Danh sách câu hỏi
Có 6,056 câu hỏi trên 122 trang
Văn bản: Độc đáo Tháp Chăm
Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai là một trong những công trình kiến trúc, nghệ thuật, điêu khắc độc đáo của người Chăm, nằm ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Quần thể gồm ba ngôi tháp, nổi bật bởi màu gạch nung đỏ sẫm. Tháp Cổng là hai cửa thông nhau theo trục đông – tây, được chạm trổ những hoa văn hết sức tỉ mỉ. Tháp Lửa nằm ở phía nam, có kiến trúc đặc trưng của những ngôi nhà truyền thống của người Chăm với hai mái cong cong hình chiếc thuyền. Tháp Chính nằm sâu bên trong, cao hơn 20 mét, thiết kế nhiều tầng, các góc được gắn tượng đá thú và biểu tượng lửa.
Cứ đến tháng Bảy, người dân nơi đây lại nô nức chuẩn bị lễ hội Ka-tê. Trong ba ngày diễn ra lễ hội, du khách đến thăm Tháp Chăm được thưởng thức những điệu múa quạt, vũ điệu Si-va của các cô gái và rất nhiều hoạt động truyền thống khác.
Mai Hân
Tháp Chăm Pô Klông Ga-rai nằm ở đâu?
Văn bản: Sự tích bánh chưng, bánh giầy
Sau khi dẹp được giặc Ân, Hùng Vương thứ sáu có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu xuân, vua cho họp các hoàng tử lại và bảo:
– Trong các con, ai tìm được món ăn ngon nhất, có ý nghĩa nhất để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên, thì ta sẽ truyền ngôi cho.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên vua cha. Riêng người con trai thứ mười tám của Hùng Vương là Lang Liêu, vì mẹ mất sớm, không có người chỉ dạy nên rất lo lắng, không biết chọn món gì. Một hôm, Lang Liêu nằm mơ gặp được một vị thần. Thần nói với chàng:
– Trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Rồi lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình cha mẹ sinh thành.
Tỉnh dậy, Lang Liêu vô cùng mừng rỡ. Chàng chọn gạo nếp thật ngon làm bánh vuông để tượng hình Đất, lấy lá xanh bọc ở ngoài và đặt nhân ở trong ruột bánh. Sau đó, chàng đem nấu chín và đặt tên là bánh chưng. Chàng lại giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử nô nức đem món ngon đến. Riêng Lang Liêu chỉ có bánh chưng và bánh giầy. Sau khi đi một vòng, vua cha dừng lại rất lâu trước mâm bánh của Lang Liêu, nghe chàng kể lại chuyện thần báo mộng và giải thích ý nghĩa của hai món bánh. Vua nếm thử, thấy bánh ngon, lại có ý nghĩa nên quyết định truyền ngôi lại cho Lang Liêu.
Kể từ đó, mỗi khi đến tết Nguyên đán, người dân đều làm bánh chưng và bánh giầy để dâng cúng Trời Đất, tổ tiên.
Theo Kho tàng truyện dân gian Việt Nam
Hùng Vương thứ sáu làm cách nào để chọn người nối ngôi
Thay... trong đoạn văn sau bằng một từ ngữ phù hợp trong ngoặc đơn:
Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời ... (xanh thẳm, xanh biếc), biển cũng thẳm xanh như dâng cao lên, chắc nịch. Trời ... (thả, rải) mây trắng nhạt, biển ... (mơ mộng, mơ màng) dịu hơi sương. Trời ... (u ám, âm u) mây mưa, biển (xám xịt, xam xám) nặng nề. Trời ... (ầm ĩ, ầm ầm) dông gió, biển đục ngầu, giận dữ...
Theo Vũ Tú Nam
Văn bản: Mùa hoa phố Hội
Nhè nhẹ rót vào tôi bản nhạc buổi ban mai hồng trên từng tia nắng. Xoè bàn tay và đếm từng ngụm nắng trên tay, nhận ra nắng xuyên qua những mùa hoa dọc dài trên phố. Mỗi ô cửa, mỗi hiện nhà, mỗi góc phố, người phố Hội đã chắt chiu và chăm trồng những loại cây hoa mà họ yêu quý nhất.
Trên nền tường vàng hay mái ngói thâm nâu, hoa lá đem lại nét sinh động cho không gian phố cổ. Giữa hương hoa, mùi nắng ngọt và vị hanh hao của gió biển, một Hội An cứ thế thấm vào tôi, thẳm sâu và diệu vợi. Tôi thường dạo bước trên phố và thử nhớ xem có bao nhiêu mảng màu được tạo nên từ lá và hoa trên các khung cửa. Có ô của chủ nhân treo mấy chậu hoa ngũ sắc hay các giỏ hoa dạ yến thảo. Có nhà làm giàn hoa sử quân tử. Có cả nhà phủ kín những chùm hoa giấy bung nở đủ màu…
Còn trên đường, thấp thoáng trong mắt du khách là phượng vàng, phượng đỏ. Ngày nắng, bóng các giàn hoa đổ nghiêng trên nền tường màu vàng nghệ. Ngày mưa, nước làm lá ngời xanh trên các góc phố hiền từ...
Tất cả đã hun đúc nên cho phố Hội một nét duyên thầm, khiến bước chân du khách dù còn đang ở Hội An đã nôn nao nhớ.
Theo Nguyễn Thị Anh Đào
Mỗi ô cửa, mỗi hiên nhà, mỗi góc phố ở phố Hội có gì đặc biệt