Soạn Tiếng Việt 4 Cánh diều Bài 15: Vì cuộc sống con người có đáp án

16 người thi tuần này 4.6 316 lượt thi 73 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

2469 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)

32.4 K lượt thi 13 câu hỏi
1331 người thi tuần này

Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 20)

17.2 K lượt thi 13 câu hỏi
727 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 4)

30.7 K lượt thi 13 câu hỏi
487 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)

16.4 K lượt thi 8 câu hỏi
443 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)

2 K lượt thi 9 câu hỏi
309 người thi tuần này

Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 1)

1.6 K lượt thi 9 câu hỏi
300 người thi tuần này

Đề kiểm tra giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 4 CTST có đáp án (Đề 1)

2.1 K lượt thi 11 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 26:

* Nội dung chính Nhà bác học Niu-tơn: Câu chuyện kể về một nhà bác học nổi tiếng tên Niu-tơn – một người ham khám phá, thông minh và sự đóng góp của tinh thần ấy đối với nhân loại.

Nhà bác học Niu-tơn

Chi tiết nào cho thấy cậu bé Niu-tơn rất có tài quan sát? (ảnh 1)

 

Từ nhỏ, Niu-tơn đã có tài quan sát. Một lần, trên đường đến trường, cậu bé Niu-tơn thấy cái bóng của mình ngả dài ra phía trước; đến trưa thì bóng ngắn lại; chiều, nó lại đổi hướng và dài ra. Cậu bé phát hiện ra rằng: Bóng người là do ảnh Mặt Trời chiếu xuống tạo thành, mà Mặt Trời thì luôn dịch chuyển trên bầu trời nên cái bóng cũng thay đổi theo. Về nhà, cậu làm ngay một chiếc đồng hồ dựa vào bóng nắng. Cậu chỉ vào một vạch trên đồng hồ, nói với bà ngoại: “Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học.”.

Năm 22 tuổi, Niu-tơn trở thành giảng viên đại học. Nhưng một trận dịch hạch lớn xảy ra, trường học phải đóng cửa, ông đành về quê lánh nạn. Một lần, Niu-tơn ngồi đọc sách trong vườn. Bỗng một quả táo rụng xuống đầu ông. Ông băn khoăn tự hỏi: “Tại sao quả táo chín lại rơi xuống mà không bay lên trời? Trái Đất có cái gì hút nó chăng?". Từ đó, ông bắt tay vào nghiên cứu và khám phá ra một định luật nổi tiếng.

Những thành tựu rực rỡ mà Niu-tơn đạt được chủ yếu là do ông say mê nghiên cứu. Khi suy nghĩ về một vấn đề gì, ông thường quên hết mọi thứ xung quanh. Có lần, Niu-tơn mời bạn đến ăn cơm. Người bạn đến giữa lúc ông đang mải mê làm việc. Chờ không được, người bạn đành ăn trước rồi ra về. Mãi lâu sau, Niu-tơn mới bước ra khỏi phòng làm việc. Nhìn thấy bát đĩa đã dùng để trên bàn, ông ngạc nhiên nói: “Chết thật! Vậy mà mình cứ tưởng là chưa ăn.”.

Nhờ thông minh, lại say mê nghiên cứu, Niu-tơn đã có những cống hiến lớn cho nhân loại.

Theo Nguyễn Trang Hương

Chi tiết nào cho thấy cậu bé Niu-tơn rất có tài quan sát?


Câu 37:

* Nội dung chính Vòng quanh trái đất: Bài đọc kể về cuộc thám hiểm vòng quanh trái đất của Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm của mình, cuộc thám hiểm này đã đem lại đã khai quật được rất nhiều phát hiện mới mẻ trên thế giới.

