Danh sách câu hỏi
Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ
Nhà tôi có khu vườn rất rộng, trồng nhiều hoa.
Những buổi chiều, tôi hay nhắm mắt sờ những bông hoa rồi tập đoán. Không bao lâu, tôi đã đoán được hết vườn hoa. Từ trong nhà ra ngoài vườn, tôi có thể chạm bất cứ loại cây nào và nói đúng tên của nó.
Bố nghĩ ra trò chơi, thay vì chạm vào hoa, tôi chỉ ngửi rồi gọi tên nó. Bố đưa bông hoa trước mũi tôi rồi hỏi: “Hoa gì?”. Trò chơi cứ được diễn ra liên tục cho đến hồi tôi nhận diện được tất cả mùi hương của các loài hoa.
Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương, bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì. Bạn hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì. Bạn hãy thử đi rồi sẽ thấy, khu vườn sẽ lớn lên rất nhiều. Những bông hoa thơm hơn và khi nhắm mắt, bạn vẫn nhìn thấy nó. Không chỉ vậy, bạn còn thấy nguyên cả khu vườn. Bạn có thể nhìn thấy bông hồng ngay trong đêm tối. Đêm bạn nằm, đắp chăn kín người nhưng bạn vẫn có thể đi dạo. Bạn sẽ không bao giờ lạc trong bất cứ một khu vườn nào, bởi vì, những bông hoa sẽ chỉ lối cho bạn, một lối đi an toàn và thơm ngát.
Theo Nguyễn Ngọc Thuần
Bạn nhỏ đã khám phá khu vườn nhà mình bằng cách nào? Tìm ý đúng:
a, Chăm sóc cây trong vườn hàng ngày.
b, Nhìn ngắm các loài hoa trong vườn.
c, Tập cảm nhận các loài hoa bằng xúc giác và khứu giác.
d, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ để hít thở không khí trong lành.
Đọc bản hướng dẫn trò chơi dưới đây và chơi thử trong lớp
a, Chuẩn bị:
- Tổ chức 2 hoặc 3 đội, mỗi đội 4 người.
- Phấn viết, bảng lớp ( nếu chơi trong lớp).
- Giá vẽ, giấy A3, bút lông ( nếu chơi ngoài trời).
- Khăn bịt mắt.
b, Quản trò nêu cách chơi:
- Mỗi đội xếp một hàng dọc cách bảng hoặc giá vẽ 3 mét.
- Mỗi đội sẽ vẽ hình một con thỏ, nhưng mỗi thành viên trong đội chỉ được vẽ một bộ phận ( đầu, thân, chân hoặc đuôi).
- Thành viên đầu tiên của mỗi đội sẽ được bịt mắt và lên vẽ; vẽ cong thì trở về hàng.
- Các thành viên khác quan sát bạn mình vẽ, khi lên vẽ, sẽ được bịt mắt. Cứ như vậy đến khi cả đội vẽ xong.
* Nội dung chính Bức mật thư: Câu chuyện kể về một lần cậu bé nọ vô tình phát hiện ra cách thức đọc bức mật thư, dẫn tới quyết định thực hiện cuộc thám hiểm của người chú
Bức mật thư
Một sáng, chú tôi gọi tôi vào phòng. Ông say sưa nói về một quyển sách cổ vừa tìm được trong tiệm sách cũ. Bỗng một miếng da thuộc cáu bẩn từ quyển sách rơi xuống. Chú tôi nhặt nó lên. Đó là miếng da to bằng bàn tay, có những dòng chữ kì lạ. Chú tôi lẩm bẩm:
– Có vẻ là một bức mật thư.
Ông đọc cho tôi chép lại. Nào ngờ, sau khi liếc qua tờ giấy, ông bỗng đứng bật dậy, chạy xuống đường.
