng. Hợp tác xã đang tập trung vận động và nâng giá trị thu nhập ngày công lao động để động viên bà con tranh thủ thời gian sản xuất.
Ở xã Quảng Văn hiện toàn xã có khoảng 400 hộ dân làm nghề mây tre đan, 400 hộ làm nghề nón lá. Phát triển làng nghề truyền thống của địa phương đã phát huy nội lực của nhân dân tạo việc làm tại chỗ gắn với giữ gìn các phong tục tập quán; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; nâng cao thu nhập cho người dân. Nhờ đa dạng hóa các mô hình kinh tế; duy trì và phát triển nghề truyền thống, đến nay tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên của xã đạt 100%; thu nhập bình quân đầu người của xã Quảng Văn là 35 triệu/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,83. Nghề mây tre đan nón lá ở xã Quảng Văn đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân nhất là vào dịp nông nhàn và mang lại nguồn thu nhập hiện tại khá ổn định đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở địa phương
a) Những việc làm nào thể hiện giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương trong câu chuyện trên?
về câu hỏi!