Vòng quanh trái đất

Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng được giao nhiệm vụ gì? (ảnh 1)

Ngày 20-9-1519, từ cảng Xê-vi-la nước Tây Ban Nha, có năm chiến thuyền lớn giong buồm ra khơi. Đó là hạm đội do Ma-gien-lăng chỉ huy, với nhiệm vụ khám phá con đường trên biển dẫn đến những vùng đất mới.

Vượt Đại Tây Dương, Ma-gien-lăng cho đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển Nam Mỹ. Tới gần mỏm cực nam thì phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông. Thấy sóng yên biển lặng, Ma-gien-lăng đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương.

Thái Bình Dương bát ngát, đi mãi chẳng thấy bờ. Thức ăn cạn, nước ngọt hết sạch. Thuỷ thủ phải uống nước tiểu, ninh nhừ giày và thắt lưng da để ăn. Mỗi ngày có vài ba người chết phải ném xác xuống biển. May sao, gặp một hòn đảo nhỏ, được tiếp tế thức ăn và nước ngọt, đoàn thám hiểm ổn định được tinh thần.

Đoạn đường từ đó có nhiều đảo hơn. Không phải lo thiếu thức ăn, nước uống nhưng lại nảy sinh những khó khăn mới. Trong một trận giao tranh với dân đảo Mác-fan, Ma-gien-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm.

Những thuỷ thủ còn lại tiếp tục vượt Ấn Độ Dương tìm đường trở về châu Âu. Ngày 8-9-1522, đoàn thám hiểm chỉ còn một chiếc thuyền với mười tám thuỷ thủ trở về Tây Ban Nha.

Chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới của hạm đội Ma-gien-lăng kéo dài 1083 ngày, mất bốn chiếc thuyền lớn với gần hai trăm người bỏ mạng dọc đường. Nhưng đoàn thám hiểm đã hoàn thành sứ mạng, khẳng định Trái Đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.

Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái

Đoàn thám hiểm của Ma-gien-lăng được giao nhiệm vụ gì?


Câu 49:

* Nội dung chính Nụ cười Ga-ga-rin: Bài đọc kể về một phi công vũ trụ tên Ga-ga-rin – người đầu tiên bay vào vũ trụ.

Nụ cười Ga-ga-rin

Tin tức về chuyến bay của Ga-ga-rin được thế giới đón nhận như thế nào? (ảnh 1)

Ngày 14-4-1961, báo chí tất cả các nước đều đưa tin: “Con người đã bay vào vũ trụ.". Người đầu tiên thực hiện chuyến bay ấy hai ngày trước trên con tàu Phương Đông 1 của Liên Xô là phi công vũ trụ Ga-ga-rin.

Tin tức về chuyến bay chấn động toàn thế giới. Ở Mát-xcơ-va đã diễn ra một cuộc diễu hành tự phát dài 10 ki-lô-mét xuyên thành phố với sự tham gia của hàng triệu người dân mừng sự kiện này.

Ga-ga-rin sinh ra trong một gia đình nông dân ở miền tây nước Nga. Làng quê ông bị phát xít Đức xâm chiếm khi ông mới là cậu bé lên bảy. Gia đình ông bị đuổi khỏi nhà và phải sống trong một túp lều đắp bằng bùn. Chiến tranh kết thúc, Ga-ga-rin vừa đi học vừa làm trong một xưởng đúc. Có một chi tiết thú vị là khi tên lửa chuẩn bị xuất phát, nhà du hành vũ trụ xuất thân thợ đúc đã buông một câu nói mộc mạc không theo nghi thức vào máy bộ đàm: “Đi thôi!”.

Ga-ga-rin là một nhân vật đầy sức cuốn hút, với gương mặt luôn nở nụ cười. Người ta từng nói rằng nụ cười của Ga-ga-rin có thể làm tan chảy những trái tim sắt đá nhất. Sức hút và nụ cười dễ mến của ông đã nhanh chóng chinh phục mọi người. Những lời mời dành cho nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay đến từ khắp nơi trên thế giới. Ông đã đến trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Y-oóc (Mỹ) và thăm hàng chục nước.

