Danh sách câu hỏi

Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
Văn bản: Cuộc phiêu lưu của bồ công anh (SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Chân trời sáng tạo Bài 1 trang 8) Một cơn gió ào tới, thổi tung những cánh hoa bồ công anh bay xao xác. – Tạm biệt mẹ! – Những cánh hoa bồ công anh vẫy đôi tay bé xíu. – Chúng con đi đây! Chúng bay bay trên cánh đồng. Rồi mỗi cánh hoa đều tìm thấy một nơi để dừng chân. Riêng cánh hoa bồ công anh út vẫn mải lang thang cùng chị gió. Có khi bồ công anh út bay tung lên cao. Có khi nó sà xuống mặt ao soi mình dưới nước. Nó nhẩn nha bay trên cánh đồng, ngắm nhìn muôn loài hoa đang khoe sắc. Thoảng đâu đó, bỗng có tiếng mẹ dịu dàng: “Cẩn thận nha út...”. Bồ công anh thì thầm: “Đừng lo, mẹ ơi!”. Bồ công anh tiếp tục bay. Và kìa, trước mắt nó là cánh đồng thênh thang, nơi những bông hoa cỏ mật toả hương ngào ngạt, nơi những bông hoa vàng li ti trải thảm đón chào, nơi những chú dể gảy lên khúc ca đồng quê rộn rã,... Bồ công anh muốn hét vang lên: “Con đã tìm thấy một nơi cho riêng mình, mẹ ơi, các anh chị ơi!”. Bồ công anh út đáp xuống mặt đất ấm áp và đầy hương thơm. Những chú dế tưng bừng gảy lên khúc ca hiếu khách. Và những đoá hoa đủ màu khẽ nghiêng mình để chắt lấy từng giọt sương đêm còn đọng trên cánh, dành riêng cho bồ công anh. Từng giọt sương trong vắt, mát lạnh và ngọt lành thấm vào thân mình bồ công anh. Bồ công anh bé nhỏ khẽ rùng mình... Kìa, lớp áo dày của nó nứt ra và một chiếc mầm bé xíu nẩy lên, xanh nõn... Trương Huỳnh Như Trân Những cánh hoa bồ công anh làm gì khi một cơn gió thổi ào tới?
Đọc bài và thực hiện yêu cầu: BẠN NHỎ TRONG RỪNG Lớn địa chất của bố tôi ở trong rừng cây sau sau. Trong hốc một cây sau sau cách lớn không xa, có một cái tổ sóc. Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào. Một hôm, khi tìm quả cầu giấy đá rơi vào chỗ gốc cây sau sau, tôi phát hiện ra ở gốc cây có một lỗ hủm, lá khô và rác che phủ bên ngoài. Tôi kéo mở cỏ rác ra thì thấy rơi vãi những hạt dẻ và quả gắm già, cả mấy quả trám khô và ít hạt ngô nữa. Tôi cho là tổ của một loài gì đấy và cũng không để ý đến nữa. Những ngày nắng ấm chẳng kéo dài được lâu. Một đợt rét mới lại xô đến. Hai ngày liền, khu rừng vắng bóng chú sóc. Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra. Chú leo xuống chỗ cái hủm ở gốc cây, bởi bởi, cào cào, chạy ra chạy vào một lúc rồi leo lên chạc cây, đôi mắt ngơ ngác nhìn về phía chúng tôi như có ý hỏi xem có phải chúng tôi đã đụng đến cái hủm ở gốc cây kia không? Tôi chợt hiểu: thì ra cái hủm đó chính là kho dự trữ thức ăn của chú. Thế mà tôi đã phá mất cái kho ấy! Lòng tôi bỗng dâng lên một niềm hối hận. Tôi vào rừng nhặt ít quả trám rụng và kiếm thêm một nắm ngô. Tôi bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm, một nửa trải ra quanh gốc cây cho chú sóc dễ nhận thấy. Tôi lánh mặt đến gần tối mới đến gốc cây sau sau. Một số quả trám và nhiều hạt ngô không còn đấy nữa. Tôi đoán chủ bạn nhỏ trên cây đã không từ chối món quà, cũng là lời xin lỗi của tôi. - Toóc! Toóc! Toóc! Kìa! Sóc bụng đỏ đã ra kia rồi! Chào chú! Theo Ngô Quân Miện. Đánh dấu V vào ô trống trước ý trả lời đúng. a. Chú sóc bụng đỏ sống ở đâu?   Ở trong cái lớn địa chất.   Ở cái tổ nằm trong gốc cây.   Ở lỗ hủm dưới gốc cây   Ở sau cái lán địa chất b. Bạn nhỏ đã thấy gì ở trong lỗ hủm dưới gốc cây?   Lá khô và rác.   Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và ngô.   Hạt dẻ, quả gắm già, trám khô và rác.   Mấy hạt ngô và quả gắm. c. Chi tiết chú sóc dự trữ thức ăn trong hủm cây nói lên điều gì?   Chú rất chăm chỉ.   Chủ rất biết lo xa.   Chú rất sợ trời lạnh.   Chú rất thích thời tiết ấm áp. d. Hối hận vì hiểu ra chính mình đã phá mất cái kho dự trữ thức ăn của sóc, bạn nhỏ đã làm gì?   Vào rừng nhặt trám rụng và một nắm ngô.   Lấy lá khô và rác rải vào cái hủm.   Bỏ ngô và trám vào cái hủm.   Bỏ một nửa ngô và trám vào cái hủm và trải một nửa quanh gốc cây. e. Trong câu "Ở đấy có một chú sóc bụng đỏ ngày ngày ra vào.", tác giả sử dụng cách nhân hoá nào?   Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả đặc điểm của người để tả vật.   Sử dụng từ ngữ vốn dùng tả hoạt động của người để tả vật.   Cho vật tự xưng hoặc trò chuyện, tâm tình với vật như với người.   Sử dụng từ ngữ vốn dùng gọi người để gọi vật.   g. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong câu "Trưa hôm thứ ba, trời hơi ấm, chú sóc bụng đỏ bò ra."?   ấm nóng   ấm áp   đầm ấm   ấm hơn Viết câu trả lời vào chỗ trống. h. Em thích nhất chi tiết nào trong bài? Vì sao? ……………………………………………………………………………………… i. Theo em, vì sao món quà cho chú sóc cũng là lời xin lỗi của bạn nhỏ? ……………………………………………………………………………………… k. Qua bài đọc, em có suy nghĩ gì về việc bảo vệ rừng? ……………………………………………………………………………………… l. Đặt câu nói về một sự việc được kể trong bài, trong đó có sử dụng trạng ngữ. ………………………………………………………………………………………