Danh sách câu hỏi
Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:
Gió vườn không mải chơi xa
Nhắc chị cửa sổ mở ra suốt ngày,
Gió đi lắc lắc cành cây
Giục bác cổ thụ kể ngày xa xưa.
Tìm hoa làn gió nhẹ đưa
Hương thơm tặng bướm ong vừa bay qua.
(Lê Thị Mây)
a. Cửa sổ và cây cổ thụ được gọi bằng gì?
b. Hoạt động của gió vườn được tả bằng những từ ngữ nào?
c. Cách gọi, cách tả đó có tác dụng gì?
Chọn đáp án đúng:
• Làm cho bài thơ có vần nhịp, khác với bài văn xuôi.
• Làm cho gió và cây cối khác biệt với hoa, bướm, ong.
• Làm cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu.
• Làm cho người đọc nhận ra gió, cây, hoa, bướm, ong.
Văn bản: Ai tài giỏi nhất?
Một sáng nọ, gà đến bờ sông tìm nước uống. Trời lạnh, nước đóng băng. Tìm mãi mới thấy một chỗ có nước nhỏ xíu như miệng chai, gà mừng rỡ thò mỏ xuống uống. Tuy bị lạnh cóng nhưng gà vẫn cảm thấy thích thú với ý nghĩ: “Mình đi trên mặt sông như đi trên bờ.". Nó thốt lên:
– Ôi, băng! Anh thật tài giỏi!
Băng khiêm tốn đáp:
– Không, gà ạ! Mưa mới tài giỏi, nhờ mưa, có nước, mùa đông mới có tôi. Nghe băng nói, mưa tí tách thưa:
– Đất tài giỏi hơn chứ! Tôi rơi xuống, đất giữ lại nuôi cây cối xanh tươi.
– Cây tài giỏi hơn tôi nhiều. – Đất giải thích. – Cây đứng trên cơ thể tôi, hút nước, hút chất màu để xanh tốt, toả bóng râm mát, ra hoa kết trái.
Cây lắc đầu:
– Không! Lửa mới tài giỏi. Lửa có những cái lưỡi dài soi sáng và sưởi ấm. Lửa có thể đốt cành khô của tôi và nhiều cây cỏ thành tro giúp đất
màu mỡ.
– Đúng, tôi có thể làm những việc như cây nói. Nhưng gió sẽ dập tắt tôi nếu tôi thiêu đốt lung tung. Gió mới tài giỏi! – Lửa giãi bày.
Gió rì rào xác nhận
– Tôi có thể thổi bùng hoặc dập tắt lửa. Nhưng các bạn xem kia, nàng cỏ bé nhỏ hiên ngang trong gió bão, xanh tươi quanh năm, lại còn trổ những bông hoa xinh xắn nữa chứ. Cỏ mới xứng đáng là người tài giỏi nhất.
Cỏ dịu dàng xua tay và nói:
– Bác cừu mới là tài giỏi nhất...
Cỏ nói chưa hết câu, cừu đã kêu to:
- Không phải đâu! Người biết thuần dưỡng gà, cừu cùng những con vật khác. Họ có thể làm mưa, làm tan băng, trồng cây, trồng cỏ, tạo ra lửa. Họ biết nhờ gió đẩy thuyền, biết làm nhiều vật dụng,... Tài giỏi nhất trên đời chính là con người!
Phỏng theo Truyện dân gian Kiếc-gi-xtan
Mỗi nhân vật trong truyện cho rằng ai tài giỏi? Vì sao?
Văn bản: Trống đồng Đông Sơn
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh toả ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc....
Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên. Con người lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn. Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,... Đó là con người thuần hậu, hiền hoà, mang tính nhân bản sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,... Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.
Theo Nguyễn Văn Huyện
Những chi tiết nào cho thấy trống đồng Đông Sơn đa dạng?
Văn bản: Mạc Đĩnh Chi
Nhà họ Mạc ở Lũng Động sinh được một người con trai, đặt tên là Mạc Đĩnh Chi. Cậu bé càng lớn càng thông minh, lại rất chăm chỉ học hành và có tài ứng đối mau lẹ.
Năm đó, Mạc Đĩnh Chi về kinh dự thi và đỗ đầu. Khi vào chầu, vua thấy dung mạo của ông không đẹp nên muốn thử tài một lần nữa. Nhà vua ướm hỏi ông về những điều cần có của một người thi đỗ. Mạc Đĩnh Chi tâu vua xin được trả lời bằng giấy bút. Giây lát sau, ông dâng vua một bài phú có nhan đề “Bông sen trong giếng ngọc” để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình.
Chữ Mạc Đĩnh Chi rất đẹp, bài phú lại hay, phô bày vẻ đẹp, hương thơm của bông sen trong giếng nước. Nhờ bông hoa mà giếng trở thành giếng quý.
Xem xong bài phú, vua Trần Anh Tông quyết định chọn Mạc Đĩnh Chi làm trạng nguyên của khoa thi ấy.
Với lòng yêu nước, thương dân, Mạc Đĩnh Chi đã làm được nhiều việc lớn cho đất nước.
Theo Truyện danh nhân Việt Nam
Cậu bé Mạc Đĩnh Chi có những phẩm chất gì?