Danh sách câu hỏi
Có 1,917 câu hỏi trên 39 trang
Nhiều gia đình mắc bóng đèn để có thể bật, tắt từ hai công tắc khác nhau. Để làm điều này người ta dùng hai công tắc đảo chiều có ba cực A, B, C mắc theo sơ đồ như trong Hình 4.1a.
Công tắc đảo chiều hoạt động như sau:
Nếu cực A đang nối với cực B thì khi bật công tắc, A được ngắt khỏi B và đảo sang nối với C. Khi bật ngược lại, A ngắt khỏi C và nối lại với B.
Hãy cho biết khi nào thì đèn được bật sáng, khi nào đèn tắt.
Người ta có thể dùng một rơ le để đảo chiều công tắc. Dùng loại công tắc thường đóng ở cực B, bình thường khi rơ le không được cấp điện thì công tắc sẽ nối A với B, còn khi rơ le được cấp điện, rơ le sẽ hút để công tắc nối A với C. Nếu quy ước trạng thái công tắc được cấp điện (để nối A với C) là 1, không được cấp điện (để nối A với B) là 0, trạng thái có điện qua đèn là 1 và không có điện qua đèn là 0 thì trạng thái của đèn là kết quả của phép toán lôgic nào đối với các trạng thái của hai công tắc K1 và K2?
Trải nghiệm phím tắt. Phím tắt là cách thực hiện một số chức năng bằng cách nhấn một tổ hợp phím mà không cần phải rời tay khỏi bàn phím để điều khiển chuột nhanh chóng hơn tuy không trực quan. Phím tắt thường gồm một số phím điều khiển như Tab, Shift, Ctrl, Fn, Windows, Alt,...và có một số phím chữ hay phím chức năng F1, F2,... Ví dụ: Khi soạn thảo văn bản, ta thường dùng Ctrl+C, Ctrl+X, Ctrl+V, Ctrl++,... để thực hiện nhanh một số thao tác như sao chép, cắt, dán, định dạng chỉ số dưới,... Hệ điều hành cũng hỗ trợ nhiều phím tắt. Hãy tra cứu trên Internet để biết một số phím tắt dùng để thao tác đối với tệp và thư mục của hệ điều hành.
Một tệp hay thư mục được xác định bởi một đường dẫn, mang thông tin về vị trí của tập hay thư mục trên đĩa, được hệ điều hành sử dụng để truy cập. Đường dẫn đầy đủ bắt đầu từ ổ đĩa, theo các thư mục để đến tập hoặc thư mục con. Ví dụ: C:\tailieu\baihoc\tinhoc\baitap.docx là đường dẫn của tập baitap được tạo bằng phần mềm Word, nằm trong thư mục con “tinhoc” của thư mục “baihoc”, thư mục “baihoc" là thư mục con của thư mục “tailieu” trên thư mục gốc của ổ đĩa C.
Trong giao diện đồ hoạ của hệ điều hành, khi mở các thư mục, ta sẽ thấy biểu tượng của các tệp, thư mục. Thư mục thường chứa các biểu tượng của tệp, thư mục con nhưng cũng có thể chứa các biểu tượng tắt (shortcut) chỉ có thông tin đường dẫn đến thư mục, tệp ở vị trí khác.
Trong Windows, biểu tượng tắt thường có mũi tên nhỏ ở góc dưới bên trái. Trong hệ điều hành iOS của Mac, LINUX hay điện thoại di động PHẦN MỀM không có dấu hiệu để phân biệt biểu tượng tắt. Các hệ điều hành đều cho phép đặt biểu tượng tắt ở thanh công việc, màn hình nền hay các vị trí khác với mục đích truy cập nhanh mà không cần phải mở thư mục chứa đối tượng.
Hãy tìm hiểu cách tạo và tạo các biểu tượng tắt để tiện truy cập tới các tệp và thư mục trên máy tính em đang sử dụng.
Hãy tạo cây thư mục trên máy tính cá nhân (hoặc điện thoại thông minh, máy tính bảng) mà em dùng, bắt đầu từ thư mục “Tài liệu” trong một thư mục nào đó, trong thư mục “Tài liệu” có các thư mục con “Các bài học”, “Nhạc và video”. Trong thư mục con “Các bài học” có một số thư mục như “Toán”, “Tin học”, “Vật lí”,... sau đó tạo ra một số tập và thực hiện việc sao chép tệp giữa các thư mục, đổi tên tệp, xoá tệp,...
Máy tính đã trải qua một vài thế hệ, thế hệ thứ nhất gồm các máy tính sử dụng công nghệ đèn điện tử. Máy tính thế hệ thứ nhất còn rất thô sơ và không có hệ điều hành. Máy tính thế hệ thứ hai, dùng công nghệ bóng bán dẫn, bắt đầu có hệ điều hành. Hệ điều hành ở thế hệ thứ hai còn khá thỗ sơ, chủ yếu để quản lí hàng đợi công việc xử lí trên máy tính để loại trừ thời gian chết do thao tác bằng tay khi chuyển từ công việc này sang công việc kia. Chỉ từ thế hệ máy tính thứ ba, hệ điều hành mới có những tính năng quan trọng, mang lại hiệu quả cao và được dùng rộng rãi trong các hệ điều hành sau này như đa chương trình (multi–program), phân chia thời gian (time–sharing), đa nhiệm (multi—task), đa người dùng (multi—user), bộ nhớ ảo (virtual—memory). Em hãy tìm thông tin trên Internet để hiểu thêm về các tính năng này.
Để hiểu rõ hơn về danh sách liên kết và các thao tác trên danh sách liên kết, Tí thực hiện các thao tác thuộc hai loại sau:
Loại 1: “Quay” k lần: tức là Tí sẽ lấy phần tử đầu tiên của danh sách liên kết và chèn nó vào sau phần tử cuối cùng, thực hiện k lần như vậy.
Loại 2: Đảo ngược danh sách liên kết.
Sau nhiều giờ lập trình, Ti tiến hành kiểm thử, tuy nhiên lại không tự tin vào kết quả của mình. Tí nhờ bạn code để đối chiếu kết quả.
Biết rằng Tí đã cài sẵn danh sách liên kết trong một mô đun và import nó vào trong chương trình. Danh sách liên kết này đảm bảo hoạt động chính xác. Tí cũng code sẵn phần xử lí nhập vào, in ra dữ liệu. Hãy hoàn thiện hai hàm rotate (quay mảng) và reverseList(đảo ngược).
Cấu trúc nút được định nghĩa như sau:
class Node:
def
init self.data self.next
(self, data):
= data
Giả sử có một biến tên node thuộc kiểu Node tượng trưng cho một nút trong danh sách liên kết. Để lấy nút tiếp theo, ta viết node.next; để lấy ra giá trị, ta viết node.data. Để tạo ra một nút mới có giá trị là value, ta viết
node = Node(value).
Hai hàm cần cài đặt được cung cấp tham số head: nút trỏ tới đầu của danh sách liên kết. Hàm trả về biến kiểu Node, trỏ tới phần tử đầu tiên của danh sách liên kết mới được thay đổi sau các truy ván.
Cụ thể hơn, các hàm này được định nghĩa như sau:
def rotate (head, k) -> Node: # Hoàn thiện phần thân hàm
def reverseList (head) -> Node: # Hoàn thiện phần thân hàm