Ở Anh, có một khoảnh khắc khá nổi tiếng khi ông đến thành phố Man-che-xtơ. Bất chấp trời mưa, ông vẫn đứng trong chiếc xe mui trần để vẫy chào công chúng. Ông giải thích điều đó với lí lẽ thật giản dị: “Mọi người đến đây để nhìn thấy tôi mà.”.

Theo XTI-Vân Đạo-Linh

Tin tức về chuyến bay của Ga-ga-rin được thế giới đón nhận như thế nào?


Câu 57:

* Nội dung chính Một trí tuệ Việt Nam: Bài đọc kể về bác sĩ Tôn Thất Tùng và những công lao mà ông đã mang lại cho ngành y Việt Nam.

Một trí tuệ Việt Nam

Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọn tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào? (ảnh 1)

Tôn Thất Tùng sinh ra trong một gia đình quan lại nhưng chọn con đường làm bác sĩ. Thời trai trẻ của ông trôi qua trong bốn bức tường bệnh viện. Miệt mài suốt bốn năm trong các phòng mổ xác, Tôn Thất Tùng đã mổ và nghiên cứu hơn 200 lá gan. Kết quả lao động ấy đã giúp ông hoàn thành một công trình về gan, được Trường Đại học Pa-ri tặng Huy chương Bạc. Đến năm 1939, Tôn Thất Tùng đề xuất một phương pháp cắt gan mới. Công trình được gửi sang Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri nhưng không được hoan nghênh vì nó quá mới.

Kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, bác sĩ Tôn Thất Tùng rời Hà Nội lên chiến khu. Những lần bị giặc càn quét, nhà cửa, tài sản của ông bị đốt trụi nhưng bộ đồ mổ thì không suy suyển. Vừa dạy học để đào tạo cán bộ y tế, vừa cầm dao mổ, ông luôn có mặt trong các trạm phẫu thuật tiền phương của nhiều chiến dịch lớn.

Hoà bình lập lại, ông làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn. Năm 1958, ông thực hiện thành công ca mổ tim đầu tiên ở Việt Nam. Ông cũng là người đặt nền móng cho khoa mổ sọ não. Năm 1963, ông hoàn thiện và giới thiệu phương pháp cắt gan của mình. Phương pháp này được ghi vào một số từ điển y khoa quốc tế với tên gọi “phương pháp Tôn Thất Tùng”.

Với những cống hiến xuất sắc của mình, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Ông cũng là một trong mười hai người trên thế giới và là người duy nhất ở Việt Nam được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Pa-ri tặng Huy chương Phẫu thuật Quốc tế.

Theo Linh Quang

Thời trai trẻ, bác sĩ Tôn Thất Tùng đã dành trọn tâm huyết cho con đường mình chọn như thế nào?


Câu 67:

Nhà phát minh sáu tuổi

Khi nhận thấy hiện tượng lạ, cô bé Ma-ri-a đã làm gì? Tìm ý đúng: a, Chỉ ngồi lặng lẽ quan sát b, Chỉ tự đặt cho mình câu hỏi c, Chỉ ngồi nghĩ cách giải thích d, Vào bếp, tự mình làm thí nghiệm (ảnh 1)

Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi cô sáu tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc lớn. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỗng nhiên dừng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ lẻn ra khỏi phòng khách.

Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng, cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hỉ hả nói: “Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!”.

Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư của nhiều trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben.

Theo sách Gương hiếu học của 100 danh nhân đoạt giải Nô-ben

Khi nhận thấy hiện tượng lạ, cô bé Ma-ri-a đã làm gì? Tìm ý đúng:

a, Chỉ ngồi lặng lẽ quan sát

b, Chỉ tự đặt cho mình câu hỏi

c, Chỉ ngồi nghĩ cách giải thích

d, Vào bếp, tự mình làm thí nghiệm


4.6

63 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%