Tôi cầm tờ giấy bí hiểm, cố đọc theo nhiều cách nhưng đều thất bại. Vô tình, tôi dùng nó làm quạt. Khi mặt trái hướng về phía mình, tôi kinh ngạc thấy hiện lên hai từ “núi lửa”, “Trái Đất”. Tôi chăm chú dò từng chữ một. Nhưng đọc xong, tôi hoảng hồn. Trời ơi! Chú tôi mà biết điều bí mật này, ông sẽ sẵn sàng mạo hiểm và kéo tôi theo. Bỗng của phòng bật mở. Chú tôi chẳng nói chẳng rằng, ngồi ngay vào bàn. Thời gian lặng lẽ trôi qua. Chợt chú tôi đứng dậy, cầm mũ bước ra ngoài. Tôi vội gọi:
- Chú ơi! Cái chìa khoá...
- Chìa khoá nào?
- Chìa khoá của bản mật mã ấy ạ. Nếu chú đọc ngược từ chữ cuối lên thì...
Tôi chưa kịp nói hết câu,
chú đã giật lấy tờ giấy, đọc một mạch:
“Hãy đi xuống miệng núi lửa Xníp-phin trước tháng Bảy. Các bạn sẽ tới được trung tâm Trái Đất. Xa-chu-xem.”.
Đọc xong, chú tôi bảo:
Xa-cnu-xem là một nhà thám hiểm nổi tiếng thời xưa. Ác-xen, cháu chuẩn bị hành lí cho chú
- Cái gì ạ? – Tôi kêu lên sửng sốt.
- Và cả cho cháu nữa.
Đi vào lòng Trái Đất ư? Nhưng tôi biết, một người say mê nghiên cứu như chú tôi sẽ không bỏ qua một cuộc mạo hiểm như vậy.
Giuyn Véc-Nơ (Bích Thuỷ dịch)
Chuyện gì xảy ra khi người chú nói với cháu về quyển sách cổ?
* Nội dung chính Ngọn đuốc trong đêm: Bài đọc ca ngợi nhà cải cách xã hội Việt Nam Nguyễn Trường Tộ với những ý tưởng duy tân của ông.
Ngọn đuốc trong đêm
Từ thế kỉ XV, những cuộc thám hiểm đã giúp người châu Âu phát hiện ra nhiều vùng đất mới. Các phát kiến địa lí đem lại nhiều hiểu biết nhưng cũng kéo theo hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược.
Ở Việt Nam, vì lo sợ bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn chủ trương đóng cửa với các nước phương Tây. Do đóng cửa, nước ta tạm thời hạn chế được sự nhòm ngó của thực dân nhưng lại không bắt kịp bước tiến như vũ bão của thời đại.
Giữa lúc ấy, có một người học rộng tài cao đã sớm nhận ra nguy cơ lạc hậu, liên tục đề nghị duy tân để chấn hưng đất nước. Người có những đề nghị sáng suốt ấy là Nguyễn Trường Tộ.
Nguyễn Trường Tộ quê ở tỉnh Nghệ An. Năm 28 tuổi, ông được gửi sang Pháp học. Ông theo học nhiều ngành mới như khai mỏ, xây dựng, chế tạo vũ khí,... Năm 31 tuổi, Nguyễn Trường Tộ về nước. Ông liên tục dâng lên vua những bản điều trần đề nghị triều đình gấp rút chỉnh đốn quân đội, kinh tế, giáo dục, mở rộng quan hệ với các nước châu Âu, cử người đi học khoa học, kĩ thuật nhằm chấn hưng đất nước. Đáng buồn là triều đình đã bỏ ngoài tai những ý kiến sáng suốt của ông.
Tuy vậy, Nguyễn Trường Tộ vẫn không hề nản chí. Ông đem hiểu biết của mình giúp chính quyền đào kênh Sắt, tìm cách khai thác mỏ than và mỏ kim loại. Ông còn cất công sang Pháp mời chuyên gia, mua sách vở, máy móc,... để mở trường kĩ thuật.
Nguyễn Trường Tộ mất sớm, không thực hiện được hoài bão của mình nhưng những ý tưởng duy tân của ông như ngọn đuốc trong đêm vẫn còn sáng mãi.
Hoàng Nam
Hoàn cảnh nước ta vào thời ông Nguyễn Trường Tộ như thế nào?
Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa (hồng tươi, hồng hào). Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến (trong vắt, trong xanh). Tất cả đều (long lanh, lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và (tranh luận, tranh cãi) nhau, ồn mà vui không thể tưởng tượng được.